ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 07:11:03
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Kiện toàn từ hạ tầng đến ý thức người dân

Báo Cà Mau (CMO) Những ngày qua, triều cường lại tiếp tục tăng và duy trì ở mức cao, gây ra tình trạng ngập cục bộ ở vùng trũng thấp ven sông và trên một số tuyến đường. Tuy nhiên, nhờ có sự cảnh báo sớm và chủ động nên mức độ thiệt hại không đáng kể.

Đỉnh triều tại một số khu vực đo được ở mức 2,3 m và duy trì trong nhiều ngày. Triều cường đã gây ra ngập cục bộ tại một số tuyến đường cũng như tràn vào một số khu vực nuôi thuỷ sản của người dân. Tuy chưa có thống kê cụ thể nhưng theo ghi nhận thì mức độ thiệt hại không đáng kể.

Ông Trần Quốc Toàn, Khóm 5, thị trấn Ðầm Dơi, huyện Ðầm Dơi, cho biết, tuy mực nước có tràn vào vuông tôm nhưng gia đình đã kịp thời gia cố và không có thiệt hại. “Ðây là công việc gần như thường xuyên trong nhiều năm qua nên không có gì bất ngờ. Bà con nơi đây năm nào cũng vậy, cứ bước qua tháng 10 âm lịch là có sự đề phòng”, anh Toàn bộc bạch.

Câu chuyện triều cường dâng cao đã quá quen thuộc với người dân trên địa bàn tỉnh, nhất là khu vực ven biển. Tuy nhiên, ông Tô Quốc Nam, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), cảnh báo, triều cường cũng đang có những diễn biến bất thường theo xu thế năm sau cao hơn năm trước. Do đó, các địa phương và người dân không được chủ quan mà phải chủ động ứng phó sớm nhất có thể. “Hiện nay, sở đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trong việc vận hành hệ thống cống tuỳ theo từng điều kiện thời tiết để vừa đảm bảo chống ngập, vừa phục vụ tốt cho sản xuất của người dân”, ông Nam thông tin.

Ðường Ðề Thám, Phường 2, TP Cà Mau, thường xuyên bị ngập khi triều cường hoặc mưa lớn.

Ðể chủ động ứng phó với đợt triều cường được dự báo tiếp tục tăng cao từ nay đến cuối năm, Chủ tịch UBND tỉnh đã có công văn chỉ đạo. Theo đó, yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, TP Cà Mau theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo, cảnh báo về triều cường, kịp thời thông báo cho người dân biết để chủ động ứng phó; tuyên truyền, hướng dẫn, khuyến cáo các biện pháp phòng tránh ngập gây thiệt hại tài sản, tài liệu của cơ quan, đơn vị, người dân; vận động người dân tích cực khơi thông cống, rãnh thoát nước, thu gom rác thải, vệ sinh môi trường ngay sau khi triều cường rút.

Ðặc biệt, Sở NN&PTNT (Cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh) thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện, chỉ đạo xử lý, gia cố các vị trí sạt lở, có nguy cơ sạt lở đất, các đoạn đê, lộ thấp để phòng tránh thiệt hại; tăng cường hướng dẫn người dân gia cố bờ bao, chống tràn, tránh thất thoát thuỷ sản nuôi, hoa màu, bảo vệ sản xuất...

Nhờ sự chủ động sớm nên mức độ thiệt hại về tài sản trong đợt triều cường vừa qua không đáng kể. Tuy nhiên, có một thiệt hại rất dễ nhận thấy, đến nay vẫn chưa thể thống kê là tình trạng nhiều tuyến đường trên địa bàn TP Cà Mau bị ngập cục bộ trong nhiều ngày. Tiêu biểu có thể kể đến như một đoạn của đường Phan Ngọc Hiển, đường Ðề Thám và một số tuyến đường khác. Ðường nhựa mà bị ngập trong nước thì thiệt hại là điều không thể tránh khỏi.

Ðể xử lý các tuyến đường bị ngập, hư hỏng, mới đây Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã ban hành công văn yêu cầu Sở Giao thông vận tải tiếp tục phối hợp với UBND các huyện, TP Cà Mau và các đơn vị có liên quan khẩn trương rà soát, thống kê, kịp thời khắc phục các tuyến đường bị ngập, sạt lở, sụt lún, hư hỏng mới phát sinh, đảm bảo an toàn trong lưu thông. Ðồng thời, Giám đốc Sở Xây dựng khẩn trương chỉ đạo biên soạn, ban hành tài liệu hướng dẫn thực hiện các tiêu chí đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng công trình, nhà ở trên địa bàn tỉnh.

Ðặc điểm địa hình Cà Mau có nhiều sông rạch, lại thấp, bằng phẳng, cao độ trung bình từ 0,5-1,5 m so với mực nước biển. Hệ thống đê bao chưa được đầu tư hoàn chỉnh, hiện tại toàn tỉnh có 93 tuyến đê bao, bờ bao được xây dựng với tổng chiều dài 714,5 km; trong đó, đủ khả năng chống tràn triệt để chỉ khoảng 373 km, còn lại là chống tràn thời vụ (trong khi triều cường luôn có chiều hướng tăng cao). Mực nước lịch sử theo ghi nhận thực tế tại các trạm đo Sông Ðốc đã từng xuất hiện đến mức 1,25 m, tức vượt báo động III là 0,30 m; trạm Cà Mau ghi nhận 1,13 m, vượt báo động III  là 0,28 m và trạm Năm Căn ghi nhận 1,80 m, vượt báo động III là 0,20 m. Tình trạng ngập lụt trên địa bàn tỉnh xác định có khả năng cao nhất ở cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.

