ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 09:52:14
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Mẹ bệnh tật chăm sóc con trai nhiễm chất độc da cam

Báo Cà Mau Anh Nguyễn Hoài Ân (sinh năm 1988, con trai bà Phương) tuy đã gần 30 tuổi nhưng trông anh chẳng khác nào đứa trẻ mới lên 3. Anh không nói chuyện được, đói bụng thì lại khều mẹ đòi ăn, ngần ấy tuổi đầu mà trông anh ngây ngô, ngơ ngác khiến chúng tôi cảm thấy thương cho số phận của anh.

Bà Nguyễn Thị Lan Phương (sinh năm 1962, ngụ Khóm 1, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển), cho biết: “Trước đây, khi còn khoẻ mạnh, tôi mượn sân nhà của đứa cháu kê bàn bán bún, cháo lòng. Thời gian rảnh rỗi tôi bán thêm chuối nướng, khoai lang chiên để kiếm thêm thu nhập, trang trải cho cuộc sống hằng ngày. Từ khi tôi đổ bệnh, do nhiều lần nhập viện để mổ đốt sống lưng nên nhà cửa, đất đai đã bán hết, rồi vay mượn khắp nơi để điều trị bệnh, đến giờ sức khoẻ suy yếu nên sống nương nhờ vào đứa cháu gái, có gì ăn nấy, sống lây lất qua ngày. Nợ nần thì ngày một nhiều, không có cách nào để trả”.

Cuộc sống của người cháu gái bà Phương cũng chẳng mấy sung túc. Chồng bỏ đi biền biệt, chị một mình nuôi con nhỏ và thuê căn nhà tại chợ Rạch Gốc để mở quán buôn bán sống qua ngày. Quán chỉ bán được những lúc ghe tàu vào neo đậu nên thu nhập cũng bấp bênh.

Chị Nguyễn Bích Thuỷ, cháu gái bà Phương, bùi ngùi chia sẻ: “Nhà ở đây là nhà mướn để buôn bán, thấy mẹ con dì tội quá nên tôi kêu qua đây sống với tôi để đỡ vất vả. Chứ sức khoẻ không có, lại nuôi đứa con nhiễm chất độc hoá học, nên có làm được gì đâu mà có tiền để thuê nhà trọ. Tôi có người anh ở Bình Dương mới mua được căn nhà kêu mẹ con tôi lên ở để cháu đi học, nhưng nghĩ đến dì sức khoẻ sa sút, không làm được gì nên tôi không nỡ ra đi mà ở lại cùng mẹ con dì vượt qua khó khăn trước mắt. Quán thì buôn bán ế ẩm, chỉ được những lúc ghe tàu vào bến đậu nên cuộc sống cứ thế qua ngày chứ chẳng dư dả gì”.

Anh Nguyễn Hoài Ân tuy gần 30 tuổi nhưng vẫn ngây ngô như một đứa trẻ lên 3. Bà Nguyễn Thị Lan Phương, mẹ anh, phải túc trực ngày đêm chăm sóc.

Do di chứng từ chất độc hoá học của chiến tranh để lại nên chồng bà Phương mất cách đây đã lâu. Một mình bơ vơ, lạc lõng giữa cuộc đời vì mất đi người đàn ông trụ cột của gia đình, bà như suy sụp hoàn toàn, 2 mẹ con bấu víu vào nhau sống nương nhờ vào chị Thuỷ. Hằng ngày, bà phụ chị Thuỷ rửa chén, nấu cơm, lặt rau, lau bàn mỗi khi khách ăn uống xong. Cuộc sống cứ thế lặng lẽ trôi qua từng ngày.

 Anh Nguyễn Hoài Ân (sinh năm 1988, con trai bà Phương) tuy đã gần 30 tuổi nhưng trông anh chẳng khác nào đứa trẻ mới lên 3. Anh không nói chuyện được, đói bụng thì lại khều mẹ đòi ăn, ngần ấy tuổi đầu mà trông anh ngây ngô, ngơ ngác khiến chúng tôi cảm thấy thương cho số phận của anh. Chính chiến tranh đã khiến biết bao người dân vô tội phải gánh chịu ảnh hưởng nặng nề do di chứng của chất độc hoá học da cam/dioxin. Anh tiếp xúc với người khác bằng cách khều khều mọi người rồi cười ngây ngô chứ chẳng biết gì.

Ông Nguyễn Nhựt Trường, Trưởng Khóm 1, thị trấn Rạch Gốc, bày tỏ: “Trường hợp của bà Phương ở địa phương ai cũng biết. Ðịa bàn Khóm 1 có nhiều hoàn cảnh khác nhau, nhưng đối với hoàn cảnh của 2 mẹ con bà Phương thì rất đặc biệt. Bà thì bệnh tật triền miên, sức khoẻ kém lại phải chăm sóc cho đứa con trai bị ảnh hưởng chất độc hoá học nên cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn, phải ăn nhờ, ở đậu người cháu. Ðịa phương làm gì được cho bà thì chúng tôi cũng đã làm, xét cấp cho bà sổ hộ nghèo và có thẻ BHYT để khám bệnh miễn phí, những khi có nhà từ thiện đến hỗ trợ quà gì thì chúng tôi cũng đã ưu tiên cho bà”.

