ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 25-11-24 01:24:33
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Người “lái đò” trọn đạo

Báo Cà Mau Lớp học tình thương vang xa tiếng đánh vần ê a của bọn trẻ hoà cùng tiếng gõ nhịp thước của một cô giáo già. Ngoài hành lang nhìn vào, hình ảnh đầu tiên bắt gặp là dáng vẻ của cô giáo đứng lớp với đôi vai nhỏ, mái tóc đã hoa râm. Giọng cô ấm áp, đôi tay có lúc hơi run nhưng khi cô viết chữ lên bảng thì lại rất đẹp và rõ nét.


Cô đón tiếp tôi với nụ cười hiền hậu: “Em đợi cô chút, 30 phút nữa lớp học mới kết thúc”. Quan sát lớp học, tôi bị cuốn hút, hấp dẫn bởi cách cô dạy, thỉnh thoảng, cô cho lớp đọc 1 bài thơ hay kể cho bọn trẻ nghe 1 câu chuyện ngắn. Cứ thế lớp học của cô lúc im lặng, đôi khi nhộn nhịp cho đến hết giờ.

Cô Thêu nguyện lòng gắn bó với học trò nghèo.

Ít có ai biết tên thật của cô giáo ấy là Lê Thị Thêu, người ta chỉ nghe bọn trẻ thường gọi là “Bà cô”. Cô là một cô giáo dạy ở lớp học tình thương Phường 6, TP Cà Mau. Cô Thêu kể, sinh ra và lớn lên tại Cà Mau, cô đã từng đi khắp nơi từ Sài Gòn, Cần Thơ, Bến Tre để dạy học; nhưng sau năm 1975, cô quyết định về lại mảnh đất chôn nhau cắt rốn và tiếp tục nghề gõ đầu trẻ.

Sắp xếp lại mấy quyển tập, cô Thêu kể tiếp: “Năm 14 tuổi, tôi đi tu và được học tập trong nhà dòng. Khi ra trường, năm 27 tuổi, là lúc bắt đầu gắn bó với nhiều lớp học, từ mẫu giáo đến cấp 2”.

Ðược sự giúp sức của vị cha xứ trong Nhà thờ Bảo Lộc, Phường 6, mà cô đã có được lớp học tình thương. Cô Thêu nhớ lại: “Lớp học đầu tiên được mở ở Cống Ðôi, Phường 6, chừng 20 đứa theo học, hồi đó mượn nhà dân để dạy nên lụp xụp lắm, dạy được 2 năm thì chuyển 2 chỗ nữa, cũng trong Phường 6, rồi cha xứ cất nhà tại chỗ này và tôi dạy cho đến bây giờ”.

Không gia đình, con cháu, cô Thêu sống trong một ngôi nhà nhỏ ở Phường 6 và nhờ vào tiền hỗ trợ từ nhà thờ. Gắn bó vì tình yêu trẻ, thương cái cảnh không biết chữ của các em mà hơn 80 tuổi rồi cô vẫn miệt mài với lớp học tình thương. Hằng ngày, cứ tầm hơn 7 giờ sáng là cô có mặt tại lớp học để bắt đầu rèn chữ cho học trò nghèo khó, đáng thương.

Lớp học khoảng 30 người, dạy kiến thức lớp 1 nhưng đủ mọi lứa tuổi theo học, có người đã hơn 40 tuổi, mỗi người là một hoàn cảnh khác nhau nhưng chung quy lại là gia đình nghèo khó, không điều kiện học hành. Có em cha mẹ mất hết, phải sống với ông bà ngoại. Có em cha đi tù, mẹ thì bệnh tâm thần. Có em cả cha mẹ đều bị bệnh thận… Thấu hiểu hoàn cảnh của các em, cô Thêu mong muốn tìm cho bọn trẻ một niềm vui ngay trên những nghiệt ngã của cuộc đời.

Ánh mắt nhìn xa, cô tư lự: “Tôi thương bọn trẻ, tụi nó nghèo nhưng rất chịu khó học. Nhưng tôi giờ lớn tuổi rồi không biết chết lúc nào, chỉ lo cho bọn trẻ không biết chữ, khổ lắm”. Cuộc đời của cô không có gì vướng bận, chỉ thui thủi một mình, sống với niềm vui lớn nhất trong cái tuổi xế chiều là được dạy cho bọn trẻ biết cái chữ, biết đạo đức, biết sống như thế nào là có ích.

Cô bộc bạch: “Mỗi ngày học tôi luôn tạo niềm vui cho các em, lúc thì học bài, khi thì tập hát, tập múa để giờ học không nhàm chán mà các em cũng vui vẻ hơn. Tặng 1 cục kẹo khi trả bài thuộc cũng là cách khuyến khích tinh thần của các em”. Chính tình yêu thương trẻ mà “Bà cô” đã thu hút được nhiều học trò nghèo đến với lớp học tình thương.

Ngót gần 13 năm gắn bó với nhiều lớp học tình thương tại Cà Mau, trải qua nhiều khó khăn, vất vả, nhưng đối với cô, được dạy chữ cho trẻ em nghèo, không điều kiện học tập là niềm hạnh phúc trong cuộc đời mình. Cô Thêu trải lòng: “Mỗi sáng tôi mang theo 2 ổ bánh mì để cho bọn trẻ ăn. Ðói thì làm sao học được, dù ít ỏi nhưng thấy tụi nó được no bụng là vui rồi. Tuổi tôi đã cao nhưng ít đau bệnh, vì vậy mới có thể dạy chữ cho bọn trẻ tới bây giờ”.

