ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 18-7-25 03:59:45
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ký ức đẹp khó phai mờ

Báo Cà Mau Ngày 1/1/2004, khi huyện Ngọc Hiển chính thức đi vào hoạt động, Ðài Truyền thanh huyện bắt đầu sứ mệnh thông tin, tuyên truyền đến người dân. Hệ thống truyền thanh hữu tuyến cơ sở ban đầu còn thô sơ, cơ sở vật chất kỹ thuật thiếu thốn trăm bề.

Những người làm truyền thanh lúc bấy giờ chỉ có thể tiếp sóng hai buổi mỗi ngày, muốn phát chương trình của huyện, phải thu âm bằng băng cassette, công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên nhẫn và lòng yêu nghề.

"Ngày ấy, thu chương trình truyền thanh bằng băng cassette, chỉ cần một lỗi nhỏ là phải thu lại từ đầu cả chương trình. Nhiều khi đang thu, cúp điện, thế là công cốc", ông Phan Công Trạng, nguyên kỹ thuật viên của đài, nhớ lại.

Không chỉ khó khăn về kỹ thuật, việc đi lại tác nghiệp cũng vô cùng gian nan. Phương tiện chủ yếu là vỏ máy, một ngày chỉ làm được một hai đề tài, thời gian còn lại dành cho việc di chuyển.

"Ngày xưa đi lại khó khăn lắm, nhưng anh em vẫn nhiệt huyết, hoàn thành tốt nhiệm vụ", ông Nguyễn Văn Tấn, nguyên Phó đài Truyền thanh huyện Ngọc Hiển, chia sẻ.

Dù vất vả nhưng ngọn lửa đam mê trong tim những người làm truyền thanh địa phương vẫn cháy rực. Họ miệt mài với công việc, mang thông tin thiết yếu đến với người dân vùng biển. Những chương trình truyền thanh đầu tiên còn đơn giản, chủ yếu là các bản tin ngắn phản ánh hoạt động của lãnh đạo địa phương. Khi ấy, việc tìm kiếm một giọng đọc "nghe được" đã khó, việc đào tạo bài bản lại càng khó hơn.

Phát thanh viên đọc chương trình thời sự địa phương - Ðài Truyền thanh huyện Ngọc Hiển.

Phát thanh viên đọc chương trình thời sự địa phương - Ðài Truyền thanh huyện Ngọc Hiển.

"Ngày xưa chưa có Internet, truyền thanh là "ông vua" của thông tin cơ sở. Ði đến đâu, chúng tôi cũng được bà con đón tiếp nồng nhiệt", ông Tấn nói.

Âm thanh từ loa truyền thanh đã trở nên quen thuộc với người dân huyện Ngọc Hiển. "Cái này loa nói!", "Cán bộ trên loa nói đó!" - những câu truyền miệng đã trở thành một phần cuộc sống nơi đây.

Ông Ðoàn Thanh Chính, nguyên Giám đốc Ðài Truyền thanh huyện Ngọc Hiển, khẳng định: "Truyền thanh địa phương có vai trò quan trọng trong truyền tải thông tin đến người dân, đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, không chỉ cung cấp thông tin mà còn là cầu nối giữa chính quyền và người dân".

Ðối với người dân ven biển, tiếng loa truyền thanh không chỉ là nguồn thông tin, mà còn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Tiếng loa báo hiệu giờ đi biển, kết thúc buổi lao động, thông báo về thời tiết, cảnh báo thiên tai...

"Ngày xưa, mỗi khi nghe tiếng loa báo bão, cả nhà tôi chằng chống nhà cửa, dọn dẹp đồ đạc để ứng phó với thời tiết, nước dâng; nhà ở gần loa truyền thanh lợi ích lắm, nhờ vậy mà bà con hầu như nắm bắt tình hình rất nhanh", ông Châu Ðông Hải, Khóm 8, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, chia sẻ.

Tiếng loa như bạn đồng hành, giúp bà con sinh sống bằng nghề đánh bắt yên tâm hơn khi vươn khơi khai thác hải sản. Chiều tà, khi tàu cập bến, tiếng loa lại vang lên với bản tin thời sự, chương trình văn nghệ. Người dân quây quần bên nhau, cùng nghe tin tức, cùng hát theo những giai điệu quen thuộc.

"Tiếng loa như sợi dây kết nối cộng đồng, giúp chúng tôi cảm thấy gần gũi nhau hơn, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống", ông Trần Thanh Phong, người dân sinh sống ở Khóm I, thị trấn Rạch Gốc, chia sẻ.

Loa truyền thanh như bạn đồng hành với người dân ven biển.

Loa truyền thanh như bạn đồng hành với người dân ven biển.

Theo thời gian, Ðài Truyền thanh huyện Ngọc Hiển từng bước phát triển, được trang bị thêm máy móc hiện đại, đội ngũ làm truyền thanh được đào tạo bài bản hơn. Tuy nhiên, những thay đổi về mặt tổ chức, sáp nhập các cơ quan đã khiến họ không khỏi trăn trở về tương lai của nghề.

"Chúng tôi rất quý truyền thanh địa phương. Nhờ có truyền thanh, dân trí ở đây được nâng cao, đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được truyền tải kịp thời. Dù mạng xã hội phát triển nhưng truyền thanh vẫn rất cần thiết đối với người dân nông thôn", ông Văn Công Tỏ, ấp Kinh Ráng, xã Viên An Ðông, cho biết.

Dù trải qua nhiều thăng trầm nhưng tiếng loa truyền thanh vẫn vang vọng mỗi ngày, trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân huyện Ngọc Hiển. Những người làm truyền thanh địa phương vẫn trân quý cái nghề từng gắn bó, nhớ những ngày đầu gian khó, nhớ đồng nghiệp tận tâm, lãnh đạo trách nhiệm.

