ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 22-2-25 10:51:32
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhân rộng mô hình chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh

Báo Cà Mau Dự án “Nhân rộng mô hình chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ và trẻ sơ sinh liên tục từ gia đình đến bệnh viện” (Dự án AP3), được triển khai tại 2 huyện Thới Bình và U Minh. Ðến nay, chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh tại 2 huyện này đã có chuyển biến tích cực .

Dự án “Nhân rộng mô hình chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ và trẻ sơ sinh liên tục từ gia đình đến bệnh viện” (Dự án AP3), được triển khai tại 2 huyện Thới Bình và U Minh. Ðến nay, chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh tại 2 huyện này đã có chuyển biến tích cực .

Bác sĩ Võ Phi Ấu, Phó Trưởng Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau, cho biết: “Chúng tôi tiến hành đào tạo, tập huấn cho tất cả nhân viên y tế làm chương trình của huyện U Minh và Thới Bình về chăm sóc sức khoẻ ban đầu, chăm sóc hồi sức cơ bản ngay sau sinh. Triển khai phòng đơn nguyên sơ sinh để điều trị những bệnh lý sơ sinh cơ bản. Ðồng thời, huấn luyện cho nhân viên y tế về chuyển viện an toàn sơ sinh, nếu có trường hợp bệnh nặng quá khả năng điều trị tại phòng đơn nguyên thì chuyển lên đơn vị chúng tôi đảm bảo an toàn”.

Thực hành chăm sóc sức khoẻ trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau.

Từ khi Dự án AP3 được triển khai đến nay, đội ngũ nhân viên y tế được đào tạo bài bản từ kiến thức đến thực hành, ý thức của người dân đã có chuyển biến rõ nét. Nhờ đó, hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho những bà mẹ mang thai dần được nâng lên.

Bác sĩ Phạm Thị Kim Thoa, Trưởng Khoa Phụ sản, Trung tâm Y tế huyện Thới Bình, cho biết: “Khi dự án được triển khai trong toàn huyện, ý thức của người dân tăng lên rõ rệt. Qua các buổi tập huấn, nói chuyện chuyên đề về chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ mang thai, cụ thể là bà mẹ mang thai trên địa bàn huyện, đã đến đăng ký khám thai nhiều hơn, theo dõi thai định kỳ đều đặn hơn”.

Ðối với nhân viên làm chương trình tuyến huyện, xã, sẽ được đào tạo sâu về lý thuyết và thực hành với hình thức cầm tay chỉ việc. Trong quá trình triển khai thực hiện được sự giám sát, hỗ trợ từ giảng viên tuyến tỉnh, huyện. Qua đó, kịp thời chấn chỉnh những sai sót để làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ trẻ sơ sinh tại địa phương.

Bên cạnh đó, dự án đã đầu tư trang thiết bị hiện đại tại phòng đơn nguyên sơ sinh như: máy thông khí áp lực dung, đèn chiếu vàng da và máy hút đàm, nhớt. Nhờ đó, công tác chăm sóc sức khoẻ cho trẻ sơ sinh đã có những chuyển biến tích cực.

Bác sĩ Dương Kim Dân, Khoa Nhi, Trung tâm Y tế huyện U Minh, cho biết: “Dự án AP3 triển khai đã mang lại nhiều hiệu quả. Chúng tôi được đào tạo, tập huấn về chuyên môn, kỹ thuật và được đầu tư trang thiết bị tại phòng đơn nguyên sơ sinh. Từ đó, lượng bệnh điều trị tại đây tăng lên, đối với một số bệnh như: nhiễm trùng sơ sinh, suy hô hấp, bệnh vàng da sau sinh, được điều trị khỏi mà không cần phải chuyển lên tuyến trên”.

Dự án đã tổ chức các buổi tư vấn, nói chuyện chuyên đề về chăm sóc sức khoẻ trẻ sơ sinh cho những bà mẹ đang mang thai và bà mẹ sau khi sinh. Ðối với những bà mẹ sinh con lần đầu tiên đây là những kiến thức quan trọng giúp họ chăm sóc sức khoẻ cho con mình tốt hơn.

Chị Trần Thị Kiều My, Ấp 7, xã Khánh Hoà, huyện U Minh, cho biết: “Khi mang thai lần đầu tiên tôi rất lo lắng, không biết trước sinh mình sao, rồi sau khi sinh mình chăm sóc con như thế nào. Khi đến trạm y tế được nhân viên y tế tư vấn về cách chăm sóc trẻ sơ sinh, các chị cũng tư vấn nhận biết các dấu hiệu bất thường của trẻ sơ sinh và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để nhân viên y tế can thiệp kịp thời, đảm bảo sức khoẻ cho trẻ”.

Chị Huỳnh Ngọc Thích, xã Tắc Vân, TP Cà Mau, cho biết: “Tôi thấy những buổi nói chuyện chuyên đề về chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ và trẻ sơ sinh rất hữu ích. Các bà mẹ biết được cách sơ cứu khi trẻ bị sặc sữa hay vệ sinh rốn, được tìm hiểu những vấn đề trước khi làm mẹ mà mình không biết. Tôi cũng mong muốn có được nhiều buổi nói chuyện chuyên đề như thế này, để những người mới lần đầu tiên làm mẹ sẽ học hỏi thêm nhiều kiến thức để chăm sóc trẻ được tốt hơn”.

Khi Dự án AP3 triển khai thực hiện, chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ trẻ sơ sinh dần được nâng lên. Người dân được tư vấn sức khoẻ tại nhà, được chăm sóc chu đáo tại cơ sở y tế. Ðây là niềm vui lớn đối với người dân ở vùng sâu, vùng xa.

