ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 14-5-25 10:23:42
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Lăng Ông Nam Hải Sông Đốc được xếp hạng di tích cấp tỉnh

Báo Cà Mau (CMO) Lăng Ông Nam Hải nằm cách TP. Cà Mau khoảng 45 km về hướng Tây, là địa chỉ tâm linh của cư dân miền biển, được đông đảo người dân địa phương, ngư phủ từ khắp nơi đến cúng bái thường xuyên, thực hành tín ngưỡng thờ cá Ông từ hàng chục năm qua.

Theo lời kể của Ban Quản trị Lăng Ông Nam Hải, vào ngày 15/7/1925, trời đổ mưa dông, biển động dữ dội, cư dân địa phương phát hiện một con cá rất lớn chết, trôi dạt vào cửa biển Vàm Xoáy (gần Rạch Gốc), thân cá dài hơn 20 m có màu đen, da láng, ở cổ có một lỗ to bằng miệng chén, mắt xuôi theo thân… Sau khi nghe mô tả về hình dáng, một số vị cao niên ở Sông Đốc xác định là cá Ông bị luỵ, nên đã tổ chức cúng và địa táng cho Ông. Sau đó xương cốt cá Ông được người dân thỉnh về thờ cúng tại vàm Rạch Ruộng.

Lăng Ông Nam Hải tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời.         

Một thời gian sau, người dân địa phương tổ chức xây dựng Lăng Ông trên khu đất có diện tích khoảng 2.000 m2, theo kiến trúc đình miếu cổ xưa, chiều ngang 15 m, chiều dài 24 m, gồm tiền sảnh và chánh điện được nối liền nhau. Cửa Lăng hướng về phía Nam, cất bằng cây tràm, chánh điện lợp ngói, đầu song phía lăng có nhà khách, hậu có nhà khói để phục vụ cho ngày cúng tế và hội họp.

Giữa Chánh điện để cốt Ông có bàn thờ chính, lư hương đồng lớn, bộ lư sư tử, đôi chân đèn lớn bằng đồng thau. Ở trên trước bàn thờ có treo tấm trấn lớn, thêu rồng phượng hý châu, bông hoa, kim tuyến, tua ren màu sắc rực rỡ. Dưới có cặp lọng vàng vươn thẳng, tiếp đó là đôi bạch hạc đứng trên kim quy, hai bên có dựng hai hàng khí cụ kiểu thời xưa như: siêu - đao - kích - giáo - đinh ba - xà mâu - búa - giản - song truỳ… xếp thành hai hàng binh khí hành lang bảo vệ, trông rất trang nghiêm.

Đến năm 1930, theo nguyện vọng của đông đảo ngư dân, Ban Trị sự Lăng Ông quyết định dời lăng ra gần cửa biển về phía bờ Bắc cho phù hợp với tính chất, ý nghĩa của lăng, và thuận tiện cho việc tổ chức cúng tế lễ hội. Những năm kháng chiến chống Pháp, Sông Đốc là một trong những địa điểm thường xuyên bị máy bay, tàu tuần biển của thực dân Pháp thả bom bắn phá. Nhân dân phải sơ tán, tản cư vào rừng hoặc đi nơi khác làm ăn. Lăng Ông cũng bị giặc nhiều lần bỏ bom bắn phá. Năm 1949, Lăng Ông bị cháy do tàu tuần biển của Pháp bắn pháo vào khu vực Sông Đốc, tuy nhiên bộ cốt cá Ông được người dân kịp thời lưu giữ và bảo quản.

Giai đoạn 1962-1963, Lăng Ông được xây cất lại bằng bê-tông cốt thép, với kiến trúc trang nghiêm gồm: tiền sảnh, chánh điện, cột đúc, xây tường, lợp tol xi-măng, nền lót gạch bông, phía Tây Bắc xây miếu Thuỷ Long thần nữ nương nương, phía Nam lăng cất nhà khách, hậu phía Đông có nhà khói. Công trình hoàn thành vào đầu năm 1963 và thỉnh Ông về lăng an vị. Đến năm 1990, Lăng Ông được xây thêm hàng rào, tu bổ, sửa chữa nhỏ phần mặt tiền, cổng chính như hiện nay.

Hằng năm, vào ngày 14-16/2 (âm lịch), người dân Sông Đốc tổ chức lễ hội Nghinh Ông rất trang nghiêm, thành kính và rất nhộn nhịp, tưng bừng, rộn rã. Đây là một trong những lễ hội lớn và lâu đời của tỉnh Cà Mau, đặc biệt là lễ hội gắn liền với tín ngưỡng thờ cá Ông của ngư dân làm nghề đánh bắt thuỷ hải sản tại thị trấn Sông Đốc. Cho nên, lễ hội Nghinh Ông ở Sông Đốc còn là một di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu của vùng đất Cà Mau.

Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc thể hiện được nhiều giá trị văn hoá tinh thần tiêu biểu của cộng đồng ngư dân địa phương, là một phương thức để con người bày tỏ ước vọng và tấm lòng của họ đối với thần linh.