"Chúng tôi tin rằng, truyền thanh địa phương vẫn có vai trò quan trọng trong truyền tải thông tin đến người dân. Sứ mệnh truyền thanh có thể chuyển đổi từ hình thức này sang hình thức khác, việc đổi mới và tiếp cận thông tin có thể khác nhau, nhưng về vai trò, sứ mệnh, tôi tin rằng truyền thanh sẽ không mất đi mà sẽ cải tiến, nâng chất, để đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng địa phương. Người làm truyền thanh cơ sở không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng chương trình và tận dụng mạng xã hội để truyền tải thông tin đến người dân", ông Ðoàn Thanh Chính cho biết.

Cuộc sống ngày càng hiện đại, nhưng ký ức về tiếng loa truyền thanh vẫn sống động trong lòng người dân vùng ven biển. Ðó là kỷ niệm về một thời gian khó, về sự gắn bó giữa người dân và truyền thanh địa phương.

"Dù bây giờ có nhiều kênh thông tin khác, nhưng tôi vẫn thích nghe loa truyền thanh. Tiếng loa đã trở thành một phần ký ức của tôi, một phần cuộc sống ven biển này", ông Văn Công Tỏ nói.

Dù đi đâu, về đâu, tình yêu với nghề truyền thanh vẫn luôn cháy bỏng trong tim những người làm truyền thanh địa phương. Tiếng loa truyền thanh, biểu tượng của truyền thanh địa phương, sẽ mãi vang vọng trong ký ức người dân vùng biển Ngọc Hiển./.

 

Chí Hiểu

 

Những người bền bỉ "gieo chữ"

Không chỉ vững chuyên môn, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, cô Lê Thị Anh Thư và cô Lã Thị Thu Hương, giáo viên Trường Tiểu học Phan Ngọc Hiển (phường An Xuyên) còn là những tấm gương điển hình về lòng yêu nghề, sự tận tâm với học trò. Mới đây, cả hai vinh dự đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm 2025.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau triển khai thành công kỹ thuật đặt máy tạo nhịp tim

Sáng 16/7, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau đã tiếp nhận và triển khai thành công kỹ thuật “đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn” từ Bệnh viện Chợ Rẫy. Đây là một trong những kỹ thuật hiện đại, giúp người dân trong tỉnh được tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao ngay tại địa phương, giảm thiểu chi phí và thời gian di chuyển đến các bệnh viện tuyến trung ương.

Thăm hỏi, động viên gia đình hai thiếu niên tử vong do đuối nước

Lãnh đạo xã Trần Văn Thời cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra một vụ tai nạn đuối nước thương tâm khiến hai học sinh thiệt mạng.

Chăm lo nhà ở cho gia đình chính sách

Phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa”, những năm qua, việc chăm lo đời sống gia đình chính sách, người có công với cách mạng luôn được cấp uỷ, chính quyền xã Ninh Thạnh Lợi chú trọng thực hiện, nhất là công tác xây dựng và sửa chữa nhà ở cho gia đình chính sách, thân nhân liệt sĩ. Qua đó, đã kịp thời sẻ chia, tiếp thêm động lực cho các gia đình chính sách, người có công ổn định cuộc sống.

Tác hại của thuốc lá điện tử đến sức khoẻ

Khói thuốc lá chứa trên 4.000 hoá chất, trong đó có 43 hoá chất là nguyên nhân gây ung thư, nguy hiểm nhất là chất hắc ín, nicotine, chất gây nghiện… Ngoài ra, trong khói thuốc lá còn có nhiều chất kích thích khối u, kích thích gây viêm nhiễm đường hô hấp, gây tổn thương trong lòng mạch máu.

Tỉnh Cà Mau có Tạp chí Khoa học được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận tính điểm

Chiều 15/7, Trường Đại học Bạc Liêu tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập Tạp chí Khoa học Trường Đại học Bạc Liêu (tạp chí in và tạp chí điện tử) và bổ nhiệm Tổng Biên tập.

Cà Mau trên hành trình đô thị hoá

Qua hơn 2 năm thực hiện Chương trình số 27-CT/TU, ngày 20/7/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (Cà Mau cũ) về phát triển hệ thống đô thị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Chương trình 27) cho thấy sự chuyển biến tích cực. Các đô thị phát triển vươn tầm, mở rộng không gian, tiến đến hiện đại.

Tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh theo cha mẹ về Cà Mau công tác

Sau sáp nhập đơn vị hành chính, ngành giáo dục Cà Mau khẩn trương bố trí trường lớp cho hơn 450 học sinh theo cha mẹ từ tỉnh Bạc Liêu (cũ) chuyển về, với phương châm "vướng đâu gỡ đó", đảm bảo không để học sinh nào bị gián đoạn trước thềm năm học mới 2025-2026.

Tuổi trẻ Cà Mau xung kích vì mái ấm người nghèo

Sáng 14/7, Tỉnh đoàn Cà Mau đồng loạt phát động và ra quân Ngày cao điểm hướng ứng phong trào “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trong toàn tỉnh với các đội hình được thành lập, hoạt động từ ngày 13-24/7.

Tuổi trẻ Vĩnh Trạch chung tay “Xoá nhà tạm, nhà dột nát”

Sáng 14/7, trong khí thế sôi nổi của tuổi trẻ toàn tỉnh hưởng ứng “Ngày cao điểm hỗ trợ phong trào “Xoá nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn tỉnh Cà Mau”, Đoàn phường Vĩnh Trạch tổ chức lễ ra quân, thu hút sự tham gia của đông đảo cán bộ, đoàn viên, thanh niên.