ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 28-9-24 00:25:09
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhọc nhằn giờ nghỉ trưa của học sinh nông thôn

Báo Cà Mau Xã Khánh Bình Tây vẫn còn nhiều khó khăn, vì vậy, các quán xá ở gần trường lại càng ọp ẹp hơn, một mái hiên che tạm bợ cũng được gọi là “quán cơm”.

Thời khoá biểu 2 buổi học/ngày nhằm giúp học sinh giảm áp lực nhồi nhét kiến thức trong 1 buổi học. Tuy nhiên, do nhiều trường không đủ cơ sở vật chất để tổ chức bán trú nên không ít học sinh phải lang thang trước cổng trường với “khao khát” giờ nghỉ trưa nhanh kết thúc.

Có ghé thăm Trường Phổ thông dân tộc (PTDT) Nội trú THCS Danh Thị Tươi, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời vào thời điểm từ 10 giờ 30 phút đến 13 giờ mới cảm nhận hết những nỗi vật vã của học sinh vào giờ nghỉ trưa. Học sinh nơi đây phần lớn nhà ở xa trường, xe đạp là phương tiện đi học chủ yếu nên không thể về nhà vào giờ nghỉ trưa, do đó, các em đành phải lang thang tại các quán xá để chờ đến giờ học buổi chiều.

Học sinh lang thang vào giờ nghỉ trưa tại quán ăn ven đường.

Dạo quanh các quán xá ở gần trường, chỗ nào cũng đông đúc học sinh chen lấn nhau vào giờ nghỉ trưa để chờ mua đồ ăn. Khi đã mua được món mình cần thì bắt đầu mỗi em tiếp tục tìm cho mình một chỗ nghỉ trưa “tốt lành” ngay tại quán. Rồi từng câu chuyện về buổi học, gia đình, bạn bè được kể ra cho đến hết giờ.

“Nhà cách trường gần 8 km nên em thường nghỉ trưa, ăn uống ở các quán gần trường để chờ đến giờ học. Hơn 2 năm nay, em đã quen dần với việc nghỉ trưa như thế này”, em Trương Minh Thắng, lớp 8A2, chia sẻ.

Hầu hết học sinh của trường đều là con em đồng bào dân tộc, cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn, vì vậy, bữa ăn trưa của các em có khi chỉ qua loa để có sức học tiếp các tiết học buổi chiều. Thay vì hối hả về nhà nghỉ ngơi để chuẩn bị cho giờ học chiều thì các em lại tập trung lại từng nhóm tìm quán để ăn uống.

Mỗi bạn ổ bánh mì, hộp xôi hay ly nước thế là cũng xong bữa ăn trưa “ngon lành”. Ðang loay hoay tìm chỗ ngồi, em Danh Thị Như Quỳnh, học lớp 7A2, bộc bạch: “5 giờ 30 phút sáng là em phải đạp xe tới trường, nhà cách trường hơn 14 km, nếu về nhà sẽ trễ giờ học buổi chiều nên ở nghỉ trưa tại quán cho thuận tiện việc học tập”.

Xã Khánh Bình Tây vẫn còn nhiều khó khăn, vì vậy, các quán xá ở gần trường lại càng ọp ẹp hơn, một mái hiên che tạm bợ cũng được gọi là “quán cơm”. Khó khăn là thế, mỗi giờ nghỉ trưa đối với học sinh luôn kéo dài trong tình trạng lang thang, mùa mưa thì càng vất vả hơn. Mỗi loại thức ăn, nước uống ở quán đều có giá rất bình dân để đáp ứng nhu cầu của học sinh vùng quê này.

Ngoài việc ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng, thêm phần không chỗ nghỉ ngơi đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ của các em nơi đây. Mặt khác, việc học tập cũng phần nào kém hiệu quả. Cô Lê Hồng Thanh, Phó Hiệu trưởng Trường PTDT Nội trú THCS Danh Thị Tươi, cho biết: “Vào giờ học buổi chiều, các thầy cô giáo thường xuyên gặp trường hợp các em ngủ gật trong tiết học. Lý do là các em quá mệt mỏi trong giờ học buổi sáng, lại thêm không được nghỉ ngơi nên ngủ trong lớp học là chuyện không tránh khỏi”.

Việc học sinh phải lang thang vào giờ nghỉ trưa là một thực tại rất đáng lo ngại, khi vào buổi học chiều các em luôn trong tình trạng mệt mỏi thử hỏi làm sao có thể tiếp thu tốt kiến thức, có hay chăng chỉ là sự nhồi nhét? Mặt khác, phần lớn học sinh chỉ ở độ tuổi THCS nên vấn đề nhận thức các rủi ro còn rất hạn chế, nhất là tai nạn đuối nước. 

“Quán nhỏ và nóng lắm nên chúng em gặp nhiều khó khăn. Em rất mong nhà trường có một phòng trống để chúng em có thể nghỉ trưa tại đó, vừa ôn bài cho buổi học chiều”, em Ngô Ngọc Ðiệp, lớp 7A2, mong muốn.

