ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-12-24 18:38:37
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Lạc quan bước qua nghịch cảnh

Báo Cà Mau Từng là những người có cuộc sống bình thường, song số phận bất hạnh khi bạo bệnh ập đến đã biến những người phụ nữ này thành người khuyết tật. Quyết tâm không là gánh nặng với người khác, chính sự lạc quan, nhìn cuộc sống qua lăng kính tươi sáng, đã tạo cho các chị nguồn năng lượng tích cực để viết tiếp câu chuyện của cuộc đời mình.

Đến Ấp 11, xã Biển Bạch, huyện Thới Bình, hỏi thăm bà Hồ Thị Lệ ai cũng biết, một phần vì bà là thợ may khéo tay, lành nghề trong xóm, một phần do hoàn cảnh đầy éo le của bà.

Cũng như bao người phụ nữ khác, bà Lệ lấy chồng ở tuổi đôi mươi với một tổ ấm đủ nếp đủ tẻ. Bản tính hiền lành, chịu thương, chịu khó, bà cùng chồng làm nhiều nghề để lo cho gia đình. Biến cố ập đến khi trong một lần sốt cao, bà đột ngột bị điếc cả hai tai, gia đình cố gắng chạy chữa nhưng không thành, căn bệnh quái ác đã khiến bà phải sống trong những khoảng lặng vô tận suốt phần đời còn lại.

Tai không thể nghe, cuộc sống cũng không hề dễ dàng với người phụ nữ này. Tuy vậy, bà không chùn bước, có sẵn nghề may, bà kiên trì bám nghề suốt hơn 30 năm để có sinh kế phụ giúp gia đình. “Ban đêm thì cắt đồ, ban ngày thì may, trung bình một ngày tôi may được 1-2 bộ đồ, tiền công vài chục ngàn đồng cũng đủ trang trải tiền thuốc men, ăn uống trong nhà. Có thời gian rảnh thì tôi đi bẻ sậy, bó chổi bán”, bà Lệ cho hay.

Khéo léo, chịu khó học hỏi, bà Lệ (thứ hai từ trái sang) dùng thời gian nhàn rỗi bó chổi để có thêm thu nhập.

Khéo léo, chịu khó học hỏi, bà Lệ (thứ hai từ trái sang) dùng thời gian nhàn rỗi bó chổi để có thêm thu nhập.

Bà Lệ bị lãng tai nên việc giao tiếp với người ngoài trở nên khó khăn hơn, khi có khách đến may đồ phải nói lớn hoặc ra hiệu để bà nhìn theo khẩu hình miệng mới hiểu. Hỏi về điều này, bà Lệ mỉm cười: “Hồi xưa tôi mê nghề may, nên khi được chỉ sơ qua là tôi có thể nhìn theo kiểu, tập may từ từ cũng thành thạo. Hiện tại, khách đến may đồ chỉ cần viết chữ vào giấy cho tôi đọc là được, từ áo kiểu hay bà ba, tôi may được hết”.

Tỉ mỉ từng đường kim mũi chỉ bên chiếc máy may đời cũ, dù ngày hay đêm, bà Lệ chăm chỉ lao động để làm chủ cuộc sống mình. Vì gia cảnh nghèo khó, vợ chồng bà xây được căn nhà mới vào năm vừa rồi. Chị Phạm Thuý Ái, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Biển Bạch, cho biết: “Căn nhà cũ của cô Lệ ngày trước lụp xụp, tạm bợ. May mắn cô được bà con, anh em cảm thương hỗ trợ tiền nên cô mới có được căn nhà mới này. Vì cô thuộc diện người khuyết tật nên hưởng mọi chế độ trợ cấp theo quy định của Nhà nước. Vượt qua số phận, cô rất chăm chỉ, chịu khó. Bên cạnh động viên, thăm hỏi, hội vận động chị em trong tổ thường xuyên đến may quần áo, mua chổi... ủng hộ để cô có thêm thu nhập”.

Cũng bắt nguồn từ một cơn bạo bệnh khi còn nhỏ, chị Thái Kim Phụng, Khóm 3, Phường 4, TP Cà Mau, không thể đi đứng được như người bình thường. Di chứng từ căn bệnh khiến một bên chân trái của chị co rút, teo nhỏ, nhưng chị không để những khó khăn đánh gục mình. Chị may mắn có được người chồng đồng cam cộng khổ, cùng chị vượt qua những truân chuyên của cuộc đời. Ngày mới lấy nhau, đôi vợ chồng nghèo lập nghiệp từ hai bàn tay trắng, người phụ nữ kiên cường ấy đã phải trải qua rất nhiều nghề.

Chị Phụng kể lại: “Thời gian trước, khi Bến tàu B còn hoạt động, dù nắng hay mưa tôi vẫn cố bám trụ để buôn bán các loại cóc, ổi, trứng cút luộc cho khách đi đò. Sau này bến tàu không còn nữa, tôi lãnh vé số bán rồi theo nghề này đến tận bây giờ, bản thân tật nguyền, tôi chỉ có công việc này phù hợp với mình thôi. Chồng tôi trước đây thì làm phụ hồ, sau này bệnh tật, không còn sức khoẻ cũng chuyển sang đi bán vé số cùng tôi. May mắn được chính quyền địa phương cho vay vốn làm ăn, giờ cũng mở được tiệm rửa xe tại nhà”.

Việc đi lại khó khăn, chị Phụng chỉ ngồi một chỗ mưu sinh bằng nghề bán vé số.

Việc đi lại khó khăn, chị Phụng chỉ ngồi một chỗ mưu sinh bằng nghề bán vé số.

