ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 19-9-24 03:04:29
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

KỶ NIỆM 94 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG NGÀNH TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG (1/8/1930-1/8/2024)

Ngành Tuyên giáo Cà Mau - Những trang sử vẻ vang

Báo Cà Mau 94 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, ngành Tuyên giáo của Ðảng bộ tỉnh Cà Mau đã có những đóng góp quan trọng, xuyên suốt, vẻ vang cho sự nghiệp cách mạng. Ông Nguyễn Quốc Tiến, Phó trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, khẳng định: "Ngành Tuyên giáo tỉnh Cà Mau luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của cách mạng trong từng thời kỳ lịch sử, góp phần đưa sự nghiệp cách mạng của cả nước nói chung, của Cà Mau nói riêng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”.

Trải qua các giai đoạn, công tác tuyên giáo của tỉnh Cà Mau dù có những đặc điểm riêng, nhiệm vụ khác nhau ở mỗi thời kỳ, song luôn luôn là một bộ phận máu thịt, quan trọng trong sự nghiệp cách mạng chung.

Trong giai đoạn từ năm 1930-1945, thời kỳ vận động cách mạng đấu tranh giành chính quyền, tỉnh Cà Mau chưa thành lập cơ quan chuyên trách công tác tuyên giáo. Công tác tuyên giáo thời kỳ này được gọi là công tác tuyên truyền - cổ động do các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Tỉnh uỷ đảm trách.

Những người làm công tác truyền thông ở Cà Mau, lực lượng xung kích phản bác quan điểm sai trái, những luận điệu xuyên tạc, phản động. Hoạt động của những người làm báo ở Cà Mau góp phần không nhỏ trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, sự suy thoái về tư tư tưởng, chính trị, đạo đức và lối sống trong xã hội. Ảnh: LONG HOA

Bằng truyền đơn, sách báo, biểu ngữ, diễn thuyết, tuyên truyền miệng, vận động thuyết phục, huy động quần chúng mít tinh, biểu tình, tuần hành biểu dương lực lượng..., công tác tuyên giáo đã khẳng định vai trò lãnh đạo của Ðảng, biến chủ trương của Ðảng thành các phong trào cách mạng có sức mạnh to lớn, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, trong đó tiêu biểu là thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai (13/12/1940), tiến tới cuộc vận động cách mạng 1940-1945 mà đỉnh cao là Cách mạng Tháng Tám thành công, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà.

Ðầu năm 1948, Ban Tuyên huấn Tỉnh uỷ Bạc Liêu (nay là Cà Mau và Bạc Liêu) được thành lập. Ðây là cơ quan tham mưu chuyên trách công tác tuyên - văn - giáo - huấn đầu tiên của Ðảng bộ tỉnh. Giai đoạn này, cơ quan Ban Tuyên huấn Xứ uỷ - Trung ương Cục miền Nam, Sở Tuyên truyền - Văn nghệ, Sở Giáo dục Nam Bộ... đứng chân hoạt động tại Cà Mau, góp phần tạo nên sức lan toả lớn lao trên các lĩnh vực công tác tuyên giáo trong giai đoạn kháng Pháp.

Thời kỳ này, Ðảng bộ tỉnh Cà Mau rất chú trọng công tác tuyên giáo, coi đây là vũ khí sắc bén để tuyên truyền, vận động, tập hợp quân và dân thành một khối thống nhất vì mục tiêu chung của sự nghiệp cách mạng. Công tác tuyên giáo của Cà Mau đã vận dụng sáng tạo chủ trương của Ðảng, cổ vũ, động viên Nhân dân thực hiện nhiệm vụ “kháng chiến và kiến quốc”, góp phần quan trọng khơi dậy truyền thống yêu nước, ý chí quật cường theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” để cùng với cả nước đi đến thắng lợi chung của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Từ năm 1955-1960, thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị chuyển từ “đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị”, trong điều kiện hoạt động bí mật, bộ máy tinh gọn, công tác tuyên giáo chủ yếu là công tác chính trị, tư tưởng do những đồng chí lãnh đạo chủ chốt cấp uỷ phụ trách.

Ðầu năm 1961, đáp ứng kịp thời nhiệm vụ thực tiễn cách mạng mới trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Tỉnh uỷ chủ trương củng cố, tăng cường cơ quan Ban Tuyên huấn. Theo đó, Ban Tuyên huấn Tỉnh uỷ Cà Mau được thành lập các tiểu ban: Tuyên truyền, Huấn học, Thông tấn, Báo chí, Văn nghệ, Trường Chính trị Châu Văn Ðặng... Giai đoạn kháng chiến chống Mỹ chứng kiến sự phát triển, trưởng thành vượt bậc của ngành Tuyên giáo, góp phần xứng đáng vào công cuộc đánh đuổi giặc thù và bè lũ tay sai, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

“Ngành Tuyên giáo của Cà Mau đã đào tạo, sản sinh ra những cá nhân ưu tú, trong đó có những tên tuổi lẫy lừng của cách mạng Việt Nam như cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt; các Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, Liệt sĩ: Phan Ngọc Hiển, Trần Ngọc Hy, Trần Văn Thời, Châu Văn Ðặng, Nguyễn Mai. Ngành Tuyên giáo làm nên những chiến công vẻ vang tô thắm thêm những trang sử vàng của quê hương, đất nước, viết thành truyền thống tự hào của ngành Tuyên giáo Cà Mau hôm nay”, ông Nguyễn Quốc Tiến tự hào chia sẻ.

