Ô nhiễm chất thải nhựa đã trở thành một trong ba thách thức toàn cầu lớn nhất về môi trường hiện nay. Chống rác thải nhựa là cuộc chiến dài hơi và không hề đơn giản. Trước hết, mỗi người dân cần nâng cao ý thức, trách nhiệm với môi trường sống, loại bỏ rác thải nhựa từ những thói quen thường nhật.
- Ðồng lòng bảo vệ môi trường
- Hiệu quả tín dụng nước sạch và vệ sinh môi trường
- Phát triển công nghiệp sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo hướng bền vững, thân thiện
- Phụ nữ chung tay vì môi trường
Rác thải nhựa là những sản phẩm được làm bằng nhựa như: ly nhựa, muỗng nhựa, túi ni lông, hộp xốp, chai nước ngọt, chai nước lọc... dùng 1 lần, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của con người. Những sản phẩm này có thời gian phân huỷ lâu, có thể lên tới hàng trăm, hàng ngàn năm. Tác hại của rác thải nhựa đối với môi trường sống và sức khoẻ của con người là rất lớn.
Thời gian qua, các cấp hội, đoàn thể trong tỉnh đã thực hiện nhiều công trình, phần việc như: ra quân thu gom rác thải nhựa; phân loại rác tại nhà; tận dụng ly nhựa, chai nhựa ươm cây; tái chế thành vật dụng trang trí, chậu hoa; đổi rác thải nhựa lấy quà; mô hình xe phân loại rác gây quỹ giúp bạn trong các trường học; ngôi nhà tiết kiệm từ rác thải nhựa gây quỹ giúp phụ nữ khởi nghiệp, hỗ trợ trẻ mồ côi... Qua đó, góp phần giảm thiểu rác thải nhựa và lan toả ý thức bảo vệ môi trường, nhân lên việc làm tốt đẹp trong cộng đồng.
Tuổi trẻ huyện Thới Bình phát động hội thi hiện thực hoá ý tưởng, sáng kiến từ phân loại rác tại nguồn, nhằm lan toả ý thức bảo vệ môi trường trong đoàn viên, thanh niên.
Các cấp hội phụ nữ duy trì mô hình xách giỏ đi chợ, nhằm giảm thiểu sử dụng túi ni lông.
Cán bộ, hội viên phụ nữ phường Tân Thành, TP Cà Mau tích cực thực hiện mô hình tiết kiệm phế liệu, gây quỹ giúp trẻ mồ côi, trẻ em khó khăn trên địa bàn.
Chuyến xe kế hoạch nhỏ gây quỹ giúp bạn tại Trường Tiểu học Biển Bạch, huyện Thới Bình.
Bà Huỳnh Thị Bé Hai, Ấp 11, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tận dụng chai nhựa để làm chậu hoa trang trí sân nhà.
Mộng Thường thực hiện