ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 5-12-23 19:26:54

Lại chiêu lừa trúng thưởng qua điện thoại

Báo Cà Mau (CMO) Trúng thưởng do may mắn quay số ngẫu nhiên và muốn nhận thưởng thì người may mắn ấy phải mua một món quà tượng trưng... Thường xuyên thay đổi hình thức và phương pháp tiếp cận, bọn lừa đảo vẫn tiếp tục “tung chiêu”, nếu ai nhẹ dạ rất dễ bị dính bẫy.

Anh Du Thanh H, ngụ Phường 8, TP Cà Mau, kể, chiều 27/3, anh nhận được cuộc điện thoại từ số 02862985055, người đầu dây bên kia tự xưng tên là Ngọc Vy chúc mừng anh đã may mắn trúng được phần thưởng có giá trị của công ty.

Ảnh minh họa.  Ảnh: PBT

Khi anh H hỏi phần thưởng gì vậy thì cô gái từ tốn: “Em là nhân viên thuộc công ty tổng quản lý các siêu thị mua sắm và trên tổng đài truyền hình. Mỗi năm công ty đều có tổ chức quay số may mắn ngẫu nhiên từ các số điện thoại của khách hàng, anh là một trong 3 người may mắn trúng thưởng trong năm nay. Phần thưởng là 1 máy điện thoại Samsung Galaxy S7 Edge, một cặp điện thoại thông minh tình nhân Master J5 Prime, một bộ mỹ phẩm, một thẻ tín dụng mua sắm trị giá 10 triệu đồng do Ngân hàng Agribank cấp, một sim tứ quý 8 do mạng Viettel cung cấp. Tổng giá trị phần quà lên đến 35 triệu đồng. Tất cả phần thưởng sẽ được công ty đóng gói và chuyển qua đường bưu điện, anh là người duy nhất được tháo gỡ kiểm tra trước khi nhận hàng”.

“Để nhận được phần thưởng cô nói, tôi có phải mua hàng của công ty hay phải thực hiện thủ tục gì khác”, anh H tiếp tục hỏi, giọng cô Vy lại dịu dàng: “Dạ không ạ, phần thưởng nêu trên anh được nhận miễn phí hoàn toàn vì đây là chương tình tri ân khách hàng và công ty cũng muốn lựa chọn gương mặt đại diện để quảng bá hình ảnh. Tuy nhiên, khi đi nhận phần thưởng, anh nhớ mang theo giấy chứng minh nhân dân và vui lòng nộp 3,5 triệu đồng gọi là tiền thuế, phí đo lường chất lượng sản phẩm và dịch vụ của hải quan, phí vận chuyển hàng hoá từ nước ngoài về… Sau khi nhận được phần thưởng, anh chuẩn bị tinh thần, quần áo tươm tất một chút, vì công ty em sẽ đến nhà anh quay phim giới thiệu rộng rãi với khách hàng”.

Trong khi anh H còn lơ mơ chưa hiểu chuyện gì thì trưa 28/3, có người gọi lại cho anh H từ máy điện thoại cố định đầu số TP. Hồ Chí Minh, tự xưng mình là nhân viên bưu điện và thông báo: “Bưu điện em đã nhận được quà của công ty và đã chuyển đi, anh nhận được chưa. Nếu chưa thì để em coi lại và nhớ khi được bưu điện thông báo nhận quà anh nhớ mang theo 3,5 triệu đồng để đóng phí”.

Tiếp theo, sáng 29/3, anh H lại nhận được cuộc điện thoại, lại cũng là điện thoại cố định đầu số TP. Hồ Chí Minh, bên kia đầu dây là giọng nói của một người nữ: “Xin thông báo, ngân hàng Agribank vừa nhận được 10 triệu đồng của công ty chuyển vào tài khoản cho anh. Khi nào anh nhận được thẻ mua sắm thì đến ngân hàng Agribank gần nơi anh ở để giao dịch”.

Đến trưa cùng ngày, cô nhân viên tên Ngọc Vy lại gọi điện thoại thúc giục anh H đi nhận quà. Và buổi chiều, Bưu điện tỉnh Cà Mau gọi báo anh H đến nhận sản phẩm mua qua mạng với giá 3,5 triệu đồng, người gởi là tên của một người có địa chỉ tại TP. Hồ Chí Minh (chớ không phải là công ty nào cả), anh chỉ nhận sản phẩm và trả tiền mà không được kiểm tra bên trong gói hàng đã được đóng kín.

Anh H bình tĩnh nhớ lại trước đây anh có mua hàng qua mạng nhưng đã hơn 7 năm rồi. Việc tổ chức quay số may mắn và trao giải thưởng (nếu có) phải được công bố trên các phương tiện thông tin và người may mắn ít ra cũng được thông báo bằng thư điện tử và nhận thưởng tại một điểm nhất định để công ty còn quảng bá hình ảnh. Bưu điện (nơi nhận vận chuyển hàng) không nhất thiết phải thông báo với người nhận khi bắt đầu chuyển hàng và tương tự ngân hàng cũng không làm chuyện đó!

