ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 2-11-24 23:20:58
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Kỳ vọng lớn vào quy hoạch đô thị

Báo Cà Mau (CMO) Theo quy hoạch đô thị chung của cả nước, đến năm 2045 cả nước đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị hoá, phát triển đô thị bền vững theo mạng lưới, hình thành một số đô thị, chuỗi đô thị động lực thông minh kết nối với khu vực và thế giới.

Sẵn sàng cho xu thế chung, tỷ lệ đô thị hoá của tỉnh Cà Mau sẽ tăng mạnh trong thời gian tới nhờ các tác động từ nội lực của tỉnh như việc hình thành các khu kinh tế. Bên cạnh đó, các tác động từ hành lang kinh tế quốc tế, quốc gia như: trục đường Xuyên Á, trục hành lang ven biển Tây, tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, Quốc lộ 1, các khu vực kinh tế ven biển; cũng như sự hình thành và phát triển của vùng kinh tế trọng điểm vùng ÐBSCL cũng là các yếu tố then chốt thúc đẩy sự phát triển của tỉnh. Tỷ lệ đô thị hoá đến năm 2020 của tỉnh là 22,7%; phấn đấu đến năm 2030 là 50,56%.

Với tính năng động và kết nối liên thông bằng các tuyến giao thông: hàng hải, bộ, hàng không, nhiều năm qua TP Cà Mau không ngừng phát triển và đang hướng đến chuẩn đô thị loại I vào năm 2025.

Tương lai rộng mở

Theo chủ trương chung, quy hoạch đô thị giai đoạn mới của cả nước phải đảm bảo kết cấu hạ tầng của đô thị, nhất là hạ tầng kỹ thuật khung và hạ tầng xã hội thiết yếu được xây dựng và phát triển đồng bộ, hiện đại. Kinh tế khu vực đô thị tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững. Chất lượng sống tại đô thị ở mức cao, đáp ứng cơ bản nhu cầu về nhà ở và hạ tầng xã hội cho cư dân đô thị.

Phát triển kiến trúc đô thị hiện đại, xanh, thông minh, giàu bản sắc. Tỷ lệ đô thị hoá đến năm 2025 đạt tối thiểu 45%, đến năm 2030 đạt trên 50%. Ðến năm 2025, cả nước có khoảng 950-1.000 đô thị; đến năm 2030 có từ 1.000-1.200 đô thị; hình thành một số trung tâm đô thị cấp quốc gia, cấp vùng đạt các chỉ tiêu về y tế, giáo dục và đào tạo, văn hoá cấp đô thị tương đương mức bình quân của các đô thị thuộc nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN.

Nhìn lại công tác quy hoạch và phát triển đô thị khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) thời gian qua khá đồng bộ, kết cấu hạ tầng đô thị được quan tâm đầu tư, hoàn thiện. Tỷ lệ đô thị hoá toàn vùng đạt 32,5%. Ðến nay, toàn vùng ÐBSCL có 191 đô thị, gồm 3 đô thị loại I, 12 đô thị loại II, 10 đô thị loại III, 22 đô thị loại IV và 144 đô thị loại V. Trong đó, TP Cần Thơ là đô thị loại I trực thuộc Trung ương và 2 đô thị loại I trực thuộc tỉnh là TP Long Xuyên, tỉnh An Giang và TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

TP Cà Mau là 1 trong 12 đô thị loại II được xem là vùng kinh tế trọng điểm cùng với các thành phố cùng cấp như: Châu Ðốc, Rạch Giá, Phú Quốc, Bạc Liêu, Trà Vinh, Sa Ðéc, Cao Lãnh, Vị Thanh, Bến Tre, Tân An, Vĩnh Long, tạo thành chuỗi đô thị động lực, thúc đẩy phát triển toàn diện vùng ÐBSCL.

Chỉ tính riêng từ năm 2009, TP Cà Mau cùng với 5 thành phố: Cần Thơ, Rạch Giá, Trà Vinh, Cao Lãnh và Mỹ Tho tiến hành thực hiện Dự án nâng cấp đô thị vùng ÐBSCL do WB tài trợ với tổng nguồn vốn thực hiện cho cả 6 thành phố là 292 triệu USD.

Riêng Dự án nâng cấp đô thị vùng ÐBSCL, tiểu dự án TP Cà Mau là một trong những dự án có tác động sâu và rộng đến khu vực có thu nhập thấp, nâng cấp hạ tầng của các tuyến hẻm trên địa bàn TP Cà Mau. Dự án đã đầu tư, nâng cấp, mở rộng 205 tuyến đường, hẻm với chiều dài trên 52.000 m; đầu tư xây dựng mới gần 3.000 m đường và kè ven sông; xây dựng mới và nâng cấp, sửa chữa 14 điểm trường học; xây dựng mới 8 trụ sở sinh hoạt cộng đồng, 4 công viên cây xanh, 2 khu chợ, 5 điểm trung chuyển rác... Những kết quả này mang lại cho hơn 76.000 người nghèo ở đô thị TP Cà Mau được hưởng lợi trực tiếp và hơn 155.000 người hưởng lợi gián tiếp.