Phó Chủ tịch UBND thị trấn Rạch Gốc Huỳnh Thanh Ðảm chia sẻ: “Hoàn cảnh của bà Phương không nhà cửa, không đất đai, sống nương nhờ vào người khác. Bà bệnh tật nhiều, lại phải chăm sóc cho đứa con bị nhiễm chất độc da cam, tuy đến tuổi trưởng thành nhưng em chẳng biết gì nên không phụ giúp được gì cho bà. Ðịa phương cũng đã bình xét để bà có được sổ hộ nghèo, rồi con trai bà được hưởng chế độ dành cho người khuyết tật. Những gì địa phương làm được thì cũng đã làm rồi. Chỉ mong sao có được những nhà hảo tâm, những tấm lòng nhân ái mở rộng vòng tay cùng nhau chia sẻ, ủng hộ cho bà để mẹ con có chỗ ăn, chỗ nghỉ"./.

Mọi sự giúp đỡ xin liên hệ: Tổ Từ thiện - Xã hội Báo Cà Mau.

ĐT: 0780.3831066, gặp anh Trầm Nghĩ

Tài khoản Quỹ từ thiện Báo Cà Mau:

- Tên đơn vị: Báo Cà Mau

- Số tài khoản: 10201-000205255-9

- Mở tại: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Cà Mau.

Bài và ảnh: Thuý Như

Ðền ơn đáp nghĩa là nhiệm vụ chính trị

Hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều hoạt động được tổ chức trên địa bàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. Các hoạt động này không chỉ nhằm ôn lại lịch sử mà còn phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, vững bước trên con đường phát triển.

Thầm lặng nghề công tác xã hội

Công việc nhiều hơn, đối tượng yếu thế tăng lên, nhưng nguồn lực làm công tác xã hội (CTXH) vẫn chưa đảm bảo, nhất là nhân lực kế thừa.

Trao tình thương, tiếp thêm nghị lực

Ðược triển khai từ năm 2024, mô hình “Tổ phụ nữ tiết kiệm mua thẻ bảo hiểm y tế tặng hội viên nghèo” của Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Phường 6, TP Cà Mau, không chỉ giúp chị em có điều kiện khám chữa bệnh, mà qua đó còn góp phần làm thay đổi nhận thức, hành vi của hội viên phụ nữ và người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của bảo hiểm y tế (BHYT).

Ðổi thay rõ nét diện mạo vùng đồng bào dân tộc

Bà Nguyễn Thu Tư, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo, cho biết: "Giai đoạn từ năm 2021 đến nay, hầu hết các nội dung chính sách dân tộc đều đã được tích hợp vào Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Với 10 dự án, 14 tiểu dự án và 36 nội dung thành phần, chương trình này được xem là chính sách tổng thể, tác động toàn diện đến mọi mặt đời sống, xã hội của đồng bào DTTS, trong đó có đồng bào dân tộc Khmer".

Hạnh phúc là sự sẻ chia

Phát huy truyền thống “lá lành đùm lá rách”, hoạt động an sinh xã hội, từ thiện được các tổ chức, cá nhân và mạnh thường quân trên địa bàn huyện Ðầm Dơi quan tâm thực hiện bằng nhiều hình thức.

Lan toả nghĩa cử đẹp

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tấm lòng nhân ái của mỗi người đối với cộng đồng khi một phần máu tốt của mình có thể cứu sống người bệnh. Thời gian qua, phong trào HMTN trên địa bàn TP Cà Mau luôn nhận được sự hưởng ứng tích cực không chỉ của lực lượng cán bộ, công chức, viên chức, các lực lượng vũ trang, đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên, mà còn nhận được sự tham gia của đông đảo người dân.

Ấm áp gian hàng 0 đồng của áo xanh tình nguyện

Với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, các đoàn viên, thanh niên đã và đang chung tay tạo nên những gian hàng 0 đồng hoạt động liên tục để trợ giúp cuộc sống của người lao động chân tay, người nghèo bớt nỗi nhọc nhằn.

Đoàn doanh nghiệp và đại diện Khu Di tích lịch sử địa đạo Củ Chi hỗ trợ Cà Mau hơn 2 tỷ đồng xây nhà cho người nghèo

Chiều 2/4, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cà Mau tổ chức tiếp đoàn các doanh nghiệp và đại diện Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, TP Hồ Chí Minh đến thăm, thực hiện các hoạt động an sinh xã hội tại tỉnh.

Cộng đồng chung tay chăm lo cho gia đình 2 người mất do tai nạn giao thông

Liên quan đến vụ việc chồng chở vợ đi khám thai bị tai nạn giao thông dẫn đến tử vong cả 2 trên tuyến Quốc lộ 1, những ngày qua, cùng với sự quan tâm của chính quyền địa phương, thông qua vận động của xã hội đã giúp gia đình lo hậu sự, yên lòng người ra đi.

Chàng trai trẻ thích làm việc thiện

Với tâm niệm góp sức nhỏ xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, suốt 7 năm qua, chàng trai trẻ Võ Trọng Hữu, 29 tuổi, ở Ấp 7, xã Nguyễn Phích, tích cực thực hiện các hoạt động thiện nguyện, kêu gọi hỗ trợ giúp đỡ bà con nghèo, khó khăn, bệnh tật như: xây dựng nhà ở, hỗ trợ tiền, nhu yếu phẩm; chia sẻ với các gia đình khó khăn không may có người thân qua đời; hỗ trợ địa phương xây dựng cầu, lộ giao thông nông thôn.