Hiện tại, trường đã thực hiện nội trú cho học sinh được 2 năm học, tuy nhiên, do điều kiện còn nhiều khó khăn nên chỉ có 68/212 học sinh đồng bào dân tộc được ở nội trú. Phòng nội trú chưa đáp ứng hết nhu cầu của học sinh, chính vì vậy, tổ chức ở bán trú lại càng khó khăn hơn.

“Phần lớn học sinh nơi đây đi học rất xa nên việc có phòng để các em nghỉ buổi trưa là rất cần thiết. Ngoài việc để các em nghỉ ngơi thì công tác quản lý cũng được thắt chặt hơn, tạo điều kiện giúp các em học tập tốt”, cô Hồng Thanh mong mỏi.

Vì lẽ đó, nhà trường ngoài việc thực hiện tốt nội trú thì tổ chức bán trú cho học sinh là công tác nên thực hiện nhanh chóng. Thiết nghĩ, các ngành chức năng, chính quyền địa phương cần có sự quan tâm hơn để khắc phục tình trạng lang thang, phần nào giảm bớt nhọc nhằn giờ nghỉ trưa cho học sinh./.

Bài và ảnh: My Lê

Tuyên dương học sinh trả lại của rơi

Ngày 24/9, UBND huyện U Minh tổ chức buổi trao giấy khen cho học sinh có hành động đẹp nhặt được của rơi trả lại cho người đánh mất, tại Trường THCS Nguyễn Thái Bình, thị trấn U Minh.

An toàn sức khoẻ cho trẻ đến trường

Bệnh tay chân miệng (TCM) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, chưa có vắc-xin phòng ngừa và đối tượng mắc bệnh chủ yếu trẻ em trong độ tuổi đến trường. Ðể bảo vệ an toàn sức khoẻ cho trẻ đến trường trong năm học mới, các trường mầm non trên địa bàn huyện Cái Nước chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh TCM.

50 học sinh, sinh viên tại Cà Mau nhận học bổng The Corea Peace3000

Sáng 22/9, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp với đại diện Tổ chức The Corea Peace3000 tại Cà Mau tổ chức triển khai “Chương trình học bổng - The Corea Peace3000”.

Trường Đại học Bình Dương Phân hiệu Cà Mau: Đào tạo hơn 2 ngàn sinh viên

Năm học 2023-2024 đánh dấu chặng đường 27 năm Trường Đại học Bình Dương hình thành và phát triển. Riêng tại Phân hiệu Cà Mau đến nay đã tuyển sinh và đào tạo được 11 khoá học.

Cô bé Trạng nguyên tiếng Anh

Tại Festival Trạng nguyên tiếng Anh toàn quốc năm 2024, do Báo Thiếu Niên Tiền Phong và Nhi Ðồng tổ chức, tại Ðại học Hàng hải Việt Nam, TP Hải Phòng, tỉnh Cà Mau có duy nhất một em đạt danh hiệu "Trạng nguyên tiếng Anh". Ðó là em Vũ Bảo Ngọc, học sinh lớp 4A, Trường Tiểu học Lê Quý Ðôn (Phường 9, TP Cà Mau).

Trao giải Đại sứ văn hoá đọc năm 2024 cho 34 học sinh

Cuộc thi Đại sứ Văn hoá đọc năm 2024 phát động từ ngày 1/5-10/6/2024, dành cho học sinh của các trường Tiểu học, THCS, THPT và các loại hình giáo dục khác trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Ổn định trường lớp năm học mới

Năm học 2024-2025, huyện Năm Căn có 30 trường học do huyện quản lý, trong đó, mầm non - mẫu giáo 9 trường, tiểu học 11 trường và THCS 9 trường, với tổng số trên 10.500 học sinh, được biên chế thành 337 lớp.

Ðường đò đến trường

Huyện Ngọc Hiển, mảnh đất cực Nam Tổ quốc, là huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Cà Mau. Năm học mới 2024-2025, toàn huyện có trên 11 ngàn học sinh theo học ở 27 trường, với 10 điểm lẻ trên địa bàn.

Quy định mức thu học phí từ năm học 2024-2025

Nghị quyết số 05/2024/NQ-HĐND ngày 11/7/2024 của HĐND tỉnh Cà Mau quy định mức thu học phí từ năm học 2024-2025 bằng mức thu học phí năm học 2021-2022 đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Đảm bảo nguyên tắc tổng số tháng thu học phí không vượt quá 9 tháng/năm học.

Sáp nhập Trường THCS Hiệp Bình và Trường THPT Tân Đức, huyện Đầm Dơi

Ngày 11/9, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau công bố Quyết định của UBND tỉnh Cà Mau về việc sáp nhập Trường THCS Hiệp Bình và Trường THPT Tân Đức (huyện Đầm Dơi) thành Trường THCS và THPT Tân Đức.