Bên cạnh đó, Cà Mau còn có 2 đô thị Sông Ðốc và Năm Căn hoà cùng mạng lưới đô thị loại IV toàn vùng tạo điểm nhấn liên kết các đô thị, thị trấn khác.

Thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời đang được đầu tư để nâng cấp lên thị xã, đây sẽ là một trong những đô thị biển sầm uất bậc nhất khu vực vùng ĐBSCL.

Những nền tảng mới

Theo định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050, tỷ lệ đô thị hoá của cả nước đến năm 2025 là 50%. Với xu thế chung này, tỷ lệ đô thị hoá của tỉnh Cà Mau sẽ tăng mạnh trong thời gian tới do các tác động từ nội lực của tỉnh như việc hình thành Khu kinh tế (KTT) Năm Căn, Khu công nghiệp Khánh An, Khu công nghiệp Khí - Ðiện - Ðạm, Khu công nghiệp Sông Ðốc, Khu công nghiệp Hoà Trung… Bên cạnh đó là việc thành lập thị xã Năm Căn và thị xã Sông Ðốc trong tương lai, các ngành thương mại - dịch vụ phục vụ khu kinh tế, các dịch vụ giáo dục - đào tạo, giải trí - du lịch cấp vùng tại các khu vực tiềm năng trong tỉnh.

Ngoài ra, tác động từ các hành lang kinh tế quốc tế, quốc gia như trục Xuyên Á, trục hành lang ven biển Tây, tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, Quốc lộ 1, các khu vực kinh tế ven biển; cũng như sự hình thành và phát triển của vùng kinh tế trọng điểm vùng ÐBSCL cũng là các yếu tố then chốt thúc đẩy sự phát triển cho tỉnh.

Dự báo về nhu cầu đất xây dựng đô thị ở Cà Mau đã được đề ra: Ðối với đô thị loại I đạt 80-150 m2/người; đô thị loại II, III đạt 120-180 m2/người; đô thị loại IV, V đạt 150-230 m2/người. Ðồng thời, tỉnh cũng dự báo quy mô đất xây dựng đô thị đến năm 2030 khoảng 13.000-14.000 ha.

Cà Mau dự báo quy mô đất xây dựng đô thị đến năm 2030 khoảng 13.000-14.000 ha.

Phương hướng phát triển mới cần phải đặt sự phát triển của vùng tỉnh Cà Mau trong bối cảnh phát triển quốc tế, vùng Vịnh Thái Lan, quốc gia, vùng ÐBSCL và các vùng kinh tế trọng điểm, để từ đó phát triển nhanh, bền vững, hài hoà về kinh tế, an sinh xã hội, an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường. Phát triển phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển các ngành, khai thác tiềm năng, lợi thế, tài nguyên đặc trưng cho phát triển từng tiểu vùng. Phát triển có trọng điểm, trọng tâm, theo chiến lược toàn diện và cân bằng.

Các mục tiêu chiến lược hướng tới tầm nhìn giai đoạn tiếp theo là: đẩy nhanh quá trình đô thị hoá. Xây dựng hệ thống đô thị trên toàn vùng, liên kết hỗ trợ giữa các vùng đô thị trong vùng tỉnh. Ðầu tư phát triển đô thị hạt nhân TP Cà Mau, đô thị Năm Căn, Sông Ðốc, là 3 đô thị động lực về kinh tế, phát triển đô thị của tỉnh. Phát huy vai trò vị thế TP Cà Mau, là hạt nhân của tiểu vùng phía Nam vùng ÐBSCL.

Trên cơ sở bối cảnh phát triển, tầm nhìn và các mục tiêu chiến lược phát triển vùng tỉnh Cà Mau theo các trục hành lang kinh tế đô thị kết nối với vùng biển Ðông - biển Tây, vùng ÐBSCL, vùng kinh tế trọng điểm...

Tiềm năng lớn với các tuyến đường trọng điểm đang dần hứa hẹn đưa Cà Mau tiến xa trong chuỗi phát triển, đó là: trục hành lang Quốc lộ 1 là trục hành lang kinh tế đô thị quốc gia đi xuyên qua trung tâm TP Cà Mau và về đến Năm Căn, kết nối một chuỗi đô thị của tỉnh, tạo khả năng kết nối với TP Bạc Liêu, TP Sóc Trăng cũng như các thành phố lớn trong vùng ÐBSCL; trục Quản Lộ - Phụng Hiệp là trục hành lang kinh tế - đô thị nối TP Cà Mau với TP Cần Thơ; trục hành lang kinh tế - đô thị Quốc lộ 63 nối TP Cà Mau với TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang và đi về cửa khẩu Xà Xía; trục hành lang kinh tế - đô thị biển phía Nam nối TP Cà Mau với TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.

