ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 10:27:58
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Những nguồn vốn ý nghĩa

Báo Cà Mau Nhằm giúp chị em phụ nữ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, xây dựng NTM, đô thị văn minh; Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện phát động phong trào chống rác thải nhựa, vận động chị em hội viên, phụ nữ thu gom, phân loại rác thải nhựa đem bán, lấy tiền gây quỹ học bổng 20/10 và trao vốn khởi nghiệp cho hội viên. Phong trào này được các cấp hội triển khai thực hiện khá hiệu quả, giúp nhiều hộ phụ nữ thoát nghèo, từng bước vươn lên trong cuộc sống.

Bà Nguyễn Thị Thuỳ Linh, Chủ tịch Hội LHPN huyện Trần Văn Thời, cho biết, đến nay, phong trào thu gom rác thải nhựa gây quỹ hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp đã thu hút hơn 21 ngàn hội viên tham gia thực hiện; gây quỹ học bổng 20/10 có hơn 25 ngàn hội viên tham gia.

Hội LHPN xã Khánh Hải phân loại rác thải nhựa, gây quỹ.

Bằng nguồn quỹ tiết kiệm từ rác thải nhựa, các cấp hội phụ nữ trong huyện đã trao 1.200 suất học bổng cho con em hội viên có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó học giỏi với số tiền 600 triệu đồng.

Chị Cao Hạ Uyên, Chủ tịch Hội LHPN xã Khánh Bình, chia sẻ: "Những năm qua, trung bình mỗi năm xã có khoảng 10 học sinh được nhận quỹ học bổng 20/10, đây là những em có hoàn cảnh rất khó khăn hoặc hộ nghèo, không có điều kiện đến trường. Học bổng này có ý nghĩa rất đặc biệt, thật sự cần thiết đối với các em và đã giúp các em tránh được nguy cơ bỏ học do không có điều kiện học tập".

Ngoài ra, các cấp hội đã trao vốn khởi nghiệp cho 72 lượt hội viên, với tổng số tiền hơn 768 triệu đồng. Qua đó, giúp nhiều hội viên hoàn cảnh khó khăn có điều kiện phát triển sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt nên nhiều hộ đã thoát nghèo, ổn định cuộc sống và từng bước vươn lên khá, giàu.

Bản thân là thợ may nhưng trước đây chị Nguyễn Mỹ Nhiên, ấp Công Nghiệp A, xã Khánh Hưng, không có vốn mua vải về may đồ cho khách. Sau khi được Hội LHPN huyện giải ngân 30 triệu đồng thông qua nguồn vốn khởi nghiệp từ quỹ bán rác thải nhựa, chị Nhiên có điều kiện mở rộng quy mô tiệm may và công việc ngày càng ổn định. Chị chia sẻ: "Lúc trước do không có vốn nên tôi chỉ nhận may gia công cho khách. Sau khi được vay vốn, tôi mua vải về trưng sẵn để khách đến chọn và đặt may. Từ đó, số lượt khách đến may đồ nhiều hơn, tôi cũng mua thêm 2 bàn máy may và thuê 2 thợ ráp đồ phụ tiếp nên thu nhập khá hơn, có điều kiện lo cho 2 đứa con đi học". 

Với số tiền vay 30 triệu đồng vốn khởi nghiệp từ rác thải nhựa, chị Dương Thuỳ Dương, ấp Chủ Mía, xã Khánh Hải, mở được tiệm uốn tóc và có việc làm ổn định, từng bước nâng cao thu nhập. Chị Dương bày tỏ: "Sau khi được hỗ trợ vốn, tôi mua sắm thêm dụng cụ phục vụ cho nghề và có thu nhập hằng ngày, ổn định cuộc sống, đặc biệt là có điều kiện nuôi 2 con ăn học".

Bà Nguyễn Bích Loan, Phó chủ tịch UBND xã Khánh Hải, đánh giá: "Nguồn quỹ từ rác thải nhựa hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp rất có ý nghĩa. Sau khi được hỗ trợ, chị em có điều kiện phát triển sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt hoặc làm nghề, từ đó đời sống phát triển hơn rất nhiều".

Bà Nguyễn Thị Thuỳ Linh, Chủ tịch Hội LHPN huyện Trần Văn Thời trao "Qũy học bổng 20/10" cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

"Hội LHPN huyện sẽ tiếp tục phát động hội viên phụ nữ trong toàn huyện thực hiện việc thu gom rác thải nhựa, nhằm nhân rộng 2 nguồn quỹ này. Hướng tới sẽ triển khai thực hiện mô hình "Ngôi nhà xanh", thu gom rác thải nhựa bán gây quỹ để hỗ trợ các cháu mồ côi do dịch Covid-19", bà Nguyễn Thị Thuỳ Linh thông tin.

