ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 24-11-24 19:24:53
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

"Là chiếc lá thì việc của mình phải xanh"

Báo Cà Mau (CMO) "Nghề giáo cho tôi quá nhiều thứ, mà thứ quý nhất là có những thế hệ học trò thành đạt, những đồng nghiệp yêu thương luôn hết lòng vì sự nghiệp chung. Nếu như ngày xưa không có lối rẽ sư phạm chắc giờ tôi chỉ là một cô thợ may lành nghề...". Nhà giáo Phạm Mỹ Nga, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Quang Trung, nói về mình một cách bình thản.

Thấy chúng tôi có vẻ ngạc nhiên về "cô giáo với trình độ lớp... 7", cô Nga cười một cách chân tình. Thì ra ngày đó giáo viên rất hiếm, đặc biệt những xã vùng sâu, vùng xa như xã Trần Hợi quê hương cô. Chính vì thế, những học sinh sau khi học hết lớp 6, lớp 7 đã được tuyển sinh vào lớp sư phạm cấp tốc và có thể đứng lớp.

Từ cô giáo tiểu học...

Nhà nghèo, việc học của cô Mỹ Nga cũng vì thế mà gián đoạn khi mới vừa xong chương trình lớp 7. Những chuỗi ngày tiếp theo của cô Nga là những chuyến rong ruổi theo cha mẹ trên các chuyến bán hàng bông. Thương con gái mới vào đời đã phải vất vả, mong ước cho con có một tương lai tươi sáng và ổn định hơn, cha cô quyết định lấy số tiền tích cóp rất ít ỏi để cho con theo học nghề may.

Nụ cười rạng rỡ của NGUT Phạm Mỹ Nga trong ngày tri ân nhà giáo 20/11.

Sau một thời gian học may và đã có tay nghề, tưởng chừng sẽ gắn bó lâu dài với công việc này theo nguyện vọng của gia đình, nhưng rồi cái duyên nghề giáo tình cờ lại đến. Trường làng thiếu giáo viên dạy tiểu học và sẵn đang có khoá tuyển sinh lớp sư phạm cấp tốc, cô quyết định đăng ký học, mục đích ban đầu là để thoả mãn sự tò mò, muốn khám phá về một công việc mà xưa giờ cô được nghe nhiều là nghề cao quý.

Nghiễm nhiên trở thành cô giáo ở tuổi 17 sau 2 tháng học khoá "sư phạm cấp tốc", năm 1981 cô về công tác tại Trường Phổ thông xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời. Ban đầu việc giảng dạy của cô Nga gặp không ít khó khăn, nhưng niềm yêu nghề cũng từ đó nhen nhóm trong lòng cô giáo trẻ.

"Thời bao cấp, đặc biệt ở xã nghèo nên thời gian đầu dạy học tương đối gian nan. Trường lớp bằng lá đơn sơ, có những buổi học cô trò bì bõm vì ngập nước hay mưa dột, nhưng thấy các em nhọc nhằn trong việc tìm con chữ rất thương và tôi lấy đó làm động lực để phấn đấu nhiều hơn cho nghề", cô Nga tâm sự.

Ý thức được "làm thầy là phải có chữ" nên bên cạnh việc giảng dạy, sau mỗi mùa hè cô Nga tiếp tục bổ túc dần về chuyên môn cũng như trình độ văn hoá. Miệt mài chịu khó học dần lên trung học chuyên nghiệp sư phạm và đại học" mà theo cô là đi từng nấc thang một để góp nhặt kiến thức làm sao để xứng tầm là một con đò mang tri thức cho thế hệ học sinh.

Nhắc về một thời gian khó để bám nghề, trong ký ức cô Nga không thể quên những ngày phải chèo xuồng thật xa để đến lớp, đôi khi phải dạy lớp ghép vì thiếu phòng học. Có năm dạy ở nơi khó khăn, ngày 20/11 các thầy cô phải bơi xuồng đến nhà dân để xin gạo, muối, chuối, dừa... tập trung về trường để tổ chức buổi tiệc nhỏ ấm cúng mừng ngày Hiến chương. Đối với cô đó là những kỷ niệm thật đẹp.

... đến hiệu trưởng hết lòng vì sự nghiệp chung

Nhiều năm liền đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở, cô thường xuyên nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để các học trò tiếp thu kiến thức dễ dàng. Năm 2000, cô Nga được bổ nhiệm làm Chủ tịch Công đoàn kiêm Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu và giữ chức Hiệu trưởng Trường Tiểu học Quang Trung từ năm 2003 đến nay. Vai trò mới gặp không ít áp lực bởi theo cô nó đòi hỏi suy nghĩ phải trưởng thành hơn, tiếp cận và giải quyết công việc bằng góc nhìn đa chiều.