Do giáp biển Ðông và biển Tây, nên tình hình nước biển dâng do ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới và gió mạnh trên biển diễn ra không thường xuyên. Thực tế, nhiều năm qua, trên địa bàn tỉnh xảy ra nhiều đợt ngập lụt kéo dài do ảnh hưởng của hoàn lưu các cơn bão gây mưa lớn kết hợp với triều cường dâng cao làm thiệt hại hàng ngàn héc-ta lúa, hoa màu, diện tích nuôi thuỷ sản. Trong khu vực đô thị, đường giao thông bị ngập sâu thời gian dài dẫn đến hư hỏng, nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông. Do đó, để giảm đến mức thấp nhất thiệt hại của thiên tai, bên cạnh kiện toàn hệ thống công trình thì việc nâng cao ý thức, giải pháp ứng phó với từng loại hình thiên tai là vô cùng quan trọng./.

 

Nguyễn Phú

 

4 tại chỗ, sát thực tế

Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết, những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình hình thời tiết diễn biến bất thường, không tuân theo quy luật; áp thấp nhiệt đới, bão và các hiện tượng dông, lốc xoáy, sét, mưa lớn kéo dài, triều cường, sạt lở đất ven sông... xảy ra nhiều hơn và phạm vi ảnh hưởng ngày càng lớn hơn, nguy hiểm hơn. Ðể chủ động ứng phó với bão mạnh, siêu bão, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh vừa xây dựng phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Toàn xã hội cùng phòng chống thiên tai

Bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển; bão mạnh, siêu bão; mưa lớn, lốc, sét, ngập lụt, nước dâng; sạt lở, sụt lún đất; hạn hán; xâm nhập mặn vùng ngọt... những loại hình thiên tai này không còn quá xa lạ với người dân trên địa bàn tỉnh. Theo đó, nhiều chương trình, đề án, dự án liên quan đến phòng, chống thiên đã được triển khai nhằm phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

Nơm nớp mùa sạt lở

Khi những cơn mưa nặng hạt bắt đầu trút xuống thì các hộ dân sinh sống ven biển, cửa biển huyện Ngọc Hiển lại nơm nớp lo sợ tình trạng sạt lở đất xảy ra.

Chủ động trước sạt lở

Hiện nay, tình hình sạt lở đất trên địa bàn huyện Năm Căn diễn biến hết sức phức tạp. Ðiều đáng lo là hầu hết các vụ sạt lở thường xảy ra vào ban đêm và không phát hiện hiện tượng rạn nứt đất trước đó, nếu không có ý thức cảnh giác và phát hiện kịp thời thì hậu quả sẽ khó lường.

Tập trung nguồn lực, tái thiết sau thiên tai

Trong bối cảnh thiên tai xảy ra với tần suất cao, cường độ mạnh và diễn biến khó lường thì việc tổn thất tài sản, thậm chí tính mạng con người là điều gần như khó tránh khỏi. Theo đó, vấn đề đặt ra là việc tập trung nguồn lực để khắc phục hậu quả, phục hồi, tái thiết sau thiên tai nhằm giúp người dân sớm có cuộc sống ổn định.

Chủ động trước mùa mưa bão

Những năm gần đây, hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai xuất hiện dị thường, không theo quy luật, gây thiệt hại về người và tài sản. Trước tình hình đó, huyện Thới Bình tăng cường và chủ động trước mọi tình huống, vận động người dân phòng chống, ngăn ngừa, nhằm giảm thiệt hại do thiên tai gây ra.

Xây dựng cộng đồng an toàn trước thiên tai

Cùng chủ động, trách nhiệm tham gia phòng, chống thiên tai được xem là biện pháp tốt nhất để giảm nhẹ mức độ thiệt hại khi có thiên tai xảy ra, nhất là trong xu thế biến đổi khí hậu đang tác động nhanh, mạnh, khiến các hiện tượng thời tiết, thiên tai ngày càng khốc liệt, dị thường. Chính vì vậy, việc xây dựng cộng đồng an toàn trước thiên tai càng trở nên cấp bách.

Ðề phòng thiên tai mùa mưa bão

Theo số liệu thống kê của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Cái Nước, mùa mưa bão năm 2023, trên địa bàn huyện có 109 căn nhà bị thiệt hại do mưa dông, lốc xoáy; trong đó có 14 căn nhà bị sập hoàn toàn, ước tổng thiệt hại tài sản gần 800 triệu đồng. Phần lớn số nhà bị sập và tốc mái chủ yếu xảy ra ở thời điểm những tháng đầu mùa mưa.

Còn nhiều đoạn sạt lở chưa được khắc phục

Thời gian qua, do ảnh hưởng của hạn hán nên nhiều tuyến đường trên địa bàn huyện U Minh bị sụt lún, sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau khi sự cố xảy ra, chính quyền địa phương đã ra sức khắc phục, tuy nhiên, đến nay, nhiều đoạn vẫn chưa khắc phục được, do chưa có kinh phí. Hiện nay, các địa phương trên địa bàn huyện đang ra sức huy động nguồn lực để triển khai khắc phục, nhằm giải quyết tốt nhu cầu đi lại của người dân.

Hoàn thiện hạ tầng, an toàn hơn trước thiên tai

Dưới tác động của biến đổi khí hậu (BÐKH), tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh những năm gần đây ngày càng phức tạp, khó lường. Bão, mưa lớn, triều cường, ngập lụt... đang gia tăng về cường độ, tần suất; xuất hiện ngày một nhiều hơn các đợt thiên tai cực đoan không theo quy luật. Thực tế này đòi hỏi hạ tầng phòng, chống thiên tai (PCTT) cần được đầu tư hoàn thiện và đồng bộ hơn.