ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 23-9-24 11:34:55
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nâng cao năng lực cách ly, thu dung điều trị Covid-19

Báo Cà Mau (CMO) Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, Phó trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia Phòng, chống dịch Covid-19 chỉ đạo tại buổi làm việc với Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Cà Mau, sáng nay 22/7.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, Phó trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia Phòng, chống dịch Covid-19 yêu cầu Cà Mau chủ động mua sắm trang thiết bị y tế, nâng cao năng lực cách ly, điều trị.

Nguy cơ thường trực

Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Văn Dũng, Phó trưởng Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh thông tin: “Tỉnh Cà Mau hiện có 20 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 16 ca nhiễm trong cộng đồng, liên quan đến 2 chùm ca bệnh. Tuy nhiên, bước đầu đã khoanh vùng kịp thời, mức độ lây lan cơ bản được ngăn chặn. Đã qua 5 ngày, tỉnh chưa ghi nhận ca mắc mới”.

Đánh giá nguy cơ dịch bệnh, theo ông Dũng, đến thời điểm này tỉnh chỉ có 2 ấp (thuộc huyện Thới Bình, TP Cà Mau) có nguy cơ dịch bệnh. Song, 2 nơi này sắp qua 14 ngày, nếu ổn định sẽ gỡ phong tỏa, trở về trạng thái bình thường mới. Tuy nhiên, hiện nay người dân từ các tỉnh, thành về Cà Mau liên tục, kiểm soát vất vả, nguy cơ cao luôn thường trực.

Để đảm bảo cơ sở vật chất phòng, chống dịch, hiện tỉnh đang tiến hành mua thêm máy xét nghiệm PCR, nâng công suất từ 700 mẫu đơn lên 1.400 mẫu. Test nhanh có 13 cơ sở.

Ban chỉ đạo tỉnh đã xây dựng kế hoạch tiêm chủng 11.700 liều vắc-xin trong tuần sau. Đồng thời, tập huấn cho hơn 2.000 cán bộ với 200 tổ tiêm chủng để phục vụ cho Chiến lược tiêm chủng mở rộng.

Ngoài ra, tiếp tục trình UBND tỉnh thành lập thêm 1 bênh viện dã chiến. Như vậy, với 2 bệnh viện dã chiến 300 giường, cùng với 240 giường điều trị tại các bệnh viện tuyến tỉnh và huyện, sẽ đáp ứng mức độ trạng thái bình thường mới.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Hồng Quân, Trưởng ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh nhìn nhận: “Ca nhiễm trong cộng đồng đầu tiên tại Cà Mau xuất hiện từ ngày 6/7 vừa qua, kinh nghiệm thực tế địa phương còn nhiều hạn chế, trong khi nguy cơ người về từ vùng dịch vẫn rất cao, đây là vấn đề hết sức khó khăn”.

Ông Trần Hồng Quân thông tin, dù hiện nay các tỉnh phía Nam đã giãn cách xã hội nhưng mỗi ngày có khoảng 1.000 người vẫn có thể về tỉnh được. Địa phương phải kiểm soát chặt chẽ các cửa ngõ. Đồng thời, Cà Mau cũng đã xây dựng phương án dự phòng cho những tình huống xấu xảy ra.

Về vấn đề cách ly tập trung, hiện gần 900 người; cách ly tại nhà gần 4.700 người. Việc cách ly cả hộ gia đình hiện nay cơ bản siết chặt tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.

Tuy nhiên, do khu công nghiệp nằm trong khu dân cư, hầu hết nhà máy chế biến nằm khắp nơi trong tỉnh, nên việc quản lý công nhân, các nhà máy gặp không ít khó khăn.

Đề xuất tại buổi làm việc, Phó chủ tịch UBND tỉnh mong muốn Bộ Y tế hỗ trợ thêm cho Cà Mau trang thiết bị y tế, vật tư, sinh phẩm cho xét nghiệm, bởi khả năng tài chính mua sắm trang thiết bị y tế của tỉnh còn nhiều hạn chế.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Hồng Quân, Trưởng ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh đề nghị kiểm soát lại người từ các địa phương về Cà Mau trong thời gian giãn cách xã hội.

Chủ động mua sắm trang thiết bị y tế theo phương châm “4 tại chỗ”

Ghi nhận những kiến nghị của tỉnh, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho rằng, Cà Mau phải hết sức chủ động, không để tình trạng chạy theo dịch, mua sắm trước các trang thiết bị y tế theo phương châm “4 tại chỗ”. Thống kê nhân lực, kỹ thuật viên, sinh phẩm để sẵn sàng chống dịch cũng như hỗ trợ cho các tỉnh khác. Nắm chặt năng lực cách ly ở các cơ sở như khách sạn, cơ sở lưu trú, trường học, ký túc xá sinh viên, để sẵn sàng huy động cho các khu cách ly.

Về tổ chức chỉ đạo phòng, chống dịch, phải phân công từng đồng chí Ban Thường vụ Tỉnh ủy, gắn với từng nhiệm vụ, trách nhiệm trên từng địa bàn. Cấp huyện, cấp xã cũng tương tự như vậy. Phát huy vai trò tổ Covid cộng đồng, tất cả hộ dân phải ký cam kết phòng, chống dịch.

