ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 18:00:00
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ngăn chặn mối đe doạ an ninh phi truyền thống

Báo Cà Mau Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Cà Mau, tình hình an ninh chính trị tiếp tục được giữ vững ổn định; trật tự, an toàn xã hội được kiểm soát; tuy nhiên, cũng xuất hiện những mối đe doạ tiềm ẩn từ an ninh phi truyền thống do biến đổi khí hậu (BÐKH), môi trường, tác động từ sự phát triển của Internet. Căn cứ các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, bộ, ngành có liên quan, UBND tỉnh đã tích cực, chủ động triển khai công tác phòng ngừa, ngăn chặn, nhất là từ tác động của BÐKH, môi trường.

Cà Mau tiếp tục thực hiện hiệu quả kế hoạch của UBND tỉnh về Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.

Theo UBND tỉnh, hiện nay BÐKH ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường. Cà Mau là một trong những địa phương được dự báo sẽ chịu tác động nghiêm trọng nhất của BÐKH và nước biển dâng; sạt lở bờ biển, bờ sông diễn ra ngày càng phức tạp; đặc điểm địa chất công trình được xếp vào loại yếu và rất yếu, dễ bị sụt lún, sạt lở nên việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, xây dựng dân dụng rất tốn kém, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất của người dân.

Kịch bản BÐKH của Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng năm 2020 dự báo, tỉnh có 3 mặt tiếp giáp với biển (Ðông, Tây, Nam), nếu mực nước biển dâng 100 cm, sẽ có khoảng 79,62% diện tích có nguy cơ bị ngập, trong đó huyện Trần Văn Thời và Cái Nước có nguy cơ ngập cao nhất, với lần lượt là 93,28% và 89,01%. Tổng chiều dài các đoạn bờ biển của tỉnh sạt lở khoảng 187/254 km. Theo số liệu thống kê của ngành lâm nghiệp, giai đoạn 2011-2021, sạt lở bờ biển làm mất đất và rừng phòng hộ khoảng 5.250 ha (tương đương diện tích bình quân một xã của tỉnh).

Về môi trường nước, do mùa khô, nắng nóng kéo dài, dẫn đến thiếu hụt nguồn nước ngọt, người dân phải khai thác, sử dụng nguồn nước ngầm để thay thế. Tuy nhiên, nguồn nước ngầm đang bị suy giảm, cạn kiệt do việc khai thác quá mức nên một số nơi vẫn còn thiếu nước hợp vệ sinh để sản xuất, sinh hoạt. Ðồng thời, ô nhiễm nguồn nước ngày càng gia tăng, xuất phát từ nhiều nguyên nhân: hoạt động nuôi tôm siêu thâm canh tự phát, ngoài vùng quy hoạch, xả thải trực tiếp nước thải chưa qua xử lý ra môi trường; các cơ sở sơ chế thuỷ sản phân bố rải rác, không tập trung, gây khó khăn trong quản lý, kiểm soát xả thải; hộ chăn nuôi chưa áp dụng biện pháp xử lý chất thải hoặc có áp dụng nhưng chưa đạt yêu cầu.

Trên quan điểm “quy hoạch đi trước một bước”, tỉnh đầu tư hệ thống thuỷ lợi phục vụ theo từng tiểu vùng sản xuất. (Trong ảnh: Hệ thống thuỷ lợi vùng ngọt huyện Trần Văn Thời linh hoạt vận hành trong mọi điều kiện thời tiết).

Trong các mối đe doạ, tác động của BÐKH, môi trường là rõ nhất. Theo đó, tỉnh triển khai nhiều chương trình nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về BÐKH; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng chống thiên tai, nhằm chủ động về phương tiện, sẵn sàng lực lượng ứng cứu trong mọi tình huống khi có yêu cầu.

