ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 15-4-25 10:53:53
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Lãnh 4 năm tù vì hành vi quá khích

Báo Cà Mau Chiều 16/4, Toà án Nhân dân tỉnh Cà Mau tổ chức phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án “Cố ý làm hư hỏng tài sản” đối với bị cáo Huỳnh Quốc Nam, sinh năm 1984 (cư trú xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời).

Bị cáo Huỳnh Quốc Nam tại phiên toà sơ thẩm.

Theo cáo trạng, đầu tháng 12/2018, tàu cá CM-91990-TS do ông Lê Thanh Toàn làm thuyền trưởng cùng 5 thuyền viên, hoạt động khai thác thuỷ sản (bẫy ốc mực) cách cửa biển Khánh Hội (huyện U Minh) khoảng 11 hải lý.

Cách tàu cá CM-91990-TS khoảng 500 m có tàu cá CM-91932-TS do Huỳnh Quốc Nam điều khiển cũng đang khai thác thuỷ sản.

Khi tàu của ông Toàn thả vỏ ốc (một loại công cụ để bắt mực) chạy qua khỏi tàu của Nam khoảng 300 m thì ông Toàn phát hiện tàu của Nam thả mỏ rà (dụng cụ thăm bẫy ốc mực) tại khu vực mà mình vừa thả bẫy ốc mực, nên ông Toàn bật bộ đàm nói chuyện với Nam. Và, đôi bên hai bên xảy ra cự cãi. Nam tuyên bố sẽ đâm cho tàu ông Toàn bị hư.

Nói là làm, Nam tắt bộ đàm, kêu thuyền viên kéo mỏ rà lên, cho tàu chạy về hướng tàu ông Toàn. Lúc này, Nam phát hiện tàu của ông Toàn đang quay đầu chạy về hướng đối diện tàu của mình và khi hai tàu cách nhau khoảng 70 m, ông Toàn giảm tốc độ và thả trôi, quay đầu tàu theo hướng tàu Nam đang di chuyển (có thể muốn là hai tàu cặp nhau để nói chuyện rõ ràng). Tuy nhiên, Nam vẫn tăng tốc tàu của mình, chạy lao tới, cố tình đâm vào mạn phải tàu của ông Toàn và đẩy tàu ông Toàn đi một đoạn khoảng 20 m, rồi Nam lùi tàu mình và chạy vào bờ.

Sau khi bị tàu của Nam cố tình va chạm, tàu của ông Toàn bị thủng một khoảng bên mạn phải, tại vị trí cabin, tàu bị phá nước nên ông Toàn nhờ tàu khai thác hải sản gần đó hỗ trợ kè vào Trạm kiểm soát Biên phòng Đá Bạc (huyện Trần Văn Thời) và trình báo sự việc.

Kết luận định giá tài sản của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự tỉnh Cà Mau, thiệt hại của tàu cá CM-91990-TS tại thời điểm tháng 12/2018 là trên 787 triệu đồng.

Theo đó, Huỳnh Quốc Nam bị áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú từ ngày 10/9/2019 cho đến nay.

Trong thời gian chờ cơ quan chức năng giải quyết vụ án, ông Lê Thanh Toàn tự thuê cơ sở đóng tàu sửa chữa, khắc phục phần hư hỏng bên mạn phải tàu cá CM-91990-TS bị đâm thủng, với số tiền hơn 184 triệu đồng.

Cuối tháng 8/2019, tàu CM-91990-TS của ông Toàn được Trung tâm Đăng kiểm tàu cá (thuộc Chi cục Thuỷ sản tỉnh) kiểm tra, xác định là đảm bảo an toàn kỹ thuật, đủ điều kiện hoạt động khai thác thuỷ sản. Từ đó, ông Toàn đưa tàu ra biển hoạt động đánh bắt hải sản bình thường cho đến nay.

