ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 4-12-24 00:13:44
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nghĩa cử đẹp vì đường quê thông thoáng

Báo Cà Mau Mặc dù xem “Tấc đất tấc vàng” nhưng vì lợi ích chung của cộng đồng, vì sự phát triển của quê hương, rất nhiều người dân trên địa bàn huyện Ðầm Dơi đã không do dự, tự nguyện hiến đất để xây dựng lộ nông thôn. Ðây là nghĩa cử đẹp, góp phần chung tay xây dựng NTM và đô thị văn minh.

Con đường đi ngang nhà ông Tô Công Bằng, ở ấp Tân Hiệp, xã Tân Ðức, trước đây do người dân tự xây dựng, ngang chỉ 1 m. Vào cuối năm 2021, nhằm tạo điều kiện đi lại thuận lợi, đồng thời thực hiện hoàn thành tiêu chí giao thông trong xây dựng NTM, chính quyền địa phương đã tuyên truyền, vận động người dân hiến đất xây dựng tuyến lộ ngang 3 m, chiều dài 2,5 km.

Tuyến Ðường 30/4 đấu nối giáp cầu Tân Khánh, xã Tân Duyệt, do người dân hiến đất, đang được triển khai xây dựng.

Ông Bằng là một trong những hộ tiên phong ủng hộ, tự tháo dỡ một phần ngôi nhà đang ở để mở rộng lộ. Ông Bằng bày tỏ: “Mình đập căn nhà, có không gian để xây tuyến đường thẳng và thông thoáng, bà con đi lại được dễ dàng, tôi thấy sự hy sinh vật chất này của mình là xứng đáng”.

Gia đình bà Trần Thị Thuý, ấp Tân Hiệp Lợi A, xã Tân Ðức, cũng tự nguyện tháo dỡ ngôi nhà đang ở trị giá gần 200 triệu đồng, mới đưa vào sử dụng chưa lâu, để địa phương mở rộng lộ.

“Tuyến lộ đẹp, thông thoáng cho bà con đi lại như vậy, mình hy sinh căn nhà thì cũng xứng đáng. Mặc dù rất tiếc vì tiền của bỏ ra, nhưng vì lợi ích chung nên gia đình thấy việc làm của mình có ý nghĩa”, bà Thuý chia sẻ.

Bà Trần Thị Thuý, đập một phần căn nhà, hiến đất làm lộ, tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận tiện.

Ông Lê Hoàng Nhi, ấp Tân Hiệp Lợi A, phấn khởi: “Hai hộ dân này đã tự nguyện phá dỡ căn nhà của mình, hiến đất làm lộ ngang 3 m cho người dân đi lại, học sinh đi học dễ dàng. Chúng tôi rất cảm ơn việc làm tốt của hai hộ”. 

Còn tại thị trấn Ðầm Dơi, trong năm nay đã có 8 hộ hiến hơn 13.300 m2 đất trị giá hàng tỷ đồng để Nhà nước đầu tư xây dựng tuyến lộ Phan Thị Ðẹt nối dài và tuyến Ðường 30/4 đấu nối giáp cầu Tân Khánh, xã Tân Duyệt. Ông Mai Hữu Di, Khóm 4, thị trấn Ðầm Dơi, cho biết: “Qua tuyên truyền, thấy ích lợi chung nên gia đình cũng bàn bạc với nhau và thống nhất hiến đất. Trong thời gian lộ được thi công, chúng tôi cũng tạo mọi điều kiện để công trình nhanh chóng hoàn thành”.

Ông Lê Tấn Công, Chủ tịch UBND thị trấn Ðầm Dơi, thông tin: “Hướng tới đô thị loại 4 thì việc phát triển kết cấu hạ tầng là nhiệm vụ quan trọng. Do nguồn vốn đầu tư có hạn nên UBND thị trấn họp dân, vận động Nhân dân hiến đất đối với những tuyến đường đã được Nhà nước quy hoạch từ lâu nhưng đến nay chưa triển khai được. Một điều rất phấn khởi là qua vận động, đến thời điểm này, trên địa bàn thị trấn có 2 tuyến đường do người dân hiến đất”.

 Ông Lê Tấn Công, Chủ tịch UBND thị trấn Đầm Dơi (bìa phải), trao giấy biểu dương các hộ dân hiến đất làm đường Phan Thị Đẹt nối dài và tuyến đường 30/4 đấu nối, giáp cầu Tân Khánh, xã Tân Duyệt.

Chỉ tính riêng từ năm 2022 đến nay, huyện đã vận động, được người dân hiến hơn 600.000 m2 đất để xây dựng lộ, tổng trị giá quy ra tiền hơn 60 tỷ đồng. Không chỉ vậy, người dân còn tự bồi trúc lộ đất đen, sửa chữa cống xổ tôm, dọn dẹp cây ăn trái, hoa màu, cùng Nhà nước thực hiện hơn 180 km lộ, trị giá trên 12 tỷ đồng.

“Người dân hiến đất giúp giảm được chi phí bồi thường hoặc hỗ trợ, từ đó có nguồn đầu tư nhiều hơn cho các công trình, dự án trên địa bàn huyện, từng bước phát triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, phục vụ giao thương cũng như phát triển kinh tế”, ông Trần Anh Chót, Phó chủ tịch UBND huyện, cho biết.