Hơn nữa, theo thông tin từ cô nhân viên tên Ngọc Vy, phần thưởng được gửi qua bưu điện sẽ ghi rõ “Quà tặng của công ty” và anh H phải kiểm tra đủ các phần thưởng bên trong mới nhận. Trong khi thực tế gửi qua bưu điện lại ghi là sản phẩm anh H đặt mua và đề nghị không cho kiểm tra bên trong!?... Xâu chuỗi các vấn đề, anh H kết luận mình đang bị lừa và từ chối không nhận hàng. Mấy ngày sau cũng không thấy cô nhân viên Ngọc Vy liên hệ.

Trúng thưởng qua thoại không quá xa lạ, chiêu trò lừa đảo này đã được phản ánh nhiều trên các phương tiện thông tin. Tuy nhiên, đây là nhóm lừa đảo có tổ chức, rất tinh vi và luôn thay đổi chiêu trò để khuyến dụ những người nhẹ dạ, nên nhiều người thiếu cảnh giác vẫn bị sụp bẫy./.

Mỹ Pha

Tăng cường tuyên truyền phòng, chống ma tuý trên biển

(CMO) Từ ngày 7-16/8, Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng Cảnh sát biển 4 đã tổ chức các hoạt động tuần tra, kiểm soát, duy trì thực thi pháp luật kết hợp tuyên truyền phòng, chống ma tuý trên địa bàn các vùng biển, đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang).

Dùng công nghệ để quản lý địa bàn

(CMO) Sau gần 2 tháng vận hành thử nghiệm hệ thống camera giám sát các tuyến đường trọng điểm, ngày 17/10, Công an xã An Xuyên, TP Cà Mau, chính thức ra mắt mô hình “Camera an ninh” trên địa bàn xã.

Trần Phán: Chuyển hoá địa bàn

(CMO) Hai năm liên tiếp (2020, 2021) được Bộ Công an tặng bằng khen đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, Giám đốc Công an tỉnh Cà Mau tặng danh hiệu Ðơn vị quyết thắng. Ðó là động lực để Công an xã Trần Phán (huyện Ðầm Dơi) phấn đấu chuyển hoá địa bàn phức tạp về trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trong năm nay.

Phá “chiêu thức mới” của tội phạm ma tuý

(CMO) Sau khi các đối tượng hoàn tất thoả thuận bằng điện thoại, các loại heroin, ma tuý tổng hợp được giao nhận bằng cách ký gửi trên các phương tiện vận tải hàng hoá. Ðây là hình thức phạm tội khá phổ biến trong thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Biến tướng tín dụng đen

(CMO) Thời gian qua, lực lượng chức năng tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng đen. Qua đó, đã phá nhiều vụ án và bắt được nhiều đối tượng liên quan đến tín dụng đen trên địa bàn tỉnh. Song, đây chỉ là bề nổi, vì đường dây tín dụng đen vẫn âm thầm hoạt động, biến tướng với nhiều hình thức tinh vi hơn.

Mô hình hay "tẩy chay" tệ nạn

(CMO) Từ khi mô hình Câu lạc bộ (CLB) nhà trọ an toàn về an ninh trật tự (ANTT) xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau đi vào hoạt động năm 2017, góp phần đẩy lùi tệ nạn, tội phạm trên địa bàn; đưa địa phương ra khỏi diện xã trọng điểm phức tạp về ANTT, giữ vững tiêu chí về ANTT của xã nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao năm 2020.

Ðẩy lùi “cái chết trắng”

(CMO) Những tháng đầu năm, lực lượng chức năng tỉnh đã triệt phá, bắt giữ và khởi tố nhiều đối tượng vận chuyển ma tuý. Ðồng thời, triển khai thực hiện các biện pháp mạnh mẽ, từng bước ngăn chặn, đẩy lùi ma tuý và các tệ nạn xã hội.

Phòng, chống tác hại ma tuý trong học đường

(CMO) Ðóng trên địa bàn TP Cà Mau, Ðoàn Ðặc nhiệm phòng chống ma tuý số 4 (thuộc Cảnh sát biển Việt Nam) đã góp phần tích cực, chung tay cùng các ngành chức năng, chính quyền địa phương trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm về ma tuý, trong đó có phối hợp với các điểm trường tuyên truyền về phòng, chống tác hại ma tuý trong học đường.

UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra vụ đối tượng quấy rối tình dục trẻ em

(CMO) Như Báo Cà Mau online đã đưa tin “Cảnh giác đối tượng quấy rối tình dục trẻ em” ngày 18/3/2021 tại khu vực khóm 6, phường 1, thành phố Cà Mau. Ngay sau khi ghi nhận vấn đề, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Tp. Cà Mau đã có Báo cáo số 76/BC-LĐTBXH (22/3/2021) liên quan đến nội dung nêu trên.

Công an TP Cà Mau - Phá án ma tuý lớn

(CMO) Thời gian gần đây, qua công tác nghiệp vụ nắm địa bàn, quản lý đối tượng, các trinh sát Ðội Cảnh sát điều tra (CSÐT) tội phạm về ma tuý, Công an TP Cà Mau phát hiện một số đối tượng câu kết với nhau tổ chức vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý, trong đó chủ yếu là ma tuý đá và thuốc lắc. Ðược sự phê duyệt của Ban Giám đốc Công an tỉnh Cà Mau, lãnh đạo Công an TP Cà Mau đã giao Ðội CSÐT tội phạm về ma tuý chủ công phối hợp các lực lượng có liên quan xây dựng kế hoạch để đấu tranh, triệt xoá các đối tượng trên.