Bác sĩ Trương Minh Kiển, Phó Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản tỉnh Cà Mau, cho biết: “Hiện nay dự án đã cung cấp trang thiết bị theo đúng quy định của Bộ Y tế và đã được triển khai hoạt động rất hiệu quả tại các phòng đơn nguyên sơ sinh. Chúng tôi đã đào tạo cho nhân viên y tế 2 huyện U Minh, Thới Bình và Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau được 2 ê-kíp, mỗi ê-kíp gồm 1 bác sĩ, 4 điều dưỡng tại Bệnh viện Nhi Ðồng I và Bệnh viện Từ Dũ trong vòng 3 tháng, dạng cầm tay chỉ việc. Hiện nay, các nhân viên này về thực hành tại cơ sở đã thành thạo và hoạt động rất ổn định. Ðối với tuyến xã, chúng tôi đã đào tạo về cấp cứu sơ sinh cho 20 xã, mỗi xã 2 nữ hộ sinh. Ðồng thời, đào tạo cho các bác sĩ tại các trạm y tế để kịp thời hỗ trợ cho các nữ hộ sinh khi có trường hợp cấp cứu sơ sinh”.

Khi kiến thức của đội ngũ nhân viên y tế được đào tạo bài bản, cơ sở y tế được đầu tư trang thiết bị hiện đại, chất lượng dịch vụ được cải thiện và người dân được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ nhiều hơn. Ðây là mục tiêu cơ bản mà dự án muốn đạt được, từ đó sẽ nhân rộng mô hình chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh tại Cà Mau trong thời gian tới./.

Bài và ảnh: Minh Khang

Phòng ngừa viêm gan B cho trẻ sơ sinh

Đối với phụ nữ, nỗi lo lắng của chị em là nguy cơ lây truyền virus viêm gan B cho con, đặc biệt trong thời kỳ mang thai, sinh nở hoặc khi cho con bú.

Thế hệ bác sĩ trẻ vừa hồng vừa chuyên

Ðội ngũ bác sĩ trẻ Cà Mau không chỉ vững vàng về chuyên môn mà còn không ngừng rèn luyện y đức và năng nổ với các hoạt động an sinh xã hội.

Cần thêm nguồn lực phòng, chống HIV/AIDS

Thời gian qua, tỉnh Cà Mau nỗ lực triển khai toàn diện, hiệu quả các giải pháp về mặt xã hội và chuyên môn kỹ thuật y tế trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV đã được triển khai rộng rãi trên địa bàn.

Nữ điều dưỡng tận tuỵ

Không có nhiều thành tích như đồng nghiệp khác, nhưng với Ðiều dưỡng Thang Hoa Xuân (32 tuổi), việc mỗi ngày tới cơ quan, được thấy các bệnh nhân hồi phục sức khoẻ, vui tươi chính là niềm hạnh phúc, là những phần thưởng giá trị nhất dành cho bản thân.

Cần cảnh giác virus HMPV

Dù tại Cà Mau chưa xuất hiện trường hợp nhiễm HMPV, nhưng với tốc độ lây lan nhanh của bệnh tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, người dân cần đề cao cảnh giác phòng bệnh cho trẻ.

Chỗ dựa vững chắc cho công đoàn viên ngành y tế

Thời gian qua, Công đoàn ngành Y tế tỉnh luôn phát huy vai trò là tổ chức đại diện cho tiếng nói, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động (ÐV, NLÐ).

Nâng tầm y tế cơ sở

Thời gian qua, hệ thống y tế ở địa phương chủ động đầu tư, tiếp nhận chuyển giao nhiều kỹ thuật quan trọng trong hoạt động chuyên môn, nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Việc đầu tư kỹ thuật mới không chỉ nâng tầm, tạo thương hiệu, uy tín cho đơn vị y tế mà còn giúp người dân tiết kiệm thời gian, chi phí trong khám và điều trị bệnh.

Tận tâm với nghề y

24 năm gắn bó với nghề, Bác sĩ CKI Nguyễn Hữu Ðặng, Trưởng trạm Y tế xã Khánh Thuận, huyện U Minh, làm việc bằng tâm huyết và tinh thần trách nhiệm cao. Trong quá trình công tác, Bác sĩ Ðặng luôn hết mình vì người bệnh, tận tâm với sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ Nhân dân, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trị liệu nghệ thuật

Trị liệu nghệ thuật là phương pháp sử dụng nghệ thuật như công cụ hữu ích để bệnh nhân cải thiện về tinh thần, cảm xúc, được ứng dụng trong can thiệp phục hồi chức năng (PHCN). Bằng hình thức thực hiện các hoạt động như: vẽ tranh, tô màu, nặn đất sét, âm nhạc và nhảy múa, hay kể chuyện bằng hình ảnh..., trị liệu nghệ thuật được xem như cách chữa lành tâm lý, giúp bệnh nhân cải thiện khả năng điều khiển bàn tay và ngón tay, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả điều trị.

Tìm hiểu “hội chứng màn hình xanh”

Ngày nay, công nghệ đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, nhưng mặt trái của nó cũng dần lộ diện với những vấn đề tâm lý ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Một trong số đó là “hội chứng màn hình xanh”, đây không phải là một khái niệm chính thức trong y khoa, nhưng nó đang được dùng để mô tả những hệ luỵ về sức khoẻ tâm lý và thể chất khi thời gian sử dụng các thiết bị điện tử vượt quá giới hạn.