Trong tương lai, tuyến hành lang ven biển Cà Mau - Kiên Giang kết nối sẽ là động lực liên kết các đô thị ven biển của 2 tỉnh, thúc đẩy phát triển kinh tế biển.

Ngoài ra, hành lang kinh tế biển, ven biển đang hứa hẹn nhiều khả năng kết nối với đường biển quốc tế và quốc gia (liên kết các khu kinh tế (KKT) biển thuộc vùng ÐBSCL như KKT Ðịnh An, KKT Gành  Hào, KKT Năm Căn, KKT đảo Phú Quốc, Côn Ðảo). Riêng hành lang kinh tế - đô thị nội vùng Cà Mau đã và đang hình thành, bao gồm: từ TP Cà Mau đi Sông Ðốc theo Quốc lộ 1, đường tỉnh 985, 985B; từ TP Cà Mau đi thị trấn Ðầm Dơi và kết nối với cảng Gành Hào, tỉnh Bạc Liêu. Bên cạnh đó là lợi thế từ trục hành lang kinh tế đường thuỷ quốc gia: hệ thống giao thông thuỷ như sông Gành Hào, sông Cửa Lớn, kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp, kênh Cà Mau - Bạc Liêu là các kênh thuộc hệ thống kênh quốc gia kết nối với các tiểu vùng của vùng ÐBSCL./.

 

Phong Phú

 

Những nữ đại biểu dân cử vì dân

Thực hiện chiến lược về bình đẳng giới và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan dân cử, những năm qua, tỉnh Cà Mau luôn tạo điều kiện thuận lợi để tăng tỷ lệ nữ và nâng cao chất lượng hoạt động của các nữ đại biểu HÐND các cấp, qua đó giúp phụ nữ khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình trong xã hội.

“Không gian văn hoá Hồ Chí Minh” trong trường học

Nằm trong khuôn viên của Trường THCS Phan Ngọc Hiển, Khóm 4, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, “Không gian văn hoá Hồ Chí Minh” vừa được Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Năm Căn phối hợp với các đơn vị thực hiện và xây dựng. Ðây là mô hình đầu tiên được triển khai trong khuôn viên trường học trên địa bàn tỉnh.

Sưu tầm được nhiều tư liệu, hiện vật quý

Thực hiện Kế hoạch số 96/KH-BCÐ ngày 6/8/2024 của Ban Chỉ đạo các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc, Bảo tàng tỉnh đang chuẩn bị cho nhiệm vụ triển lãm hiện vật liên quan đến Hiệp định Giơnevơ, Sự kiện tập kết ra Bắc và thành tựu phát triển của tỉnh. Phóng viên Báo Cà Mau trao đổi với ông Lê Minh Sơn, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, xung quanh công tác này.

Bạn cùng trường

Chiếc xuồng giao liên đưa tôi vào con rạch, gọi là Rạch Hàng, con rạch dẫn sâu vào rừng U Minh, để nhập trường, Trường Trung học Kháng chiến Nguyễn Văn Tố.

“Hẹn ngày trở về” - Nguồn cảm hứng với văn nghệ sĩ

Sau hơn 2 tháng phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc và bài ca vọng cổ Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024) với chủ đề “Hẹn ngày trở về”, do UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức, đã nhận được 85 tác phẩm (trong đó có 61 bài ca vọng cổ và 24 ca khúc).

Tạo cơ hội để cán bộ nữ phát triển, cống hiến

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác phụ nữ: “Phụ nữ là một lực lượng lao động rất quan trọng. Các cấp lãnh đạo phải quan tâm hơn nữa về công tác phụ nữ và chú ý hơn nữa đào tạo cán bộ, phát triển đảng viên và đoàn viên phụ nữ”. Thực hiện lời dạy của Người, những năm qua, TP Cà Mau luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ nữ đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển quê hương.

Xây dựng “thế trận lòng dân” trên không gian mạng

“Thế trận lòng dân” trên không gian mạng có vai trò quan trọng đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. “Thế trận lòng dân” trên không gian mạng là cơ sở, tiền đề bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Ðảng, ngăn ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá.

Ðợi chờ

(Viết tặng chị Khương Kim Xuyến - Người phụ nữ miền Nam)

Những "ngôi nhà cách mạng"

Thời chiến tranh chống giặc ngoại xâm, Cà Mau là căn cứ địa đặc biệt quan trọng đối với phong trào cách mạng cả nước. Từ thành thị đến làng rừng có rất nhiều địa điểm ghi dấu ấn, nay là di tích lịch sử cách mạng.

Hành trình thu thập hiện vật - Những câu chuyện đẫm nước mắt

Để cầm trên tay những hiện vật, tư liệu của sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc là cả một hành trình dài với nhiều kỷ niệm xúc động của những cán bộ, nhân viên Bảo tàng tỉnh Cà Mau.