Tại phiên toà sơ thẩm, căn cứ các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, thấy rằng Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Cà Mau truy tố Huỳnh Quốc Nam về tội “Cố ý làm hư hỏng tài sản” quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 178 Bộ luật Hình sự là có cơ sở, vì vậy, Hội đồng xét xử đã quyết định xử phạt Huỳnh Quốc Nam 4 năm tù./.

 

Mỹ Pha

Những chính sách nhân văn hỗ trợ người dân sau dịch Covid-19

Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và mọi mặt đời sống của người dân trên cả nước nói chung và người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau nói riêng, kinh tế bị tác động, người lao động và người sử dụng lao động gặp nhiều khó khăn.

Ðưa pháp luật đến với mọi nhà

Thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ, bên cạnh các phương tiện truyền thông chính thống, mạng xã hội đang là phương tiện truyền thông nhanh nhất và được đông đảo người dân sử dụng. Tận dụng thế mạnh này, từ đầu năm 2024, Sở Tư pháp đã xây dựng và triển khai mô hình "Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) thông qua mô hình “Zalo PBGDPL” trên địa bàn tỉnh, kết nối lực lượng tư pháp với quần chúng Nhân dân". Cách làm này nhằm đưa pháp luật đến với người dân tận ngõ, tận nhà, thực sự mang lại hiệu quả cao.

5 hình thức sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 03/2025/NĐ-CP quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất.

Ủy ban nhân dân cấp xã được chứng thực các văn bản do nước ngoài cấp

Chính phủ ban hành Nghị định số 07/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực.

Phối hợp nhịp nhàng trong quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm 

Quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các cơ quan được giao chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về ATTP.

Chính sách phát triển lĩnh vực xuất bản

Hoạt động xuất bản thuộc lĩnh vực văn hoá, tư tưởng phục vụ các nhiệm vụ chính trị của đất nước, của địa phương. Vì vậy, Nhà nước đã đề ra các chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ trong lĩnh vực xuất bản, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà xuất bản hoạt động và đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Còn nhiều vướng mắc trong quản lý bán hàng trên mạng

Theo quy định pháp luật đối với người kinh doanh thực phẩm online, có một số điểm đặc biệt phải theo các quy định tại: Khoản 1, Điều 22 Luật an toàn thực phẩm: Ngành thực phẩm online thường phải tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo sản phẩm được giao là an toàn cho người tiêu dùng.

Cần quan tâm hơn đến việc bảo quản nông sản sau thu hoạch, chế biến

Bảo quản và chế biến nông sản là một bước quan trọng nhằm tiến tới mục tiêu đa dạng sản phẩm, nâng cao giá trị nông sản và sức cạnh tranh. Do đó, việc nâng cao năng lực sơ chế, chế biến, bảo quản các sản phẩm nông lâm thuỷ sản theo các quy định đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường,…thời gian qua được các nhà máy xí nghiệp và các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.

Tăng cường công tác bảo vệ an toàn thực phẩm

Từ đầu năm đến nay, Đội thanh tra chuyên ngành nông nghiệp phối hợp với các ngành chức năng thanh kiểm tra phát hiện 201 vụ vi phạm trong các lĩnh vực kiểm soát giết mổ và kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; an toàn thực phẩm thuỷ sản và chống đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu thuỷ sản, kinh doanh mua bán vật tư nông nghiệp, thuốc, thuỷ sản…, tịch thu tang vật và xử lý thu nộp ngân sách gần 3 tỷ đồng.

"Siết chặt tay" quản lý hoạt động thương mại điện tử

Thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành xu hướng tất yếu trong hoạt động kinh doanh mua bán trong thời đại công nghệ số. Tuy nhiên, để quản lý chặt chẻ hoạt động này trên môi trường điện tử đòi hòi sự phối hợp, chung tay của nhiều ngành, đơn vị, để góp phần tạo môi trường kinh doanh bình đẳng trên môi trường mạng.