ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 16-1-25 01:55:20
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Những địa danh “Dồ” ở Cà Mau

Báo Cà Mau (CMO) Theo cách hiểu thông thường, địa danh là từ chỉ tên gọi một vùng đất, một địa phương nhất định. Địa danh thường phản ánh quá trình hình thành, các đặc điểm của yếu tố địa lý tự nhiên và lịch sử với những nét đặc sắc về kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương. Đối với địa danh ở Cà Mau, đặc điểm nổi bật nhất là địa danh tự nhiên, được hình thành và lưu truyền trong đời sống dân gian trước khi trở thành địa danh phổ biến, được sử dụng như địa danh hành chính.

Những địa danh mang tên “Dồ” ở Cà Mau cũng nằm trong quy luật định danh này. Theo nhiều người lớn tuổi sinh sống ở vùng U Minh Hạ, trước đây có nhiều vùng đất mang tên “Dồ”.

Ông Dương Lý Quảng (sinh năm 1943) ở kinh Hội đồng Thành, ấp Chống Mỹ, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời, kể tên một số địa danh mang tên “Dồ”: Dồ Ông Thượng, Dồ Dơi, Dồ Diệc, Dồ Mốp, Dồ Đầu Lâu, Dồ Máy Bay…

Vùng đất mang tên “Dồ Ông Thượng” (Khánh Bình Tây) ngày nay.

Qua tìm hiểu thực tế, những địa điểm mang tên “Dồ” là những vùng đất cao ráo, nhô lên giữa rừng, người dân có thể cất nhà để sinh sống trên đó. Những nơi có địa hình gần giống như “Dồ” nhưng kéo dài hơn hoặc ở ven sông, rạch thì được gọi là “Giồng” (Giồng Kè, Giồng Nhum, Giồng Nổi, Giồng Ông, Giồng Tra…), hoặc gọi theo tiếng Khmer là “Nỗng” (Nỗng Cạn, Nỗng Tranh, Nỗng Ông Thìn, Nỗng Ông Sâu…), có khi đơn giản chỉ gọi là “Gò” (Gò Công, Gò Đất, Gò Quao…). Đặc điểm chung là tên địa hình (Dồ, Giồng, Nỗng, Gò) ghép với tên người, tên động vật, thực vật, hoặc đặc điểm riêng của địa phương trở thành địa danh.

Địa danh “Dồ Ông Thượng” một thời nổi tiếng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước với những “Làng rừng” là mô hình chiến tranh Nhân dân, thể hiện tình đoàn kết của quân - dân Cà Mau. Ông Lê Quang Lâm (sinh năm 1939), nguyên Phó Bí thư Đảng uỷ xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, kể lại, khoảng năm 1959-1960, ông là bộ đội thuộc đơn vị Đinh Tiên Hoàng (sau này là Tiểu đoàn 306) có nhiệm vụ canh gác và hỗ trợ bà con sống trong Làng rừng Khánh Bình Tây, lúc đó làng rừng tập trung đông nhất tại Dồ Ông Thượng kéo dài ven rừng U Minh Hạ đến hơn 4 cây số, có hơn 100 gia đình bỏ lại làng quê vào rừng để tham gia cách mạng, nhà cửa được cất bằng cây tràm, mái nhà lợp bằng vỏ tràm được lột ra từ những gốc tràm lớn, mặc dù đời sống khó khăn gian khổ nhưng bà con rất đoàn kết, một lòng theo Đảng, theo cách mạng.

Sách “Làng rừng Minh Hải 1958-1960” trích lời phát biểu của đồng chí Trần Hữu Vịnh, nguyên Phó Bí thư Tỉnh uỷ Minh Hải: “Tôi còn nhớ rõ Làng rừng Khánh Bình Tây trước đây nằm trên bờ mốp cao, dân thường gọi là Dồ Ông Thượng. Tôi đến đúng vị trí nhưng không nhìn ra, mà chỉ còn một rừng lau sậy. Tuy hình dáng làng rừng năm xưa chẳng tìm lại được, tôi vẫn không sao quên những năm tháng bi thương và hào hùng đó của quê hương”[*].