Từ những kết quả đạt được, huyện sẽ tiếp tục vận động người dân trong toàn huyện hưởng ứng và tự nguyện tham gia phong trào hiến đất làm lộ, nhằm lan toả nghĩa cử đáng trân trọng này./.

 

Thuỳ Mỵ

 

Nâng cao năng lực ban vận động khóm

Nhằm tạo điều kiện để thành viên ban vận động cơ sở trao đổi kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” gắn với xây dựng đô thị văn minh, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa phối hợp với UBND huyện Năm Căn tổ chức Cuộc thi Nâng cao năng lực các thành viên ban vận động khóm trên địa bàn huyện năm 2024.

Ðầu tư phát triển lưới điện nông thôn

Ðể đảm bảo vận hành cung ứng điện và nâng cao chất lượng điện năng phục vụ sản xuất, đời sống người dân khu vực nông thôn, thời gian qua, Ðiện lực huyện Ðầm Dơi đã và đang triển khai các công trình đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa và chống quá tải hệ thống lưới điện. Ðây là yếu tố góp phần đẩy nhanh Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Ấp Mũi tự hào đi lên…

Nếu địa danh Mũi Cà Mau là mũi con tàu của Tổ quốc như Nhà thơ Xuân Diệu từng cảm tác, thì Ấp Mũi, xã Ðất Mũi (huyện Ngọc Hiển) là địa phương cuối cùng, thuộc chóp mũi của con tàu hình chữ S. Vị trí địa lý đã tạo nên một Ấp Mũi với nét đặc trưng rất riêng. Và càng tự hào hơn khi diện mạo nơi đây đang từng ngày thay da đổi thịt, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng cải thiện, nâng cao; chuyển mình, góp sức cho huyện nhà tiến lên nông thôn mới, xứng tầm với vị trí đất thiêng, cùng Tổ quốc thực hiện khát vọng vươn ra biển lớn.

Ðồng Bìm Bịp đổi mới nhờ nông thôn mới

Ðịa danh đồng Bìm Bịp ở xã Quách Phẩm, huyện Ðầm Dơi từ lâu được nhiều văn nghệ sĩ đưa vào tác phẩm. Trong đó, Soạn giả Trọng Nguyễn có tuyệt tác vọng cổ “Ðồng Bìm Bịp” về vùng đất mà các thế hệ cha ông phải đánh đổi bao mồ hôi, nước mắt, hy sinh bởi sự khắc nghiệt của thiên nhiên và đương đầu với chiến tranh chống giặc ngoại xâm để con cháu hôm nay được tận hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Viettel kết nối, đem lại niềm vui cho người dân Cồn Cát

Từ trước đến nay, người dân ấp Cồn Cát, xã Viên An, huyện Ngọc Hiển, đã quen với cảnh xem ti vi bị chập chờn, gọi điện thoại di động thì bị ngắt quãng, khi có chuyện gấp muốn liên lạc rất là khó khăn. Thế nên, sau khi Viettel Cà Mau xây dựng hệ thống cáp quang, đem lại những tiện ích cho đời sống thì bà con vô cùng phấn khởi.

Tạo thói quen tốt

Xác định việc phân loại rác tại nguồn là giải pháp quan trọng nhằm hạn chế lưu lượng rác thải phát sinh ra môi trường, từ đó có thể tái sinh nguồn tài nguyên từ rác đóng góp vào sự phát triển bền vững cho xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã thực hiện mô hình phân loại rác tại nguồn. Chính từ việc làm này, đã tạo được thói quen tốt trong việc bảo vệ môi trường cho người dân đến làm việc và công chức, viên chức, người lao động ngay tại đơn vị.

Về xã xoá trắng hộ nghèo

Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài, thời gian qua xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn đã tranh thủ mọi nguồn lực, huy động cả hệ thống chính trị ở địa phương, tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động Nhân dân, nhất là những hộ nghèo phấn đấu vươn lên. Qua nhiều năm nỗ lực, đến nay, xã không còn hộ nghèo, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên đáng kể.

Lộ bê tông về vùng khó

Người dân Ấp 14, xã Khánh Lâm, huyện U Minh, vui mừng khi con lộ mới vừa thi công hoàn thành trải bê tông thẳng tắp, phục vụ nhu cầu đi lại, học tập thuận tiện cho người dân và học sinh.

Hoà Thành nâng chất nông thôn mới

Sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), bộ mặt nông thôn xã Hoà Thành ngày một khởi sắc, đời sống người dân ngày một nâng lên. Duy trì, giữ vững và nâng chất các tiêu chí là nhiệm vụ quan trọng đối với chính quyền và Nhân dân trên địa bàn xã.

Trí Lực dồn sức xây dựng nông thôn mới nâng cao

Qua rà soát, đến nay xã Trí Lực, huyện Thới Bình đạt 16/19 tiêu chí xã nông thôn mới (NTM) nâng cao. Với 3 tiêu chí chưa đạt (Quy hoạch, Chất lượng môi trường sống, Quốc phòng và an ninh), địa phương sẽ dồn sức để thực hiện, phấn đấu về đích xã NTM nâng cao trong thời gian sớm nhất.