ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 3-4-25 09:18:45
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nghị lực của nạn nhân da cam

Báo Cà Mau Thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn có 54 hộ có người thân là nạn nhân chất độc da cam (NNCÐDC). Với ý chí và nghị lực kiên cường, nhiều NNCÐDC đã vượt qua bệnh tật, vươn lên tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

Điển hình như ông Huỳnh Ðức Tài, ngụ khóm Hàng Vịnh, từng tham gia cách mạng, bị ảnh hưởng của chất độc da cam, may mắn cơ thể lành lặn nhưng sức khoẻ không còn được như trước. Tuy nhiên, không đầu hàng số phận, ông hăng hái lao động sản xuất, vươn lên phát triển kinh tế.

Sau nhiều năm vất vả lao động, ông Tài tích góp mua được 2 ha đất để nuôi tôm quảng canh cải tiến. Tuy nhiên, năng suất mang lại không cao, lợi nhuận chỉ đủ chi tiêu trong gia đình. Với tính cần cù, linh hoạt trong sản xuất, ông tận dụng đất vườn, đất trống trên bờ vuông trồng dừa và khóm xen canh, lấy ngắn nuôi dài hiệu quả.

Mô hình trồng dừa, khóm xen canh giúp ông Huỳnh Ðức Tài phát triển kinh tế.

Mô hình trồng dừa, khóm xen canh giúp ông Huỳnh Ðức Tài phát triển kinh tế.

Nhờ kết hợp đa dạng các mô hình sản xuất, với 2 ha đất canh tác cho ông nguồn thu nhập trên trăm triệu đồng mỗi năm, gia đình vươn lên phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Cùng tham gia kháng chiến chống Mỹ và nên duyên, vợ chồng ông Trịnh Hoàng Chiến và bà Tạ Kim Lắng (khóm Hàng Vịnh) là thương binh, bị nhiễm chất độc da cam/Dioxin. Ông Chiến nhiễm chất độc, tổn thương cơ thể từ 41-60%, còn bà Lắng nhiễm mức độ 21-40%. Tuy nhiên, vượt lên nỗi đau da cam, ông bà lao động, gầy dựng cơ ngơi và nuôi con ăn học nên người.

Ông Chiến kể: “Vợ chồng tôi trở về quê hương, cuộc sống lúc bấy giờ khó khăn lắm, làm nhiều công việc để nuôi 4 đứa con. Tôi thấy đời cha ông, rồi đến đời tôi cực khổ với ruộng đồng, nên vợ chồng tôi quyết tâm cho con ăn học đến nơi đến chốn”.

Với suy nghĩ đó, vợ chồng ông chí thú làm ăn, lên kế hoạch chi tiêu tiết kiệm, dành dụm tiền cho con ăn học, tích góp mua đất sản xuất. Ngoài nuôi tôm quảng canh, ông bà tận dụng đất trống trên bờ vuông trồng rau màu, cây ăn trái để có thêm thu nhập.

Bà Lắng chia sẻ: “4 đứa mà mỗi đứa chỉ cách nhau 1, 2 tuổi, năm nay đứa này vào đại học thì năm sau đứa kế cũng vào, nên lúc đó vợ chồng tôi tự nhủ phải cố gắng thật nhiều. Khó khăn, vất vả, vậy mà cũng nuôi 4 đứa nhỏ ăn học đến nơi đến chốn. Tuy nhiên, nghĩ lại tôi còn thấy buồn, vì có lúc quá khó khăn mà đứa lớn nhất chỉ học hết lớp 12 phải đi làm phụ cha mẹ chớ không được tốt nghiệp đại học như 3 đứa em”.

Từ việc nuôi dạy con tốt của ông bà, 4 người con học hành giỏi giang và có công ăn việc làm ổn định. Tốt nghiệp trung học phổ thông, người con gái lớn theo nghề thợ may, 3 người còn lại tốt nghiệp đại học và đang làm việc trong các cơ quan Nhà nước.

Ông Trần Văn Trắng, Chủ tịch Hội NNCÐDC/Dioxin thị trấn Năm Căn, cho biết: “Các chính sách của Ðảng, Nhà nước, sự quan tâm của các ngành, địa phương phần nào giúp gia đình NNCÐDC ổn định tinh thần, vơi bớt khó khăn. Hơn hết là ý chí và nghị lực của nhiều gia đình NNCÐDC, họ không đầu hàng với số phận, tích cực lao động, vươn lên trong cuộc sống”./.

 

Phương Thảo

 

Thiết thực chính sách nội trú, miễn giảm học phí

Ðối với sinh viên vùng sâu, vùng xa như tỉnh Cà Mau, các chính sách ưu đãi của Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục đã thể hiện tính nhân văn sâu sắc, giúp các em giảm bớt khó khăn về chi phí học hành, thêm điều kiện thực hiện ước mơ tri thức.

