ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 1-11-24 10:38:32
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nghĩ về vấn nạn bạo hành

Báo Cà Mau Theo báo cáo của Phòng Xây dựng nếp sống văn hoá và gia đình, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau, trong năm 2014, toàn tỉnh xảy ra trên 330 trường hợp bạo lực gia đình. Trong đó, khu vực nông thôn xảy ra 290 trường hợp và khu vực thành thị trên 40 trường hợp.

Theo báo cáo của Phòng Xây dựng nếp sống văn hoá và gia đình, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau, trong năm 2014, toàn tỉnh xảy ra trên 330 trường hợp bạo lực gia đình. Trong đó, khu vực nông thôn xảy ra 290 trường hợp và khu vực thành thị trên 40 trường hợp.

Hình thức bạo lực cũng đa dạng, nhiều nhất là bạo lực thân thể (221 trường hợp), kế đến là bạo lực tinh thần (100 trường hợp), còn lại là bạo lực tình dục và bạo lực kinh tế. Bắt nguồn bạo lực có thể là do sự nhịn nhục, cam chịu, từ đó hành vi bạo lực gia tăng và kéo dài.

Hạnh phúc sẽ toả sáng trong gia đình không bạo lực.

Chị Võ Thanh H (ngụ xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời), bị chồng thường xuyên đánh đập mà chẳng dám than phiền, đến nỗi mẹ ruột của chị vì đau lòng nên tìm đến cơ quan chức năng yêu cầu giúp đỡ. Vậy mà chị cũng không hài lòng với việc tố giác của mẹ, cho đến khi bị chồng đánh phải nhập viện điều trị vào tháng 8/2014, chị H mới quyết định xin ly hôn.

Ðau lòng hơn là trong số hơn 330 trường hợp bạo lực, có không ít trường hợp cha mẹ bị con ruột hành hung hoặc ngược đãi. Nhiều năm rồi, bà Trương Thị H (khóm 5, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn), thường xuyên bị con ruột tên Võ Minh Ð ngược đãi, uy hiếp, buộc bà phải giao đất bà đang quản lý cho Ð. Thậm chí Ð còn chửi bới, nhục mạ em gái mình vì nghi ngờ em gái cản ngăn mẹ giao đất.

Ở tuổi 92 mà bà Nguyễn Thị B (ngụ xã Tân Lộc, huyện Thới Bình) lại còn bị con ruột của mình tên Nguyễn Minh H ngược đãi và đánh đập thường xuyên vì chuyện không đâu. H đã bị Toà án huyện Thới Bình xử phạt 18 tháng tù giam về hành vi bạo lực (tháng 5/2014).

Mỗi trường hợp bạo lực có hoàn cảnh khác nhau và thực tế thì con số thống kê trên 330 trường hợp cũng chưa phản ánh đầy đủ vấn nạn bạo lực đang diễn ra ở tỉnh ta. Vì vậy, nhân ngày Quốc tế hạnh phúc năm nay, với chủ đề “Yêu thương và chia sẻ”, chúng ta hãy hành động vì gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. Bên cạnh đó, mạnh dạn phê phán những biểu hiện, hành vi bạo lực gia đình cũng như tích cực hưởng ứng các hoạt động thiết thực để mang lại hạnh phúc cho người thân, gia đình và cộng đồng xã hội./.

Bài và ảnh: Mã Phi

Tuyên truyền “Nói không với ma tuý” trong học đường

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phòng chống ma tuý, thuốc lá điện tử trong học đường, sáng nay (21/10), Tỉnh đoàn phối hợp với Công an tỉnh tổ chức các hoạt động tuyên truyền “Nói không với ma tuý” cho tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh Trường THPT Nguyễn Việt Khái (Phường 8, TP Cà Mau).

Hỗ trợ hoà nhập cho người mãn án

Với mong muốn tạo điều kiện giúp đỡ người mãn án trở thành người có ích cho xã hội, Công an huyện U Minh đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể thường xuyên tổ chức các hoạt động trợ giúp tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý, đào tạo nghề và tư vấn việc làm cho những đối tượng này.