Đối với NGƯT Phạm Mỹ Nga, nghiệp nhà giáo như một lối rẽ hài lòng trọn vẹn.

Đối với công việc, cô Nga được biết đến là một lãnh đạo luôn gắn với sự chuẩn mực, chu đáo và nhiệt tâm, đối với đồng nghiệp cô giống như một người bạn, người chị luôn quan tâm và tạo được mối đoàn kết nhất trí trong tập thể. Hầu hết các giáo viên, nhân viên nhà trường đều coi "lãnh đạo" của mình như một tấm gương lớn để noi theo học tập.

"Ở cô hội tụ đủ các mặt tốt về đạo đức, tác phong. Cách làm việc nguyên tắc nhưng lại rất mềm mỏng, nhẹ nhàng. Cô luôn kịp thời nắm bắt những tâm tư, nguyện vọng của nhân viên để tạo điều kiện giúp đỡ về mọi mặt", cô Võ Thị Lệ Hiền, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Quang Trung cho biết.

Là người đồng nghiệp lâu năm cùng gắn bó với sự nghiệp giáo dục, cô Nguyễn Thị Tú, nguyên Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Quang Trung, bày tỏ: "Ở cô Nga luôn toát lên sự gần gũi, đối với học sinh, cô luôn quan tâm giúp đỡ, đồng thời tạo được mối quan hệ mật thiết với phụ huynh học sinh. Bên cạnh đó, cô còn hỗ trợ hết mình từ vật chất lẫn tinh thần để công đoàn trường hoạt động tốt và ngày một vững mạnh. Với tôi, cô là một lãnh đạo tuyệt vời".

Một trong những yếu tố quan trọng khác được cô xác định làm kim chỉ nam trong công tác quản lý đó là sự công bằng và khách quan. Có lẽ vì thế mà gần 15 năm giữ chức vụ hiệu trưởng cô chưa bao giờ tự quyết bất cứ một vấn đề gì dù là nhỏ nhất. Tất cả các định hướng đều được thông qua tập thể để xây dựng và góp tiếng nói chung, đồng thời những ý kiến của từng cá nhân đều được ghi nhận bằng một thái độ trân trọng.

Nhìn về những thành quả đã đạt được trong suốt một hành trình dài, cô Nga cho rằng bản thân mình luôn cảm thấy hài lòng với những gì đã cống hiến và nhận lại. Rất nhiều bằng khen và giải thưởng cao quý mà theo cô đó là nhờ sự ủng hộ, đồng thuận từ chính tập thể đồng nghiệp, phụ huynh học sinh và nhiều thế hệ học trò trong suốt bao nhiêu năm qua.

Với quan niệm: "Là chiếc lá thì việc của mình phải xanh" nên sự yêu nghề và khát khao được đóng góp cho sự nghiệp mà mình theo đuổi vẫn luôn bừng cháy mặc tuổi tác. "Còn khoảng 2 năm nữa là về hưu nhưng tôi không cảm thấy nuối tiếc vì đó là quy luật, chỉ mong quãng thời gian công tác còn lại sẽ được trôi qua một cách ý nghĩa nhất và trọn vẹn nhất", cô Nga bộc bạch với sự phấn khởi luôn đong đầy trong ánh mắt./.

Phúc Phúc

Nhà giáo Phạm Mỹ Nga sinh năm 1964, ở xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời. Sau 36 năm công tác trong ngành giáo dục cô đã đạt được rất nhiều thành tích nổi bật: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2009, Huân chương Lao động hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng năm 2013. Năm 2017, cô là 1 trong 3 nhà giáo của tỉnh Cà Mau đủ điều kiện xét tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú.

 

Nhật ký làm theo lời Bác

Để lan toả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong trường học và giáo dục các em học tập, rèn luyện theo lời Bác, Liên đội Trường Tiểu học Hàng Vịnh (huyện Năm Căn) thực hiện phong trào “Viết nhật ký làm theo lời Bác Hồ dạy”.

