ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 10-5-24 09:15:05
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Người trẻ chung tay bảo tồn văn hoá Khmer

Báo Cà Mau Hiện nay, thế hệ trẻ người Khmer đã có ý thức hơn việc bảo tồn văn hoá nghệ thuật đặc sắc của dân tộc mình. Khi dự các lễ, Tết như: Ok Om Bok, Chôl Chnăm Thmây..., các bạn trẻ được xem, được chứng kiến nhiều hoạt động thể thao và nghệ thuật như: thi thả đèn nước, thi ẩm thực, liên hoan nghệ thuật sân khấu dù kê... Với chiếc điện thoại thông minh trên tay, họ đã quay lại những tiết mục, hay chụp những hình ảnh thú vị... để dựng clip, slide và đăng tải lên các tài khoản mạng xã hội của mình như: Facebook, TikTok, Instagram...

Khi cô giáo thị phạm các điệu múa, các bạn trẻ thích thú quay lại và dựng clip đăng tải lên group Zalo, Facebook của trường, lớp nhằm lan toả sự thích thú với nghệ thuật dân tộc mình.

Theo bạn Thạch Sóc Chia, 17 tuổi, xã Thới Bình, huyện Thới Bình, văn hoá và nghệ thuật Khmer rất đặc sắc không kém bất kỳ dân tộc nào, thế nên bạn muốn lan toả giá trị này của đồng bào mình đến với cộng đồng. "Khi dự các lễ hội lớn diễn ra ở chùa hay các điểm salatel, tôi quay clip các phần biểu diễn hay và lạ, sau đó cắt dựng lại cho gọn gàng và hấp dẫn, đăng lên kênh TikTok hay YouTube của mình. Lúc đầu tôi nghĩ không quá nhiều người xem, nhưng không ngờ, mỗi clip đưa lên cũng thu hút vài ngàn đến vài chục ngàn người xem. Có người còn bình luận, hỏi điệu múa này là gì? Lễ hội diễn ra ở đâu?... Và họ bày tỏ mong muốn được xem trực tiếp vì thấy đẹp, thấy độc đáo”, Thạch Sóc Chia hào hứng chia sẻ.

Ðam mê văn hoá truyền thống, bạn Nguyễn Thị Ánh Thư, 17 tuổi, học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh, cùng nhiều bạn trẻ chung tay lan toả văn hoá nghệ thuật của dân tộc mình. Ánh Thư cho biết: "Nhiều bạn trẻ biết hát tiếng Khmer sẽ lên YouTube, lên Google tìm nhạc Khmer để học hát. Còn các bạn thích múa sẽ tìm những bài múa truyền thống, tự học các động tác. Ðầu năm lớp 11, em có tham gia múa ở buổi lễ khai giảng, nhờ các bạn ở dưới quay lại và đăng clip lên trang cá nhân. Nhiều người vào bình luận khen múa đẹp và muốn học múa Khmer với chúng em".

Các bạn trẻ Khmer rất thích tìm hiểu và xem các clip về các bài múa, các lễ hội của dân tộc mình qua mạng xã hội của người thân, bạn bè...

Việc sử dụng công nghệ và mạng xã hội để đăng clip, chia sẻ hình ảnh trong các lễ hội của người trẻ Khmer đã thể hiện rõ niềm tự hào và tình yêu sâu sắc với những nét đẹp văn hoá của dân tộc mình. "Ở trường, em cũng rất chú trọng việc chung tay lan toả văn hoá nghệ thuật Khmer thông qua công nghệ số. Chúng em có Câu lạc bộ Tiếng Khmer, chúng em học tập ngôn ngữ, các điệu múa, lời ca... Song song đó, cũng sử dụng công nghệ hiện đại làm công cụ hỗ trợ. Chẳng hạn, khi chúng em thuyết trình bằng tiếng Khmer, hát một bài Khmer tự học... sẽ được các bạn khác hỗ trợ quay lại và chia sẻ trên nền tảng mạng xã hội", bạn Lê Hữu Khánh Vy, 17 tuổi, học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh, chia sẻ.

Bạn Khánh Vy cho biết thêm, không chỉ có những người trẻ như bạn, mà các cô chú, anh chị ở nơi bạn sinh sống cũng rành rẽ nhiều phần mềm dựng clip, chỉnh ảnh, chủ động quay và đăng các clip về lễ hội của người Khmer để giới thiệu với mọi người.

Nghệ sĩ Ðoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Cà Mau góp phần bảo tồn loại hình văn hoá nghệ thuật đặc sắc của đồng bào Khmer.