Không cần ai biết đến, không cần người ca ngợi, cô giáo Lê Thị Thêu cứ âm thầm lặng lẽ làm đẹp cho đời, bởi những thầm lặng của cô đã đem đến nhiều niềm hy vọng, tia sáng cho trẻ em nghèo.

Nắng đã lên cao, tia nắng ấy sẽ làm ấm lòng người lái đò, như lời cô nói: “Hễ được đi dạy là trong người khoẻ re hà”./.

Bài và ảnh: My Lê

Nhật ký làm theo lời Bác

Để lan toả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong trường học và giáo dục các em học tập, rèn luyện theo lời Bác, Liên đội Trường Tiểu học Hàng Vịnh (huyện Năm Căn) thực hiện phong trào “Viết nhật ký làm theo lời Bác Hồ dạy”.

Khơi gợi niềm tự hào, lòng yêu nước cho thế hệ trẻ

Giáo dục truyền thống trong học đường được các trường xác định là nhiệm vụ thường xuyên và liên tục. Theo đó, hằng năm, các trường đều xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động giáo dục thực tiễn như: văn hoá, văn nghệ ca ngợi Ðảng, Bác Hồ, quê hương, đất nước; hành trình về nguồn, kết nạp Ðảng, Ðoàn, Hội, Ðội tại các khu di tích lịch sử cách mạng; tri ân, đền ơn đáp nghĩa hướng về cội nguồn dân tộc, thu hút đông đảo giáo viên và học sinh tham gia; đồng thời lồng ghép nội dung này vào chương trình giảng dạy.

Tiếng lòng từ thầy của những... người thầy

Công việc giảng dạy của những người thầy được ví như đưa đò tri thức. Cứ mỗi chuyến đò cập bến là đong đầy niềm vui lẫn trăn trở khôn nguôi. Thầm lặng chèo đò, chở những mảnh ghép tri thức vun đắp cuộc đời, đến khi nghỉ hưu, rời xa tiếng trống trường, những nhà giáo ấy vẫn cứ dõi theo công việc giảng dạy của thế hệ sau, về những bước phát triển của ngành giáo dục tỉnh nhà, lẫn niềm xúc động bồi hồi mỗi khi đến Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Cậu học trò đam mê Tin học

Ðam mê Tin học, cộng với đức tính cần cù, chăm chỉ trong rèn luyện và học tập, cậu học trò Cao Nguyên Khang, Lớp 12A, Trường THPT U Minh, thị trấn U Minh, không chỉ duy trì thành tích học sinh khá giỏi mà còn sở hữu nhiều thành tích ấn tượng tại các cuộc thi Tin học.

Phạm Ðức Thuận và giải thưởng Ðại sứ Văn hoá đọc

Chọn đề tài viết tiếp tác phẩm "Bến quê" của Nhà văn Nguyễn Minh Châu và đề xuất nhiều sáng kiến, kinh nghiệm phát triển văn hoá đọc cho học sinh vùng sâu, vùng xa, Phạm Ðức Thuận, Lớp 10A1, Trường THPT Ðầm Dơi (huyện Ðầm Dơi) đoạt giải Khuyến khích toàn quốc cuộc thi Ðại sứ Văn hoá đọc năm 2024.

Trao 11 suất học bổng, 50 suất quà cho học sinh

Ngày 16/11, tại trường THCS Ngọc Chánh (huyện Đầm Dơi), Đoàn khối Dân chính đảng phối hợp trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau trao tặng 11 suất học bổng, 50 suất quà cho học sinh trong chương trình Nâng bước đến trường.

Gặp gỡ hai thủ khoa đầu vào ngành Sư phạm

Thầy Phạm Việt Hưng, Hiệu trưởng Trường THPT Ðầm Dơi (huyện Ðầm Dơi), cho biết, nhà trường vừa đón nhận niềm vui có hai em học sinh của trường là thủ khoa đầu vào ngành Sư phạm. Cụ thể, em Nguyễn Hải Ðăng, thủ khoa ngành Sư phạm Toán học tại Trường Ðại học Cần Thơ và em Bùi Hải An, thủ khoa ngành Sư phạm Lịch sử - Ðịa lý tại Trường Ðại học Sài Gòn.

Nâng chất giáo dục mầm non

Huyện Ngọc Hiển có 8 trường mầm non, mẫu giáo, trong đó có 4 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và 2 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, với tổng số hơn 1.600 trẻ theo học. Những năm qua, huyện quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học, sân chơi cho trẻ theo hướng ngày càng chuẩn hoá, đáp ứng điều kiện chăm sóc, giáo dục, góp phần nâng cao tỷ lệ huy động trẻ đến trường.

Gương sáng cô giáo Trần Hồng Măng

Những năm qua, Chi uỷ Trường Tiểu học Nguyễn Văn Huyên, thị trấn U Minh, huyện U Minh luôn quan tâm chỉ đạo đảng viên trong trường nghiêm túc thực hiện việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, xem đây là một trong những phong trào thi đua thiết thực từng năm học. Quá trình thực hiện, trong Chi bộ đã xuất hiện nhiều cá nhân điển hình tiên tiến, cô giáo Trần Hồng Măng là một trong số đó.

Học để thoát nghèo

Cái nghèo đeo bám gia cảnh khiến giấc mơ nối dài con đường học tập của những bạn trẻ này không hề dễ dàng. Biến khó khăn thành động lực phấn đấu, hành trang bước vào đời là sự cố gắng không ngừng, cùng những vòng tay nhân ái luôn che chở - tất cả đã tạo nên sức mạnh để các bạn bước tiếp trên hành trình chinh phục tri thức.