Khơi gợi niềm tự hào, lòng yêu nước cho thế hệ trẻ

Giáo dục truyền thống trong học đường được các trường xác định là nhiệm vụ thường xuyên và liên tục. Theo đó, hằng năm, các trường đều xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động giáo dục thực tiễn như: văn hoá, văn nghệ ca ngợi Ðảng, Bác Hồ, quê hương, đất nước; hành trình về nguồn, kết nạp Ðảng, Ðoàn, Hội, Ðội tại các khu di tích lịch sử cách mạng; tri ân, đền ơn đáp nghĩa hướng về cội nguồn dân tộc, thu hút đông đảo giáo viên và học sinh tham gia; đồng thời lồng ghép nội dung này vào chương trình giảng dạy.

Tiếng lòng từ thầy của những... người thầy

Công việc giảng dạy của những người thầy được ví như đưa đò tri thức. Cứ mỗi chuyến đò cập bến là đong đầy niềm vui lẫn trăn trở khôn nguôi. Thầm lặng chèo đò, chở những mảnh ghép tri thức vun đắp cuộc đời, đến khi nghỉ hưu, rời xa tiếng trống trường, những nhà giáo ấy vẫn cứ dõi theo công việc giảng dạy của thế hệ sau, về những bước phát triển của ngành giáo dục tỉnh nhà, lẫn niềm xúc động bồi hồi mỗi khi đến Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Cậu học trò đam mê Tin học

Ðam mê Tin học, cộng với đức tính cần cù, chăm chỉ trong rèn luyện và học tập, cậu học trò Cao Nguyên Khang, Lớp 12A, Trường THPT U Minh, thị trấn U Minh, không chỉ duy trì thành tích học sinh khá giỏi mà còn sở hữu nhiều thành tích ấn tượng tại các cuộc thi Tin học.

Phạm Ðức Thuận và giải thưởng Ðại sứ Văn hoá đọc

Chọn đề tài viết tiếp tác phẩm "Bến quê" của Nhà văn Nguyễn Minh Châu và đề xuất nhiều sáng kiến, kinh nghiệm phát triển văn hoá đọc cho học sinh vùng sâu, vùng xa, Phạm Ðức Thuận, Lớp 10A1, Trường THPT Ðầm Dơi (huyện Ðầm Dơi) đoạt giải Khuyến khích toàn quốc cuộc thi Ðại sứ Văn hoá đọc năm 2024.

Trao 11 suất học bổng, 50 suất quà cho học sinh

Ngày 16/11, tại trường THCS Ngọc Chánh (huyện Đầm Dơi), Đoàn khối Dân chính đảng phối hợp trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau trao tặng 11 suất học bổng, 50 suất quà cho học sinh trong chương trình Nâng bước đến trường.

Gặp gỡ hai thủ khoa đầu vào ngành Sư phạm

Thầy Phạm Việt Hưng, Hiệu trưởng Trường THPT Ðầm Dơi (huyện Ðầm Dơi), cho biết, nhà trường vừa đón nhận niềm vui có hai em học sinh của trường là thủ khoa đầu vào ngành Sư phạm. Cụ thể, em Nguyễn Hải Ðăng, thủ khoa ngành Sư phạm Toán học tại Trường Ðại học Cần Thơ và em Bùi Hải An, thủ khoa ngành Sư phạm Lịch sử - Ðịa lý tại Trường Ðại học Sài Gòn.

Nâng chất giáo dục mầm non

Huyện Ngọc Hiển có 8 trường mầm non, mẫu giáo, trong đó có 4 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và 2 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, với tổng số hơn 1.600 trẻ theo học. Những năm qua, huyện quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học, sân chơi cho trẻ theo hướng ngày càng chuẩn hoá, đáp ứng điều kiện chăm sóc, giáo dục, góp phần nâng cao tỷ lệ huy động trẻ đến trường.

Gương sáng cô giáo Trần Hồng Măng

Những năm qua, Chi uỷ Trường Tiểu học Nguyễn Văn Huyên, thị trấn U Minh, huyện U Minh luôn quan tâm chỉ đạo đảng viên trong trường nghiêm túc thực hiện việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, xem đây là một trong những phong trào thi đua thiết thực từng năm học. Quá trình thực hiện, trong Chi bộ đã xuất hiện nhiều cá nhân điển hình tiên tiến, cô giáo Trần Hồng Măng là một trong số đó.

Học để thoát nghèo

Cái nghèo đeo bám gia cảnh khiến giấc mơ nối dài con đường học tập của những bạn trẻ này không hề dễ dàng. Biến khó khăn thành động lực phấn đấu, hành trang bước vào đời là sự cố gắng không ngừng, cùng những vòng tay nhân ái luôn che chở - tất cả đã tạo nên sức mạnh để các bạn bước tiếp trên hành trình chinh phục tri thức.