Giữ gìn nét văn hoá đặc trưng của địa phương vùng biển, nhân dân trong và ngoài tỉnh thường đóng góp vật chất, công sức để cùng Ban Trị sự Lăng quản lý, bảo vệ và tổ chức các hoạt động văn hoá, tín ngưỡng thường niên theo truyền thống. Ngày 25/7/2018, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định số 1170/QĐ-UBND xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Lăng Ông Nam Hải, Sông Đốc, Khóm 2, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời./.

Nguyễn Phú Hưng

Công an tỉnh Cà Mau xây dựng thế trận an ninh từ cơ sở

Cùng với cả hệ thống chính trị, lực lượng Công an tỉnh Cà Mau tích cực hưởng ứng phong trào chung tay "Xoá nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn tỉnh. Với nhiều cách làm cụ thể, thiết thực, phong trào đã lan toả đến từng đơn vị, tạo chuyển biến tích cực. Sau hơn một năm triển khai quyết liệt, hiệu quả, nhiều căn nhà mới khang trang được bàn giao cho các đối tượng chính sách, hộ gia đình khó khăn, giúp người dân ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

Gương sáng nữ sinh

Trong cộng đồng sinh viên Phân hiệu Trường Ðại học Bình Dương tại Cà Mau (BDU Cà Mau), Phạm Lê Mi, sinh viên năm 4 ngành Quản trị kinh doanh, là tấm gương sáng về tinh thần học tập, rèn luyện và cống hiến.

Người cao tuổi TP Cà Mau phát huy tinh thần “Tuổi cao - Gương sáng”

Phát huy tinh thần “Tuổi cao - Gương sáng”, những năm qua, Hội Người cao tuổi các cấp TP Cà Mau luôn gương mẫu, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, hoạt động an sinh xã hội, trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế... Từ đó, góp phần phát huy vai trò, trách nhiệm người cao tuổi trên mọi mặt đời sống xã hội, xây dựng quê hương ngày càng phát triển, làm gương sáng để thế hệ trẻ noi theo.

"Bản hùng ca đất nước" lan toả tri thức, tự hào dân tộc

Công nghệ thông tin ngày càng phát triển, việc duy trì và phát triển văn hoá đọc trong giới trẻ, đặc biệt là sinh viên trở thành nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết. Nhận thức rõ điều đó, Phân hiệu Trường Ðại học Bình Dương tại Cà Mau (Phân hiệu) nỗ lực tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm khơi dậy niềm đam mê sách và hình thành thói quen đọc sách trong sinh viên.

Sôi nổi Hội chợ ẩm thực chay

Khoảng hơn 50 món ăn, nước uống, bánh và trái cây miễn phí được trưng bày, phục vụ Phật tử, khách tham quan với hàng ngàn suất ăn tại Hội chợ ẩm thực chay được tổ chức tại chùa Monivongsa Bopharam, Phường 1, TP Cà Mau, vào chiều 11/5.

Trang nghiêm lễ rước “Kim Thân Phật”

Chiều 11/5, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Cà Mau tổ chức lễ rước “Kim Thân Phật” từ chùa Phật tổ (Phường 2, TP Cà Mau) đến lễ đài tổ chức đại lễ chính thức Đại lễ Phật đản năm 2025 - Phật lịch 2569, tại chùa Monivongsa Bopharam (Phường 1, TP Cà Mau).

Vui tươi Hội trại Lâm Tỳ Ni

Nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Đại lễ Phật Đản (Phật lịch 2569), Hội trại Lâm Tỳ Ni  do Ban Hướng dẫn Phật tử Giáo hội Phật giáo tỉnh Cà Mau, Ban Gia đình Phật tử tổ chức dành cho thanh thiếu niên diễn ra từ ngày 10-11/5 (nhằm 14-15/4 âm lịch) tại chùa Monivongsa Bopharam (Phường 1, TP Cà Mau).

Tôn vinh và kính trọng!

Đối với mỗi người chúng ta, mẹ chính là người mang nặng đẻ đau, sinh ra và chăm sóc, dạy dỗ chúng ta khôn lớn trưởng thành. Không những thế, trong xã hội hiện nay còn có rất nhiều người mẹ như: Mẹ Việt Nam anh hùng; người mẹ nuôi trẻ khuyết tật, trẻ mồ côi; mẹ đỡ đầu trẻ bất hạnh… đều rất đáng được tôn kính.

Sôi nổi Hành trình Khăn hồng vì đàn em

Trong 1 ngày (ngày 10/5), Hành trình Khăn hồng vì đàn em lần thứ 4, năm 2025 được Hội đồng Đội tỉnh tổ chức tại Khu du lịch sinh thái Cà Mau Eco (xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời), với nhiều hoạt động sôi nổi, bổ ích.

“Chung một tấm lòng – Việt Nam quê hương tôi” lần thứ 38

Ngày 10/5, huyện U Minh phối hợp với Đoàn thiện nguyện “Chung một tấm lòng” TP Hồ Chí Minh” cùng đội ngũ y bác sĩ và văn nghệ sĩ thiện nguyện Việt Nam, Câu lạc bộ Du lịch doanh nhân trẻ Việt Nam; Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Cà Mau, các doanh nghiệp, cá nhân, nhà hảo tâm tổ chức Chương trình “Chung một tấm lòng - Việt Nam quê hương tôi” lần thứ 38.