Công tác phòng ngừa và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường được quan tâm chỉ đạo, chú trọng đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt tập trung tại TP Cà Mau, các đô thị và xử lý nước thải ở các khu công nghiệp, khu kinh tế. Ðẩy mạnh xã hội hoá hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, nhất là địa bàn nông thôn; đầu tư thu gom, xử lý triệt để chất thải rắn y tế; khuyến khích sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường...

Kinh tế phát triển nhanh, kéo theo nhiều vấn đề gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. (Trong ảnh: Khu neo đậu tập trung vận chuyển vật liệu xây dựng trên sông Cái Tàu, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình).

Tỉnh đề ra mục tiêu đến năm 2025, Cà Mau có 95% hộ ở thành thị và 60% hộ ở nông thôn sử dụng nước sạch theo quy chuẩn; giải quyết cơ bản tình trạng thiếu nước sinh hoạt, nước cho sản xuất...

Ông Nguyễn Hoài An, Trưởng phòng Biển và Hải đảo, Sở Tài nguyên và Môi trường, cho biết: "Hệ sinh thái ven biển và quanh các đảo ngày càng bị suy giảm, ô nhiễm môi trường có chiều hướng tăng. Sự phát triển các khu công nghiệp ven biển, đô thị hoá khu vực ven biển, các hoạt động kinh tế, sinh hoạt của dân cư ven biển phát sinh nhiều rác thải, nhất là rác thải nhựa, làm ảnh hưởng lớn đến môi trường biển, hệ sinh thái ven biển, gián tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng. Trước thực trạng trên, tỉnh triển khai nhiều giải pháp tích cực, quyết tâm bảo vệ môi trường, hệ sinh thái biển đảo, trong đó có việc tỉnh vừa thành lập Khu bảo tồn biển 27.000 ha thuộc 10 đảo của 3 cụm đảo; thả 900 khối rạn nhân tạo tại biển Tây với 1,88 km2 nhằm tái tạo nguồn lợi thuỷ sản".

Cà Mau đang tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm khôi phục nguồn lợi thuỷ sản, ổn định vùng khai thác. (Trong ảnh: Thả giống thuỷ sản góp phần khôi phục nguồn lợi).

Theo ông Ðỗ Minh Ðiền, Phó chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, qua thời gian đầu tư, hiện hệ thống công trình thuỷ lợi trên địa bàn được vận hành đảm bảo yêu cầu phục vụ sản xuất, chưa gây sự cố mất an toàn công trình. Tuy nhiên, do đầu tư khá lâu, quy mô nhỏ, kết cấu đơn giản, có dấu hiệu xuống cấp, gây ảnh hưởng đến mục tiêu sử dụng. Ðặc biệt, những năm gần đây, do tác động của BÐKH kéo theo sự gia tăng về tần suất và cường độ mưa, gây áp lực rất lớn đến các công trình. Việc chủ động thực hiện hiệu quả phương án bảo vệ các công trình thuỷ lợi là giải pháp tốt nhất để ngăn ngừa hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra./.

 

Trần Nguyên

 

Hành động sớm, giảm thiệt hại

Cà Mau là tỉnh ven biển duy nhất ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), không được bổ sung nguồn nước ngọt từ các sông lớn đầu nguồn, đời sống và sản xuất của người dân phụ thuộc hoàn toàn vào nước ngầm và nước mưa nên chịu ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng khi hạn hán, xâm nhập mặn vùng ngọt xảy ra, nhất là khó khăn về nước sinh hoạt, đặc biệt là ở các khu vực thuộc vùng ngọt thuộc các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình và TP Cà Mau, các khu vực ven biển, đảo và hải đảo, vùng nông thôn.

Thích ứng linh hoạt, sống chung biến đổi khí hậu

Chủ động tiếp cận, linh hoạt thích ứng và sống chung với biến đổi khí hậu (BÐKH), biến thách thức thành cơ hội đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đó là quan điểm trong mọi hành động ứng phó với BÐKH trên địa bàn tỉnh thời gian qua cũng như ở giai đoạn tiếp theo.