Lưu ý vấn đề quản lý doanh nghiệp, khu công nghiệp, Thứ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo, Ban quản lý khu kinh tế, công nghiệp và Chủ tịch UBND huyện, thành phố phải thực hiện nghiêm quy định phòng, chống dịch; tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Tiến hành xét nghiệm sàng lọc công nhân (kinh phí do doanh nghiệp chi trả). Doanh nghiệp nào đủ điều kiện thì mới cho hoạt động.

Về năng lực điều trị, Cà Mau hiện đảm bảo 40 giường cho bệnh nặng và 350 giường cho bệnh nhân nhiễm Covid-19, Thứ trưởng chỉ đạo nâng công suất điều trị lên ít nhất 1.000 bệnh nhân. Mở rộng khu cách ly tập trung trên 10.000 người, không để lây chéo trong khu cách ly, phải làm tốt công tác bàn giao sau cách ly.

Riêng về thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh, các địa phương phải thực hiện nghiêm túc, không ra đường quá 2 người trong gia đình. Vấn đề trong thời gian giãn cách nhưng vẫn có rất nhiều người từ tỉnh khác về Cà Mau được, sẽ chỉ đạo rà soát, chấn chỉnh lại.

Kiểm soát chặt chẽ người về từ ngoài tỉnh vào địa bàn.

Tại buổi làm việc, Bộ Y tế bàn giao phần mềm tổng hợp, phân tích và báo cáo dịch Covid-19 cho tỉnh, đề nghị tiếp tục duy trì khai thác và mở rộng ứng dụng này để đảm bảo công tác phòng, chống dịch kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả.

Được biết, hôm qua 21/7, đoàn công tác đã đến kiểm tra, nắm tình hình thực hiện công tác phòng, chống dịch tại 2 khu cách ly tập trung Trung đoàn Bộ binh 896 và Trường Chính trị tỉnh, khu dân cư phong tỏa ở ấp Tân Hiệp, xã An Xuyên, TP Cà Mau và công tác thu dung điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Cà Mau./.

Hồng Nhung

Xây dựng lối sống lành mạnh, phù hợp, phòng bệnh tim mạch

Do áp lực từ cuộc sống, rất nhiều người đã lơ là, chủ quan trong bảo vệ sức khoẻ. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro các bệnh lý có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ bản thân, trong đó có các bệnh lý về tim mạch. Đáng nói hơn, bệnh lý này không loại trừ bất cứ ai và có xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Bệnh ung thư đang tăng cao

Theo số liệu thống kê ghi nhận được tại Khoa Ngoại ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, hiện nay đơn vị đã tiếp nhận chăm sóc, khám và chữa trị thường xuyên cho gần 3.200 bệnh nhân mắc ung thư, tăng hơn 200 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (không kể số bệnh nhân tự đi thăm khám, phát hiện và được điều trị ở tuyến trên).

Cẩn trọng với nguồn thực phẩm từ gia cầm chưa qua kiểm dịch

Thịt gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) là loại thực phẩm thiết yếu trong hầu hết các bữa ăn của nhiều hộ gia đình hiện nay. Bởi đây là loại thực phẩm có nguồn protein khá cao và rất tốt cho sức khoẻ, do có ít calo và chất béo bão hoà so với các loại thịt đỏ như: heo, cừu, trâu, bò… từ đó cũng sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh về tim mạch hơn.

Cập nhật các vấn đề thiết yếu trong bệnh lý tim mạch và siêu âm

Chiều 14/9, Phòng khám Đa khoa Thành Lợi phối hợp với Viện Tim mạch TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo cập nhật các vấn đề thiết yếu trong bệnh lý tim mạch và siêu âm.

Dinh dưỡng hợp lý để phát triển bền vững

Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ của mỗi con người, đặc biệt là trẻ em.

Ðiểm sáng công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình

Với sự quan tâm của các cấp uỷ, chính quyền, thời gian qua, Phòng khám Ða khoa khu vực xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGÐ), tạo chuyển biến tích cực, nâng cao chất lượng dân số ở địa phương.

Kiểm tra các cơ sở kinh doanh, sản xuất bánh trung thu tại TP Cà Mau

Sáng nay (5/9), theo kế hoạch đã đề ra, Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024 có buổi kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh trung thu trên toàn địa bàn TP Cà Mau.

Nhóm đối tượng dễ mắc bệnh tim mạch

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, số người tử vong do tim mạch hơn cả tử vong do ung thư, COPD và đái tháo đường cộng lại. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong và xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Chọn lựa và bảo quản thực phẩm đúng cách

Thực phẩm luôn được xem là một trong những thứ thiết yếu đối với đời sống hằng ngày của mọi gia đình. Khi mức sống người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về thực phẩm sạch, nhất là đối với những loại thực phẩm tươi sống càng cấp thiết hơn. Tuy nhiên, cách chọn lựa và bảo quản thực phẩm như thế nào vừa để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng, vừa an toàn vệ sinh trong quá trình chế biến và sử dụng, đòi hỏi người tiêu dùng cần có những kỹ năng cơ bản.   

Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm dịp Tết trung thu 2024

Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ cho mọi người, Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Cà Mau đã xây dựng kế hoạch triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết trung thu 2024. Nội dung chính của kế hoạch gồm công tác tuyên truyền và công tác kiểm tra.