Địa danh “Dồ Diệc” thuộc địa phận xã Trí Phải, huyện Thới Bình, nơi đây ngày trước vốn hoang vu, có nhiều loài cò, diệc sinh sống, nhiều nhất là diệc xám, diệc mốc, người địa phương cũng gọi “Máng Diệc”. Nơi đây vào năm 1970 đã chứng kiến trận thảm sát của Mỹ - nguỵ đối với quân, dân Cà Mau. Sự kiện xảy ra vào khoảng 14 giờ 30 phút ngày 17/3/1970 (nhằm ngày 10/2 âm lịch), máy bay trinh sát của địch phát hiện tại lung Máng Diệc có dấu hiệu hoạt động của con người, chúng cho một phi đội ập đến bất ngờ bắn pháo, ném lựu đạn và bắn đại liên xuống khu vực lung Máng Diệc liên tục khoảng hơn 60 phút. Một cán bộ của ta dùng súng bắn trả, trực thăng của địch liền bỏ đi. Khoảng 30 phút sau, chúng quay lại tiếp tục bắn phá ác liệt gây ra cuộc thảm sát tại đây. Trận thảm sát đã làm cho chiến sĩ, Nhân dân ta hy sinh 72 người. Điều đó không những không làm quân dân ta nao núng mà còn làm cho lòng căm thù giặc thêm sâu sắc, quyết tâm theo cách mạng đánh giặc đến thắng lợi cuối cùng. Đây là địa chỉ đỏ - nơi chứng tích tội ác của Mỹ - nguỵ đối với đồng bào ta, đồng thời ghi nhận sự hy sinh của quân, dân tỉnh Cà Mau trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Ngày 28/5/2015, địa điểm trận thảm sát của Mỹ - nguỵ tại kinh Máng Diệc được UBND tỉnh Cà Mau xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh.

Cũng nằm ven rừng U Minh Hạ, một số địa điểm được dân gian định danh là “Dồ Mốp” (nơi có nhiều cây mốp sinh sống, loại cây gỗ mềm, người dân địa phương đào rễ cây này lấy nước uống trong những mùa hạn lớn), “Dồ Đầu Lâu” ghi dấu địa điểm người dân phát hiện ra đầu lâu người được chôn dưới rừng; “Dồ Máy Bay” ở gần Lung Nổi (xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời) là nơi đóng quân của “Xưởng quân giới” trong kháng chiến chống Mỹ, gắn liền với tên tuổi của ông Ba Lò Rèn (Anh hùng Lực lượng vũ trang Nguyễn Trung Thành), các chiến sĩ quân giới đã sử dụng xác máy bay địch lấy nhôm và kim loại để chế tạo vũ khí... Địa danh “Dồ Dơi” là vùng lõi của rừng U Minh Hạ, nơi có nhiều máng dơi và động vật quý hiếm thuộc hệ sinh thái rừng ngập ngọt. Địa danh sau này được gọi trại thành “Vồ Dơi” thuộc Vườn Quốc gia U Minh Hạ, một trong những địa điểm bảo tồn thiên nhiên quan trọng của tỉnh Cà Mau.

Những địa danh tên “Dồ” ở Cà Mau theo thời gian đã bị nhiều người quên lãng, do ảnh hưởng của các địa danh hành chính được đặt lại sau này. Tuy nhiên, việc hình thành các địa danh tên “Dồ” nói riêng, các địa danh dân gian nói chung đã trải qua một quá trình lâu dài, gắn với đặc điểm tự nhiên, đặc điểm lịch sử - văn hoá của vùng đất, cần được tiếp tục nghiên cứu để bổ sung cho kho tàng di sản văn hoá phi vật thể ở địa phươngu

[*] Làng rừng Minh Hải (1958-1960), Kỷ yếu Hội thảo khoa học Làng rừng Minh Hải, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Minh Hải xuất bản, 1993.

Huỳnh Thăng

Tìm hiểu “hội chứng màn hình xanh”

Ngày nay, công nghệ đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, nhưng mặt trái của nó cũng dần lộ diện với những vấn đề tâm lý ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Một trong số đó là “hội chứng màn hình xanh”, đây không phải là một khái niệm chính thức trong y khoa, nhưng nó đang được dùng để mô tả những hệ luỵ về sức khoẻ tâm lý và thể chất khi thời gian sử dụng các thiết bị điện tử vượt quá giới hạn.