Những năm tháng đầu, mỗi ngày chị lãnh 500 tờ vé số, vợ chồng chia nhau ra bán. Công việc bắt đầu từ tờ mờ sáng, những ngày ế khách thì chị cố gắng trụ bán đến tối. Là hộ nghèo của phường, đủ ăn đã khó, lấy đâu ra tiền xây nhà, chính vì vậy, 5 thành viên trong gia đình chị Phụng phải sống trong căn nhà dột nát suốt một thời gian dài. Rồi như một giấc mơ, cuối năm 2023, chị được chính quyền địa phương hỗ trợ xây dựng căn nhà Ðại đoàn kết. Căn nhà hoàn thành trong niềm hạnh phúc vỡ oà của gia đình. Có nhà ở an cư, công việc dần ổn định, các con cũng đã lớn khôn, với suy nghĩ đã đến lúc cả gia đình phải tự lực vươn lên, chị Phụng quyết định tự nguyện xin thoát nghèo.

Như tia nắng hiện lên sau cơn mưa, những ước mơ, khát khao tiến về phía trước không cho phép bà Lệ, chị Phụng dừng bước. Tin chắc rằng hạnh phúc sẽ mỉm cười đối với những ai luôn lạc quan để mạnh mẽ bước qua nghịch cảnh./.

 

Yến Nhi - Hữu Nghĩa

 

Chịu quan sát, thay đổi tư duy

Học sinh Trường THCS Nguyễn Du (xã Tắc Vân, TP Cà Mau) đoạt 4 giải tại cuộc thi khoa học - kỹ thuật cấp thành phố, với những giải pháp mang tính ứng dụng thực tiễn cao đến từ chính nỗ lực quan sát, học hỏi của các em.

Thêm niềm tin cho các bậc phụ huynh

Nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học, những năm qua, Trường Mẫu giáo Sen Hồng, thị trấn Ðầm Dơi, huyện Ðầm Dơi, đã chủ động thực hiện nhiều phong trào góp phần quan trọng trong hoàn thiện phát triển thể chất lẫn trí tuệ cho trẻ ngay từ bậc học mầm non.

Chuẩn bị các điều kiện giải toả mặt bằng

Dự án đầu tư xây dựng mở rộng, nâng cấp Cảng Hàng không Cà Mau là công trình có nhiều ý nghĩa trong sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của tỉnh Cà Mau. Ý thức được tầm quan trọng của công trình này, từ khi có chủ trương thu hồi đất, các địa phương có đất nằm trong vùng giải toả bắt tay thực hiện ngay công tác tuyên truyền, vận động, tìm cách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để tạo sự đồng thuận của Nhân dân trong quá trình giải phóng mặt bằng (GPMB).

Dìu dắt trẻ khuyết tật trưởng thành

Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập tỉnh Cà Mau (Trung tâm), ấp Cây Trâm, xã Ðịnh Bình, TP Cà Mau, nhiều năm qua trở thành địa chỉ tin cậy của phụ huynh có con em bị khuyết tật bẩm sinh, là ngôi nhà chung của trẻ em khiếm thị, khiếm thính, tự kỷ trên địa bàn tỉnh. Hiện Trung tâm đang nuôi dưỡng, giáo dục các em khuyết tật từ 3-22 tuổi, theo học từ mẫu giáo đến lớp 12.

Lan toả thông điệp tích cực về sức khoẻ và bình đẳng

Tối 17/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau phối hợp Cục Phòng chống HIV/AIDS, Ban quản lý Dự án Hỗ trợ kỹ thuật Quỹ toàn cầu phòng chống HIV/AIDS, Nhóm MCN và các nhóm cộng đồng khu vực ĐBSCL tổ chức sự kiện truyền thông tuyên truyền về HIV và PrEP năm 2024.

Báo Tuổi Trẻ trao học bổng cho 200 học sinh Cà Mau khó khăn

Sáng ngày 17/12, tại hội trường Huyện uỷ U Minh, Báo Tuổi Trẻ phối hợp với Tỉnh đoàn Cà Mau tổ chức trao học bổng “Gieo mầm tri thức” cho 180 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn đạt thành tích khá, giỏi tại huyện; mỗi suất học bổng trị giá 2 triệu đồng, gồm xe đạp và dụng cụ học tập.

Chợ mua bán văn minh

Vẫn là khung cảnh nhộn nhịp người bán, người mua, tuy nhiên, chợ Phường 1, TP Cà Mau, để lại ấn tượng tốt bởi cách sắp xếp gọn gàng, tiểu thương ứng xử văn minh, tôn trọng quyền lợi của người tiêu dùng. Ðó là thành quả sau thời gian địa phương triển khai mô hình “Chợ Phường 1 mua bán văn minh”.

Ông Hai Ẩn giàu lòng trắc ẩn

Trong thời buổi "tấc đất, tấc vàng", nhất là ở đô thị, vậy mà tại Khóm 5, Phường 6, TP Cà Mau, có một cán bộ hưu trí đã mạnh dạn cho hàng chục hộ dân mượn đất cất nhà ở, ổn định cuộc sống. Nghĩa cử này không phải ai cũng làm được.

Dồn sức thực hiện chủ trương lớn

Thực hiện Đề án xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh, đến năm 2025, Cà Mau đang tăng cường công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, mục tiêu của đề án, nhằm tạo đồng thuận xã hội để mọi người ủng hộ, chia sẻ, cộng đồng trách nhiệm trong chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người dân, nhất là người nghèo, người yếu thế, người có hoàn cảnh khó khăn, “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Tái định cư, yên tâm lập nghiệp

Qua hơn 10 năm đưa vào sử dụng, Khu Tái định cư ấp Lưu Hoa Thanh, xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi, phát huy được công năng, tạo điều kiện để người dân được an cư, lạc nghiệp.