Truyền thông phòng chống HIV/AIDS trong giới trẻ

Những năm gần đây, số người nhiễm HIV/AIDS tại Cà Mau có xu hướng trẻ hoá, trong đó dưới 30 tuổi chiếm đa số; không chỉ trong nhóm đối tượng trưởng thành mà ngay cả học sinh, sinh viên cũng là mối quan tâm, vì thói quen sinh hoạt không lành mạnh, do đó, cần tăng cường truyền thông mạnh và rộng khắp.

Bắt nhóm đối tượng vận chuyển 2 kg ma tuý

Sau thời gian nỗ lực điều tra, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ, Công an tỉnh Cà Mau, đã khám phá thành công và bắt giữ nhóm đối tượng tổ chức vận chuyển trái phép chất ma tuý liên tỉnh, thu giữ 2 kg ma tuý.

Thí điểm mô hình phối hợp hỗ trợ người sau cai

Cơ sở Cai nghiện ma tuý tỉnh Cà Mau và UBND huyện Thới Bình vừa tổ chức ký kết phối hợp thực hiện mô hình “Hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng, công tác quản lý, hỗ trợ người sau cai nghiện ma tuý". Kết quả từ mô hình thí điểm này sẽ là tiền đề để thời gian tới tỉnh thực hiện nhân rộng tại các địa phương khác trên địa bàn.

Giúp học viên phục hồi sức khoẻ

Xác định một trong những mục tiêu quan trọng khi cai nghiện ma tuý là phục hồi thể chất, tinh thần, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi cho học viên, thời gian qua, Cơ sở Cai nghiện ma tuý tỉnh tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao... giúp học viên rèn luyện, có thêm động lực cai nghiện tốt, sớm trở về với gia đình, tái hoà nhập cộng đồng.

Ngăn chặn ma tuý từ sớm, từ xa

Thông tin từ Ban Chỉ đạo 138 tỉnh, qua rà soát và phân loại, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 11 xã, phường, thị trấn trọng điểm về ma tuý, 22 điểm có nguy cơ phức tạp về ma tuý và 100/101 xã, phường, thị trấn có ma tuý. Những tháng đầu năm 2024, tình hình tội phạm và tệ nạn ma tuý trên địa bàn tỉnh từng lúc diễn biến phức tạp, tội phạm và vi phạm về ma tuý được phát hiện, xử lý nhiều hơn cùng kỳ.

Tệ nạn và tội phạm ma tuý ngày càng trẻ hoá

Thời gian gần đây, các loại ma tuý mới xuất hiện thâm nhập vào Việt Nam nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng đã làm tình hình tội phạm về ma tuý ngày càng diễn biến phức tạp, kéo theo đó, số lượng người nghiện cũng tăng hơn so với cùng kỳ. Đáng chú ý là người nghiện ma tuý có xu hướng trẻ hoá về độ tuổi, chủ yếu là thanh, thiếu niên. Đây cũng là hồi chuông báo động đối với bậc phụ huynh trong việc quản lý con em mình.

Trợ lực người sau cai nghiện tái hoà nhập

Thời gian qua, công tác hỗ trợ người nghiện tái hoà nhập cộng đồng luôn được các cấp, các ngành, các địa phương đặc biệt quan tâm. Cùng với việc chăm sóc, điều trị, phục hồi sức khoẻ, công tác đào tạo việc làm, định hướng nghề nghiệp được Cơ sở Cai nghiện ma tuý tỉnh (Cơ sở) chú trọng, nhằm từng bước tạo điều kiện trang bị hành trang đầy đủ để người sau cai có thể tự tin vững bước trong hành trình tái hoà nhập cộng đồng.

Tác hại nguy hiểm của bóng cười

Trên địa bàn tỉnh Cà Mau thời gian qua xuất hiện tình trạng thanh - thiếu niên sử dụng ma tuý tổng hợp, shisha trong các cơ sở kinh doanh có điều kiện như: karaoke, nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ... Tại một số trường học có học sinh hút thuốc lá điện tử (TLÐT). Ðáng lo ngại là qua theo dõi, tại Cà Mau đã có tình trạng giới trẻ sử dụng bóng cười tại các điểm kinh doanh, vui chơi, giải trí, nhà hàng có phục vụ rượu bia, dịch vụ ăn uống, karaoke...