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt là một trong những nhà cách mạng kiệt xuất đã từng gắn bó và có nhiều cống hiến trong công tác tuyên giáo của Tỉnh uỷ Bạc Liêu (nay là Cà Mau, Bạc Liêu). (Trong ảnh: Dâng hương tại Khu di tích Nơi ở và làm việc của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt tại xã Khánh Hoà, huyện U Minh).

Sau ngày hoà bình, thống nhất, ngành Tuyên giáo tỉnh Cà Mau có nhiều thay đổi về tên gọi, tổ chức bộ máy để đáp ứng kịp thời nhiệm vụ mới. Ngày 1/1/1997, tỉnh Minh Hải được chia tách thành 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu. Theo đó, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Cà Mau được thành lập. Từ đó đến nay, cơ quan Tuyên giáo Tỉnh uỷ phát triển ổn định, đội ngũ cán bộ ngày càng được trí thức hoá và chuyên nghiệp hơn.

Ông Nguyễn Quốc Tiến tâm đắc: “Bác dạy, tính Ðảng là nguyên tắc, là nền tảng của công tác tuyên giáo. Do đó, công tác tuyên giáo trong bối cảnh mới càng phải kiên định lập trường cách mạng trên nền tảng tư tưởng của Ðảng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; khẳng định và tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng là vấn đề mang tính nguyên tắc bất biến của công tác tuyên giáo”.

Theo ông Nguyễn Quốc Tiến, việc bám sát thực tiễn, gắn chặt với cơ sở, kịp thời dự báo, định hướng tư tưởng, chính trị, tạo sự đồng thuận xã hội trong quá trình triển khai chủ trương, đường lối, nghị quyết của Ðảng là hết sức quan trọng. Trong bối cảnh mới, Ðảng ta cũng đã xác định rõ, “công tác tuyên giáo phải đi trước một bước trên mặt trận tư tưởng”.

Ðồng thời, các nhiệm vụ cấp thiết của ngành Tuyên giáo là chủ động, kiên quyết, kiên trì phản bác một cách có cơ sở khoa học, có sức thuyết phục đối với những quan điểm sai trái, những luận điệu xuyên tạc, phản động; đẩy mạnh công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức và lối sống trong xã hội, đặc biệt là trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, góp phần vào công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ thống chính trị; tiếp tục lan toả tinh thần, giá trị và ý nghĩa của việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn xã hội.

Bên cạnh đó, nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên giáo có đầy đủ bản lĩnh, giàu tâm huyết, có tri thức và phương pháp công tác khoa học cũng là ưu tiên quan trọng của ngành Tuyên giáo tỉnh Cà Mau trong giai đoạn hiện nay. “Ðứng trước những yêu cầu mới, nhiệm vụ ngày càng nặng nề, phức tạp, đòi hỏi cán bộ làm công tác tuyên giáo phải đủ đức, đủ tài, đủ bản lĩnh, đủ uy tín và giàu khát vọng để phụng sự, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng”, ông Tiến đúc kết.

Trong thời đại Hồ Chí Minh, dưới ngọn cờ lãnh đạo của Ðảng ta, ngành Tuyên giáo của Ðảng đã viết nên truyền thống lịch sử tự hào, vẻ vang suốt chặng đường 94 năm qua. Ngành Tuyên giáo tỉnh Cà Mau tiếp tục kế thừa, phát huy, đúc rút những kinh nghiệm quý báu; tiếp tục đổi mới để phụng sự Ðảng, Tổ quốc, Nhân dân, vì mục tiêu xây dựng quê hương Cà Mau và Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa ngày càng giàu đẹp, hạnh phúc.


Cách đây 94 năm, ngày 1/8/1930, Ban Cổ động và Tuyên truyền của Ðảng Cộng sản Việt Nam xuất bản tài liệu “Ngày Quốc tế đỏ 1/8”  nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế đấu tranh chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ hoà bình, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc. Tài liệu này đã gây tiếng vang lớn trong xã hội lúc bấy giờ, là niềm cổ vũ to lớn đối với quần chúng công nông nước ta đứng lên đấu tranh với bọn thực dân, đế quốc và phong trào giải phóng dân tộc.