Với cách làm sáng tạo, sự chắt chiu của nhiều chị em phụ nữ, các vật dụng bỏ đi vốn sẽ gây ô nhiễm môi trường đã trở thành quỹ học bổng giúp nhiều học sinh có thêm động lực, vượt qua khó khăn trong quá trình học tập và giúp nhiều phụ nữ có thêm nguồn vốn phát triển kinh tế, góp phần vào công tác giảm nghèo của địa phương./.

 

Anh Quốc

 

Chợ Phường 8 đi vào nền nếp

Trước đây, chợ Phường 8, TP Cà Mau có thời gian dài trong tình cảnh mua bán lộn xộn, lấn chiếm lòng đường, làm mất trật tự an toàn giao thông. Với sự nỗ lực của chính quyền địa phương, đến nay, hoạt động buôn bán tại chợ đã đi vào nền nếp.

Gương mẫu bảo vệ môi trường

Ở xã Khánh Hội, huyện U Minh hiện nay, các tuyến đường xóm ấp sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo vệ sinh. Ða số người dân ý thức bỏ rác đúng nơi, trồng cây kiểng trước nhà tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, góp phần cùng với địa phương giữ vững Tiêu chí số 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mới. Ðể có được kết quả đó, phải kể đến công sức đóng góp của các hội viên Hội Cựu chiến binh (CCB). Ðiển hình là ông Phạm Trọng Tiến (sinh năm 1957), Chi hội trưởng Chi hội CCB Ấp 8, người luôn tích cực đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường.

Thứ Bảy tình nguyện làm đẹp thôn quê

Để hoàn thành theo đúng lộ trình đề ra năm 2025 đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM), huyện Ngọc Hiển đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo trong xây dựng NTM. Trong đó, về thực hiện tiêu chí môi trường, huyện đã phát động phong trào Ngày thứ Bảy tình nguyện xây dựng NTM. Phong trào đã lan toả mạnh mẽ, được đông đảo cán bộ và người dân tích cực tham gia.

“Lao động cuối tuần” vì nông thôn mới kiểu mẫu

Theo kế hoạch, tháng 8/2024 này, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau, sẽ được công nhận lại xã nông thôn mới (NTM) nâng cao, đến tháng 11/2024 sẽ công nhận xã NTM kiểu mẫu. Hiện nay, các ấp trong xã đang thi đua hoàn thiện các tiêu chí, đặc biệt là tiêu chí về môi trường; hướng đến một diện mạo mới - xã NTM kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh Cà Mau. Chi bộ ấp Bà Ðiều có nhiều hoạt động nhằm hoàn thiện tiêu chí về môi trường thông qua hoạt động "Lao động cuối tuần”.

Trên tuyến dân cư kiểu mẫu

Sau khi đạt chuẩn NTM, xã Ðông Thới (huyện Cái Nước) tiếp tục nâng cao các tiêu chí, đặc biệt là tập trung xây dựng nhiều tuyến dân cư kiểu mẫu, từ đó bộ mặt nông thôn càng thêm khởi sắc; nổi bật là tuyến dân cư kiểu mẫu ấp Kinh Lớn.

Phụ nữ tự tin vươn lên

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Biển Bạch, huyện Thới Bình, luôn nỗ lực thực hiện công tác Hội và phong trào phụ nữ, góp phần xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.

Quê hương anh hùng nâng chất nông thôn mới

Tự hào đi lên từ truyền thống lịch sử của một vùng đất cách mạng kiên trung, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước, đã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) và hiện tại đang nâng chất, hướng đến NTM nâng cao.

Ðổi thay nơi xóm biển

Xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân, là xã bãi ngang ven biển, đời sống người dân từng gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là đồng bào dân tộc. Trước đây, toàn xã có 143 hộ dân tộc (tập trung nhiều ở ấp Gò Công với 56 hộ), hộ nghèo chiếm khoảng 20-30% trong tổng số hộ dân tộc. Nhưng với sự đồng thuận, nỗ lực hết mình của Ðảng bộ và Nhân dân, xã Nguyễn Việt Khái có bước phát triển đáng kể, nhất là từ giữa năm 2023, khi xã về đích nông thôn mới.

Người dân Tân Hưng chung tay xây dựng NTM

Ðến với xã Tân Hưng, huyện Cái Nước, dễ dàng cảm nhận được những tuyến đường liên ấp, liên xã được đầu tư, cảnh quan nông thôn tươi đẹp. Phong trào xây dựng NTM tại các ấp đã tạo sức bật, giúp bộ mặt thôn quê như khoác lên chiếc áo mới.

Tuyến đường “Nhà tôi an toàn”

Chung sức xây dựng đô thị văn minh, phụ nữ thị trấn U Minh, huyện U Minh triển khai mô hình tuyến đường “Nhà tôi an toàn”, chị em tích cực giữ nhà sạch, ngõ đẹp, xây dựng gia đình văn minh, từ đó góp phần thay đổi diện mạo vùng quê.