ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 17-4-25 03:18:09
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Liên kết phạm tội, chia nhau hơn 51 năm tù

Báo Cà Mau (CMO) Chiều 26/6, Toà án Nhân dân tỉnh Cà Mau đã tổ chức xét xử hình sự sơ thẩm đối với Lê Hoàng Nam và các đồng phạm về tội “Trộm cắp tài sản” và “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”.

Lê Hoàng Nam (sinh năm 1982, ngụ xã Tân Hưng, huyện Cái Nước) có mối quan hệ quen biết ngoài xã hội với Lâm Văn Lam (sinh năm 1970, ngụ xã Đông Thới, huyện Cái Nước), Nguyễn Văn Bé (sinh năm 1990, ngụ xã Tân Hưng, huyện Cái Nước). Cùng là dạng người lười lao động nhưng muốn hưởng thụ nên các đối tượng đã liên kết tổ chức nhiều vụ trộm cắp tài sản của người khác để tiêu xài cá nhân.

 

Ngày 21/1/2022, sau khi đã chuẩn bị “công cụ hỗ trợ”, Nam rủ Lam và Bé đi trộm cắp tài sản, cả 3 thống nhất đi hướng đường sông để thực hiện “phi vụ”. Đến khoảng 0 giờ cùng ngày, phát hiện tiệm vàng T.H (xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn) khoá cửa bên ngoài, biết không có người bên trong nên nhóm trộm này đã đột nhập lấy đi một số nữ trang. Nam mang số vàng này về nhà và dùng bình gas mini có gắn đầu khò đốt chảy ra thành cục để mang đi tiêu thụ. Hai ngày sau, Nam liên hệ với Nguyễn Thanh Sang (sinh năm 1985, ngụ xã Tân Trung, huyện Đầm Dơi) để nhờ môi giới bán số vàng nói trên.

 

Tuy gặng hỏi biết được số vàng trên là do Nam trộm cắp nhưng Sang vẫn đồng ý giúp mang bán cho tiệm vàng H.N ở xã Trần Phán, huyện Đầm Dơi. Và, nhìn thấy vàng có ám khói đen, dính cục biết là vàng do phạm tội mà có nhưng bà Huỳnh Kim Chi (chủ tiệm vàng H.N) vẫn đồng ý mua với giá 290 triệu đồng và nhờ người mang ra TP Cà Mau bán lại để thu lợi bất chính 20 triệu đồng. Sau khi bán được vàng, Nam cho Sang 10 triệu đồng (tiền môi giới), chia cho Bé 80 triệu đồng, Lam 75 triệu đồng, phần còn lại Nam trả nợ và tiêu xài các nhân.

 

Các bị cáo tại phiên toà sơ thẩm.

 

Cũng với chiêu thức nói trên, ngày 4/6/2022, Lam và Nam đã đột nhập tiệm vàng K.L ở chợ Thanh Tùng, xã Thanh Tùng (huyện Đầm Dơi). Lam dùng dao cạy tủ lấy vàng, giao cho Nam cất giữ. Sau đó, Nam chia vàng thành hai phần, một phần đựng vào trong keo mắm rồi giấu ở phía sau nhà, phần còn lại Nam dùng bình gas mini có gắn đầu khò để đốt vàng rồi nhờ Sang đem bán cho tiệm vàng H.N. Biết rằng đây cũng là tài sản bất chính nhưng vợ chồng chủ tiệm vàng H.N vẫn mua để hưởng lợi nhuận trên 85 triệu đồng. Với số tiền bán vàng được hơn 420 triệu đồng, Sang hai lần nhận tiền chuyển từ tiệm vàng H.N là 70 triệu đồng, Nam chia cho Lam 130 triệu đồng.

 

Số vàng còn lại giấu trong keo mắm, ngày 16/6/2022, Nam điện thoại cho mẹ ruột kêu gửi cho người bạn ở xã Tân Hưng (huyện Cái Nước) và kêu người thuê xe ô tô từ Cà Mau lên Sóc Trăng (lúc này Nam và bạn gái đang ở Sóc Trăng) đón Nam đi TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, khi xe đến chợ Trà Ếch (thuộc xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) thì bị lực lượng Công an kiểm tra và tạm giữ số vàng trong keo mắm và các hoá đơn, chứng từ...

 

Lê Hoàng Nam bị bắt tạm giữ ngày 18/6/2022, đến ngày 27/6/2022 chuyển sang tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Cà Mau, các đồng phạm cũng lần lượt sa lưới pháp luật.

 

Quá trình điều tra, các bị can đã thành khẩn khai báo, thừa nhận hành vi phạm tội của mình.

 

Kết quả điều tra đã xác định vụ trộm vàng ở tiệm vàng T.H tổng giá trị tài sản bị mất trộm là hơn 310 triệu đồng; còn vụ trộm ở tiệm vàng K.L, tổng giá trị tài sản bị mất trộm là hơn 989 triệu đồng.