Giúp người dân thích ứng trước biến đổi khí hậu

Khánh Tiến là 1 trong 2 xã ven biển của huyện U Minh, chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu (BÐKH) với các loại hình thiên tai: mưa bão, xâm nhập mặn, nước biển dâng... ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân, nhất là những hộ nghèo, khó khăn. Nhằm cải thiện đời sống, cũng như giúp hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn xã thích ứng tốt với BÐKH, Hội LHPN tỉnh đã triển khai Dự án “Tăng cường sự thích ứng dựa vào cộng đồng với BÐKH vùng ven biển”, giai đoạn 2023-2025 (Dự án).

Hành động sớm để giảm thiểu thiệt hại

Xây dựng phương án cụ thể; có những chỉ đạo sớm, triển khai kịp thời đến cơ sở, đến người dân; công bố thiên tai khi đủ điều kiện để áp dụng các biện pháp khẩn cấp theo quy định; huy động nguồn lực từ nguồn ngân sách cho đến nguồn tài trợ... là những giải pháp tỉnh đã triển khai thực hiện nhằm ứng phó, hạn chế thiệt hại và khắc phục hậu quả thiên tai thời gian qua.

Nối dài “tường thành” giữ đất

Cà Mau là một trong những địa phương chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực nhất bởi tình trạng xói lở bờ biển. Hơn lúc nào hết, tỉnh cần có những dự án lớn và dài hơi để ứng phó với biến đổi khí hậu. Ðể làm được điều này, bên cạnh việc huy động nguồn vốn từ Trung ương đến địa phương thì hợp tác quốc tế là một trong những giải pháp mà tỉnh đã nỗ lực thực hiện để hướng đến xây dựng các công trình bền bỉ, chống chịu trước thiên nhiên.

Sông Ðốc cần hỗ trợ thêm nguồn lực phòng, chống thiên tai

Ðể chủ động trước tình hình diễn biến phức tạp của thiên tai, UBND thị trấn Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời) bố trí phương án huy động lực lượng, đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhân lực, phương tiện, vật tư, nhiên liệu... tại địa phương theo phương châm “4 tại chỗ” và huy động tối đa nguồn lực trong dân khi có thiên tai xảy ra.

Tiến tới cộng đồng an toàn trước thiên tai

Hướng tới xây dựng cộng đồng an toàn trước thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu (BÐKH), giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản do thiên tai gây ra, thời gian qua, tỉnh Cà Mau triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để không chỉ nâng cao nhận thức mà còn nâng cao năng lực ứng phó trong cộng đồng dân cư.

Trắng tay vì sạt lở

Những ngày cuối năm 2024, chị Lê Bị Bỉ, ấp Bỏ Hủ, xã Tam Giang Ðông, huyện Năm Căn, rơi vào cảnh trắng tay khi miếng vuông gần 50 công giáp cửa biển Bắc Bồ Ðề đã bị sóng biển đánh trôi, xoá sổ hoàn toàn. Sạt lở, nước biển đã ập vào ngập tận chân nền nhà - tài sản duy nhất còn lại của gia đình. Dù ra sức bao ví, giữ gìn nhưng trước sự cuồng nộ của sóng gió, chị Bỉ cũng không biết có thể cầm cự được bao lâu nữa.

Sẵn sàng cho mùa khô hạn

Mùa khô năm 2024-2025 được dự báo không nghiêm trọng, song tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn vẫn ở mức cao hơn trung bình và diễn biến phức tạp. Vì vậy, việc chủ động xây dựng phương án ứng phó linh hoạt, sát thực tế là rất cần thiết, để nhiệm vụ phòng, chống đạt hiệu quả.

Chủ động trước mùa khô hạn

Sụt lún đường, thiếu nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất, xâm nhập mặn... là những nỗi lo thường trực mỗi khi bước vào mùa khô.