Có thể nói, với ý thức bảo tồn và sự thông thạo công nghệ, các bạn trẻ đã chung tay quảng bá và giới thiệu văn hoá nghệ thuật của dân tộc mình theo cách thiết thực và hiện đại nhất. Ðiều này rất đáng trân trọng./.

 

Lam Khánh

 

Thay đổi tư duy tăng hiệu quả hoạt động Ðoàn

Với bề dày nhiều năm công tác, cùng nhiều hoạt động nổi bật, các thủ lĩnh Ðoàn, Hội trong tỉnh mạnh dạn góp ý và đưa ra ý tưởng mới, nhằm thay đổi tư duy, thực tiễn hoá hoạt động, mang đến lợi ích thiết thực cho đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) và cộng đồng.

Vun đắp yêu thương từ mê làm vườn

Nhiều người trẻ lựa chọn chăm sóc cây xanh, làm vườn, gieo trồng như một cách chữa lành tâm hồn trước nhịp sống hối hả. Hơn hết, với họ, khi cả gia đình cùng nhau chăm sóc một khu vườn là khoảng thời gian tận hưởng những điều thú vị và họ thực sự hạnh phúc.

Trao cơ hội khởi nghiệp

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Tân Phú, huyện Thới Bình, tranh thủ các nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội để hội viên phụ nữ được tiếp cận vay vốn ưu đãi, từ đó mạnh dạn khởi nghiệp, vươn lên phát triển kinh tế.

Khởi nghiệp từ đam mê làm bánh ngọt

Vì hoàn cảnh gia đình đơn chiếc, chị Nguyễn Thị Bích Liễu (ấp Kinh 5B, xã Tân Phú, huyện Thới Bình) từ bỏ công việc giáo viên. Về nhà, chị khởi nghiệp với việc làm và kinh doanh các loại bánh ngọt. Niềm đam mê và tâm huyết với nghề đã mang lại cho chị thành công nhất định.

Dạt dào sức trẻ

Cô gái nhỏ nhắn Ðặng Yến Như, ngụ Ấp 13, xã Khánh An, huyện U Minh khiến chúng tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Mà đâu phải chỉ chúng tôi, người thân trong gia đình, bà con chòm xóm cũng tấm tắc khen ngợi sự giỏi giang, làm ăn “mát tay” của bạn trẻ sinh năm 1994 này. Sau 2 năm bỏ phố về quê, Yến Như đã gầy dựng được cơ ngơi kinh tế mà nhiều người ao ước ngay tại quê nhà.

Dấu ấn từ sức trẻ

Thời gian qua, Xã đoàn Tân Duyệt, huyện Ðầm Dơi, triển khai thực hiện các mô hình thiết thực trên địa bàn. Ðoàn viên thanh niên tích cực vận động để người dân hiểu và chung tay tham gia, để các công trình phát huy hiệu quả và duy trì lâu dài.

“Sức sống xanh - Vì Cà Mau xanh” - Công trình tiêu biểu toàn quốc năm 2023

Vừa qua, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Ðoàn lần thứ Năm, khoá XII, đã thảo luận, cho ý kiến và bỏ phiếu lựa chọn 12 công trình thanh niên tiêu biểu toàn quốc năm 2023. Theo đó, “Sức sống xanh - Vì Cà Mau xanh”, do Tỉnh đoàn Cà Mau đề xuất, vinh dự được xét chọn là công trình tiêu biểu.

Hành trình vì cộng đồng

Năng động, tự tin, quyết đoán, nhiều bạn trẻ đã nuôi dưỡng, hiện thực hoá khát vọng thành những việc làm thiết thực, ý nghĩa cho bản thân, cộng đồng và xã hội.

Về quê làm giàu

“Khởi nghiệp giờ đây không còn là phong trào nữa mà đi vào thực chất. Thực tế đã chứng minh và kiểm nghiệm qua sự phát triển bền vững của các thành viên trong cộng đồng khởi nghiệp, đặc biệt là các bạn trẻ mạnh dạn khởi nghiệp tại quê nhà.

Ða sắc màu không gian cà phê

Quán phố Âm Nhạc là điểm đến cho những ai yêu âm nhạc và chơi đàn guitar. Chủ quán là anh Lê Nhật Du Phương, Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) Âm nhạc, thuộc Trung tâm Văn hoá tỉnh Cà Mau. Từ ý tưởng có một không gian riêng cho các thành viên trong CLB hoạt động, anh Du Phương mở quán để tạo điều kiện cho các bạn trẻ được giao lưu, học hỏi lẫn nhau và có thể hướng dẫn, giúp đỡ các bạn đi theo con đường chuyên nghiệp.