 

Theo đó, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Cà Mau đã truy tố Lê Hoàng Nam, Lâm Văn Lam về tội “Trộm cắp tài sản” theo điểm a, khoản 4, Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015; truy tố Nguyễn Văn Bé về tội “Trộm cắp tài sản” theo điểm a, khoản 3, Điều 173 Bộ luật Hình sự. Đồng thời, truy tố Nguyễn Thanh Sang, Huỳnh Kim Chi, Mai Hữu Ngưng về tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” theo điểm a, khoản 3, Điều 323 Bộ luật Hình sự.

 

Căn cứ hồ sơ vụ án, diễn biến tại phiên toà và xét nhân thân của các bị cáo thấy rằng các bị cáo trong nhóm trộm cắp này đã nhiều lần phạm tội “Trộm cắp tài sản”, “Cướp tài sản” và bị xử phạt tù nhưng chưa ý thức hoàn lương, nên lần này cần phải cách ly các bị cáo thời gian dài để cải tạo giáo dục, Hội đồng xét xử sơ thẩm đã quyết định xử phạt Lê Hoàng Nam 13 năm 6 tháng tù; Lâm Văn Lam 13 năm 6 tháng tù; Nguyễn Văn Bé 9 năm tù.

 

Đồng thời, xử phạt Nguyễn Thanh Sang 8 năm tù; Huỳnh Kim Chi 4 năm tù; Mai Hữu Ngưng 3 năm 6 tháng tù./.

 

 

Mỹ Pha

 

Liên kết hữu ích

Những chính sách nhân văn hỗ trợ người dân sau dịch Covid-19

Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và mọi mặt đời sống của người dân trên cả nước nói chung và người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau nói riêng, kinh tế bị tác động, người lao động và người sử dụng lao động gặp nhiều khó khăn.

Ðưa pháp luật đến với mọi nhà

Thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ, bên cạnh các phương tiện truyền thông chính thống, mạng xã hội đang là phương tiện truyền thông nhanh nhất và được đông đảo người dân sử dụng. Tận dụng thế mạnh này, từ đầu năm 2024, Sở Tư pháp đã xây dựng và triển khai mô hình "Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) thông qua mô hình “Zalo PBGDPL” trên địa bàn tỉnh, kết nối lực lượng tư pháp với quần chúng Nhân dân". Cách làm này nhằm đưa pháp luật đến với người dân tận ngõ, tận nhà, thực sự mang lại hiệu quả cao.

5 hình thức sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 03/2025/NĐ-CP quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất.

Ủy ban nhân dân cấp xã được chứng thực các văn bản do nước ngoài cấp

Chính phủ ban hành Nghị định số 07/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực.

Phối hợp nhịp nhàng trong quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm 

Quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các cơ quan được giao chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về ATTP.

Chính sách phát triển lĩnh vực xuất bản

Hoạt động xuất bản thuộc lĩnh vực văn hoá, tư tưởng phục vụ các nhiệm vụ chính trị của đất nước, của địa phương. Vì vậy, Nhà nước đã đề ra các chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ trong lĩnh vực xuất bản, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà xuất bản hoạt động và đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Còn nhiều vướng mắc trong quản lý bán hàng trên mạng

Theo quy định pháp luật đối với người kinh doanh thực phẩm online, có một số điểm đặc biệt phải theo các quy định tại: Khoản 1, Điều 22 Luật an toàn thực phẩm: Ngành thực phẩm online thường phải tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo sản phẩm được giao là an toàn cho người tiêu dùng.

Cần quan tâm hơn đến việc bảo quản nông sản sau thu hoạch, chế biến

Bảo quản và chế biến nông sản là một bước quan trọng nhằm tiến tới mục tiêu đa dạng sản phẩm, nâng cao giá trị nông sản và sức cạnh tranh. Do đó, việc nâng cao năng lực sơ chế, chế biến, bảo quản các sản phẩm nông lâm thuỷ sản theo các quy định đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường,…thời gian qua được các nhà máy xí nghiệp và các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.

Tăng cường công tác bảo vệ an toàn thực phẩm

Từ đầu năm đến nay, Đội thanh tra chuyên ngành nông nghiệp phối hợp với các ngành chức năng thanh kiểm tra phát hiện 201 vụ vi phạm trong các lĩnh vực kiểm soát giết mổ và kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; an toàn thực phẩm thuỷ sản và chống đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu thuỷ sản, kinh doanh mua bán vật tư nông nghiệp, thuốc, thuỷ sản…, tịch thu tang vật và xử lý thu nộp ngân sách gần 3 tỷ đồng.

"Siết chặt tay" quản lý hoạt động thương mại điện tử

Thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành xu hướng tất yếu trong hoạt động kinh doanh mua bán trong thời đại công nghệ số. Tuy nhiên, để quản lý chặt chẻ hoạt động này trên môi trường điện tử đòi hòi sự phối hợp, chung tay của nhiều ngành, đơn vị, để góp phần tạo môi trường kinh doanh bình đẳng trên môi trường mạng.