Tỉnh đoàn trao quà tết công nhân trên công trình cao tốc Cần Thơ – Cà Mau

Chiều nay (13/1), Tỉnh đoàn Cà Mau tổ chức đoàn đến thăm, trao suất quà tết và 15 bao lì xì cho lực lượng công nhân thuộc Công ty Cổ phần Hải Đăng, TP Hồ Chí Minh, đơn vị đang thi công trên công trình cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, đoạn qua huyện Thới Bình.

Tết ấm cho người có công

Trong năm qua, huyện U Minh huy động mọi nguồn lực xã hội để chăm lo người có công, thân nhân thờ cúng liệt sĩ, gia đình chính sách. Chương trình hỗ trợ nhà ở cho những đối tượng này nhân đôi niềm vui khi Tết đang gần kề.

Nét đẹp truyền thống Việt

Mừng thọ, chúc thọ các bậc cao niên từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hoá truyền thống của người Việt mỗi khi Tết đến, xuân về. Ðây là dịp để con cháu thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ; xã hội thể hiện sự tôn kính đối với những “cây cao bóng cả”; đồng thời, gắn kết tình làng nghĩa xóm. Qua đó, giáo dục thế hệ trẻ về sự hiếu kính đối với đấng sinh thành.

Người truyền cảm hứng

Tốt nghiệp THPT năm 2008, cậu học trò Nguyễn Quốc Toản đăng ký thi vào Trường Ðại học Sư phạm Cửu Long, chuyên ngành Công nghệ thông tin. Năm 2011, tốt nghiệp với tấm bằng loại giỏi, thầy được Phòng Giáo dục và Ðào tạo huyện U Minh phân công giảng dạy tại Trường THCS Nguyễn Thái Bình, thị trấn U Minh. Ðến năm 2014, thầy chuyển về Trường THCS Lê Hồng Phong, xã Khánh Lâm, huyện U Minh cho đến nay.

Chung một tấm lòng san sẻ yêu thương

Sáng 12/1, Hội Từ thiện tỉnh Cà Mau tổng kết hoạt động năm 2024 và đề ra phương hướng nhiệm vụ năm 2025.

Không để ngộ độc thực phẩm

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần, đây là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn trong năm, nhất là các loại sản phẩm sử dụng nhiều dịp Tết. Ðể đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhiều cơ sở đã gia tăng việc sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm. Do vậy, để bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) dịp Tết, Ðoàn Kiểm tra liên ngành tỉnh đã bắt đầu tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh về vấn đề ATTP, nhằm đảm bảo sức khoẻ người tiêu dùng, hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm dịp Tết.

Xuân ấm áp cho người dân Đất Mũi

Tiếp tục chuỗi chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” tại các đồn biên phòng trên địa bàn tỉnh, chiều ngày 11/1, chương trình tiếp tục mang hơi ấm mùa xuân đến với người dân tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, với nhiều hoạt động vui xuân, cùng những phần quà ý nghĩa.

Sacombank Chi nhánh Cà Mau trao 550 phần quà “Ấm tình mùa xuân”

Hoạt động này là một phần trong chiến dịch “Ấm tình mùa xuân” lần thứ 22, diễn ra từ ngày 6-19/1, với tổng kinh phí 10 tỷ đồng, hướng đến các hộ nghèo và gia đình gặp khó khăn trên toàn quốc, đặc biệt là các tỉnh, thành phố khu vực miền Tây Nam Bộ.

Ðô thị văn minh nơi cửa biển

"Thị trấn Sông Ðốc đã hoàn thành 9 tiêu chí, 52/52 nội dung đô thị văn minh (ÐTVM) và trở thành đô thị thứ 2 của huyện Trần Văn Thời chính thức được công nhận ÐTVM. Ðây là kết quả từ sự quan tâm của lãnh đạo huyện, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị; sự chung sức, đồng lòng của Nhân dân trên địa bàn thị trấn”, ông Võ Quốc Thống, Bí thư Ðảng uỷ thị trấn Sông Ðốc, phấn khởi chia sẻ.