Nghị lực của nạn nhân da cam

Thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn có 54 hộ có người thân là nạn nhân chất độc da cam (NNCÐDC). Với ý chí và nghị lực kiên cường, nhiều NNCÐDC đã vượt qua bệnh tật, vươn lên tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

Chàng trai trẻ thích làm việc thiện

Với tâm niệm góp sức nhỏ xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, suốt 7 năm qua, chàng trai trẻ Võ Trọng Hữu, 29 tuổi, ở Ấp 7, xã Nguyễn Phích, tích cực thực hiện các hoạt động thiện nguyện, kêu gọi hỗ trợ giúp đỡ bà con nghèo, khó khăn, bệnh tật như: xây dựng nhà ở, hỗ trợ tiền, nhu yếu phẩm; chia sẻ với các gia đình khó khăn không may có người thân qua đời; hỗ trợ địa phương xây dựng cầu, lộ giao thông nông thôn.

Nuôi dưỡng tình yêu thiên nhiên cho trẻ

Bậc học mầm non là giai đoạn trẻ tiếp thu và ghi nhớ nhanh các kiến thức bổ ích trong cuộc sống. Ðây cũng được xem là “giai đoạn vàng” để giáo dục và tạo nền móng cho sự phát triển của trẻ trong tương lai. Ngoài giờ học trên lớp, hiện nay, các nhà trường còn kết hợp tổ chức hoạt động ngoại khoá cho trẻ như: sinh hoạt ngoài trời, tham quan góc thiên nhiên, dạy trẻ cách trồng và chăm sóc cây xanh, vườn rau, vườn hoa... Ðây là cách hướng cho trẻ khám phá những điều mới mẻ, thêm yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường sống.

Nỗ lực hoàn thiện tiêu chí y tế

Y tế là 1 trong 3 tiêu chí xã Khánh An tập trung triển khai thực hiện quyết liệt, quyết tâm hoàn thiện trong năm 2025 để đưa xã về đích nông thôn mới (NTM) nâng cao. Trong đó, chỉ tiêu về hộ dân tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) được xã quan tâm hàng đầu, kết hợp với tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, đạt chỉ tiêu đề ra.

Quyết liệt thực hiện “5 rõ” trong xoá nhà tạm

Trong phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (ngày 10/11/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu xác định cụ thể nhiệm vụ, lộ trình thực hiện để hoàn thành mục tiêu vào năm 2025; phải bảo đảm tinh thần “5 rõ” trong chương trình (rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả). Quán triệt sự chỉ đạo, suốt thời gian qua, tỉnh Cà Mau đã sâu sát và triển khai quyết liệt tinh thần “5 rõ” trong xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.

Giáo dục Cà Mau khẳng định vị thế

Kết quả đạt được trong phát triển giáo dục mũi nhọn của tỉnh thời gian qua khẳng định hướng đi đúng trong công tác tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo học sinh giỏi (HSG) - “hạt nhân” tương lai của tỉnh, đất nước. Ðó là cơ sở, nền móng vững chắc, góp phần xây dựng tỉnh Cà Mau phát triển nhanh và bền vững. “Với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài cho tỉnh, những năm qua, ngành giáo dục chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn. Qua đó, góp phần khẳng định vị thế trong sự nghiệp “trồng người””, Tiến sĩ Lê Hoàng Dự, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT), khẳng định.

Chắp cánh ước mơ cho học sinh vùng khó

Ðã 26 năm kể từ ngày 5/3/1999, quỹ học bổng mang tên Vừ A Dính của Trung ương Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh chính thức ra đời, do bà Trương Mỹ Hoa, nguyên Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, nguyên Phó chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm Chủ tịch. Quỹ học bổng Vừ A Dính đã mang đến rất nhiều niềm vui cho các em thiếu nhi dân tộc thiểu số trên cả nước, trong đó có tỉnh Cà Mau, giúp các em chắp cánh những ước mơ tiến bước đến trường.

Không để người dân thiếu nước sinh hoạt

Hạn mặn là vấn đề đã được dự báo trước hằng năm mỗi khi vào mùa khô. Thế nhưng nhiều năm nay, các địa phương vẫn loay hoay trong công tác ứng phó, chưa có hướng khắc phục lâu dài. Mùa khô năm nay cũng không ngoại lệ khi nhiều địa phương trong tỉnh hiện đang đối mặt với tình trạng hạn mặn, thiếu nước phục vụ tưới tiêu, bảo vệ rừng, và hơn hết là tình trạng thiếu nước trong sinh hoạt của nhiều hộ dân.

Tất cả vì học sinh thân yêu

Trường Tiểu học 1 thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển là điểm sáng về tinh thần trách nhiệm và lòng yêu nghề của đội ngũ giáo viên. Tại đây, những giờ phụ đạo miễn phí đã trở thành quen thuộc, là minh chứng cho sự tận tâm của các thầy cô, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của địa phương.