Năm 2007, Ban Bí thư Trung ương Ðảng khoá X đã quyết định chọn ngày 1/8 hằng năm làm Ngày Truyền thống ngành Tuyên giáo của Ðảng.


 

Phạm Quốc Rin

 

Nguồn động viên với gia đình chính sách

Thời gian qua, hội cựu chiến binh (CCB) các cấp trong tỉnh đã thể hiện vai trò, trách nhiệm, gương mẫu trong thực hiện và vận động Nhân dân chấp hành chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kiên quyết đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, âm mưu "diễn biến hoà bình”, "bạo loạn lật đổ” của các thế lực thù địch. Song song đó, các cấp hội còn tích cực tham gia cùng cấp uỷ, chính quyền, các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, góp sức cho công tác an sinh xã hội và chăm lo gia đình chính sách, người có công với cách mạng.

40 tác phẩm xuất sắc đạt giải Cuộc thi chính luận Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 10/9, Ban Chỉ đạo 35 của tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết Cuộc thi chính luận Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ ba, năm 2024. Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phạm Thành Ngại, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Hồ Trung Việt dự và chỉ đạo hội nghị.

Giữ hương khói cho người

Toạ lạc ở sát ngã tư đường Ngô Quyền, bên kia là Quảng trường Phan Ngọc Hiển, Khu Tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh nằm giáp ba bề là cây xanh, chốn này yên bình đến nỗi hằng ngày có thể nghe tiếng lá rơi, tiếng chim hót gọi bầy... Vốn được biết đến là nơi thể hiện niềm yêu kính của người dân Cà Mau đối với Bác, cho nên khi đến đây, lặng ngắm không gian thương thuộc này, người ta có cảm giác đâu đó có bóng hình lãnh tụ...

Văn hoá, con người Cà Mau với tiến trình hội nhập

Qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; tình hình kinh tế, văn hoá - xã hội tỉnh Cà Mau tiếp tục phát triển. Nhiều phong trào thi đua yêu nước mang lại kết quả khá toàn diện, góp phần vào sự thành công các Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và giảm nghèo bền vững...

Thiêng liêng tình cảm với Bác Hồ

Dịp lễ Quốc khánh 2/9 hằng năm, ngoài việc vui tết độc lập, Chi bộ, Mặt trận, đoàn thể và bà con ở ấp Tham Trơi, xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời còn tập trung nấu mâm cơm cúng Bác, nhằm thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với Bác Hồ kính yêu, người đã cống hiến trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Tôn vinh cống hiến của đảng viên

Phấn khởi và tự hào, đó vừa là tâm trạng của các đảng viên Ðảng bộ huyện Phú Tân vinh dự được nhận Huy hiệu Ðảng vào dịp Quốc khánh 2/9, vừa là niềm vui chung của chi bộ nơi đảng viên sinh hoạt. Bởi, những tấm huy hiệu được trao là phần thưởng cao quý ghi nhận quá trình phấn đấu, rèn luyện, cống hiến của các đảng viên cho sự nghiệp cách mạng của Ðảng và Nhân dân.

Chuẩn bị tái hiện Sự kiện tập kết ra Bắc

"Sông Ðốc là cửa biển lớn nhất và sầm uất nhất tỉnh Cà Mau. Năm 1954, sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, cửa Sông Ðốc được chọn làm bến tập kết để đưa bộ đội và đồng bào miền Nam ra Bắc. Ðây cũng là 1 trong 3 điểm tập kết lớn của các tỉnh Nam Bộ để các chuyến tàu tập kết chuyên chở hàng trăm ngàn cán bộ, bộ đội, Nhân dân, thiếu nhi của miền Nam ra miền Bắc", Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân, Phó trưởng ban Chỉ đạo (BCÐ) các hoạt động kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc, nhắc nhớ lịch sử.

“Chi bộ 4 tốt” - Cốt ở đảng viên

“Chi bộ 4 tốt” là mô hình cụ thể hoá tinh thần Nghị quyết số 21-NQ/TW (Nghị quyết 21), ngày 16/6/2022, của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng về “Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới”. Tại Cà Mau, việc xây dựng “Chi bộ 4 tốt”, “Ðảng bộ cơ sở 4 tốt” đã được các cấp uỷ đảng quan tâm triển khai, tạo sự chuyển biến tích cực trong việc tăng cường sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng; nâng cao hình ảnh, uy tín, vai trò của đảng viên.

Học Bác tính tiết kiệm

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Chi đoàn Quân sự thị trấn U Minh, huyện U Minh, thực hiện nhiều mô hình tiết kiệm.

Việt Nam trân trọng độc lập, phát triển bền vững

Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố trước quốc dân, đồng bào và toàn thế giới ngày 2/9/1945 đã khẳng định Việt Nam là một quốc gia tự do, độc lập. Ở đó người dân có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc… Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…