ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 17-4-25 08:37:57
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nỗ lực ngăn chặn đánh bắt bằng xung điện

Báo Cà Mau Thời gian qua, tình trạng đánh bắt thuỷ sản bằng xung điện trên địa bàn xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, diễn ra rất phổ biến, làm cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái tự nhiên. Trước tình hình trên, UBND xã đã chỉ đạo các lực lượng chức năng xã tuần tra, kiểm soát địa bàn, kịp thời phát hiện, xử lý, đồng thời chỉ đạo các ngành, đoàn thể từ xã đến ấp tuyên truyền, vận động người dân giao nộp dụng cụ khai thác thuỷ sản bằng xung điện. Cách làm này bước đầu cho thấy hiệu quả, được sự thống nhất, đồng tình cao từ phía người dân.

Xã Nguyễn Phích có địa bàn rộng, với 20 ấp, trong đó có 11 ấp nằm trên lâm phần rừng tràm. Ðây là những ấp có nguồn lợi cá đồng rất phong phú và đa dạng, một thời được biết đến là thủ phủ cá đồng của huyện U Minh. Tuy nhiên, những năm gần đây, nguồn lợi cá đồng trên địa bàn xã nói chung, tại các ấp lâm phần nói riêng giảm mạnh. Một trong những nguyên nhân là do khai thác quá mức, khai thác theo kiểu tận diệt, đặc biệt là việc dùng xung điện để khai thác.

Ông Nguyễn Hồng Biên, Phó chủ tịch UBND xã Nguyễn Phích, cho biết: “Thời gian qua, tình trạng dùng xung điện để khai thác, đánh bắt thuỷ sản trên địa bàn xã vẫn còn diễn ra khá phổ biến. Trước tình hình đó, xã chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát địa bàn vào ban đêm, nhằm kịp thời phát hiện và xử lý, góp phần tích cực vào công tác bảo vệ nguồn lợi cá đồng tại địa phương. Trong năm 2023, công an xã phát hiện và xử phạt 5 trường hợp sử dụng xung điện để đánh bắt thuỷ sản trên sông và ao, hồ, kênh rạch, lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính các trường hợp này theo đúng quy định, đồng thời cho làm cam kết không được tái phạm”.

Ðặc biệt, thời gian gần đây, xã triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 10, ngày 15/11/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh và Kết luận số 979, ngày 16/1/2024 của Ban Thường vụ Huyện uỷ về tăng cường quản lý các hoạt động khai thác nguồn lợi thuỷ sản có tính huỷ diệt, tận diệt, cũng như kế hoạch của UBND huyện về việc vận động giao nộp các thiết bị, vật liệu, dụng cụ để sử dụng khai thác thuỷ sản trái phép trên địa bàn huyện.

Anh Huỳnh Chí Linh (bìa trái) tự nguyện giao nộp bộ kích điện cho chính quyền địa phương.

Theo đó, xã chỉ đạo lực lượng công an và các ngành, đoàn thể từ xã đến ấp đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức người dân, giúp người dân hiểu được tác hại của việc sử dụng xung điện để đánh bắt cá; từ đó tự nguyện giao nộp bộ kích điện cho chính quyền địa phương. Ðến ngày 30/1/2024, trên địa bàn xã đã có 5 trường hợp tự nguyện giao nộp bộ kích điện dùng để khai thác thuỷ sản.

Ðiển hình như trường hợp anh Nguyễn Hữu Lâm, Ấp 20. Gia đình thuộc diện khó khăn nên trước đây anh Lâm sắm 2 bộ kích điện để hành nghề khai thác thuỷ sản, kiếm sống qua ngày. Tuy nhiên, sau khi nghe chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động, hiểu được tác hại của việc dùng xung điện nên anh tự nguyện giao nộp 2 bộ kích điện cho chính quyền địa phương.

Anh Nguyễn Hữu Lâm (bìa trái) tự nguyện giao nộp 2 bộ kích điện cho chính quyền địa phương.

Anh Nguyễn Hữu Lâm cho biết: “Chính quyền địa phương và công an tuyên truyền, tôi thấy rất đúng. Việc dùng xung điện khai thác thuỷ sản không chỉ ảnh hưởng đến môi trường, làm cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản mà còn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng của con người. Thấy nguy hiểm quá nên tôi giao nộp cho chính quyền địa phương, tìm nghề khác để sinh sống”.

“Thời gian tới, xã sẽ tiếp tục làm tốt công tác nắm tình hình, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường, không sử dụng xung điện đánh bắt thuỷ sản dưới mọi hình thức. Ðồng thời, xã vận động người dân giao nộp, cam kết không sử dụng công cụ kích điện để khai thác thuỷ sản; tăng cường tuần tra, kiểm soát, phát hiện, xử lý các trường hợp sử dụng xung điện khai thác thuỷ sản, góp phần giữ vững an ninh trật tự, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống cho các loài thuỷ sản. Kịp thời đề nghị biểu dương, khen thưởng các tập thể và cá nhân có thành tích tốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, ông Nguyễn Hồng Biên cho biết thêm./.

 

Trần Thể

 

Gỡ khó, đẩy nhanh xoá nhà tạm

Quyết tâm triển khai thực hiện giai đoạn 2 và 3 Ðề án xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn, huyện U Minh tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện, tháo gỡ khó khăn với những hộ không đất xây cất nhà; kiên quyết không bỏ sót đối tượng thụ hưởng.

Ươm mầm mơ ước con trẻ

Chủ đề “Nghề nghiệp” là 1 trong 9 chủ đề thú vị được đưa vào chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được khám phá thế giới nghề nghiệp, hiểu hơn về đặc thù công việc, những vất vả cũng như giá trị mà mỗi nghề mang lại cho xã hội.

Mái ấm để đồng bào an cư

Chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát không chỉ cho người dân khó khăn về nhà ở mà các hộ đồng bào dân tộc Khmer ở TP Cà Mau cũng được hỗ trợ. Niềm vui nhân đôi khi những căn nhà đã và đang hoàn thành vào dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây.

Thầm lặng nghề công tác xã hội

Công việc nhiều hơn, đối tượng yếu thế tăng lên, nhưng nguồn lực làm công tác xã hội (CTXH) vẫn chưa đảm bảo, nhất là nhân lực kế thừa.

214 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học năm học 2024-2025

Sau gần một tháng diễn ra, Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học tỉnh Cà Mau, năm học 2024-2025 đã kết thúc thành công tốt đẹp.

Nắm chắc từng hộ để hoàn thành đúng tiến độ chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát

Đó là chỉ đạo của Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải tại Hội nghị sơ kết Đề án xoá nhà tạm, nhà dột nát vào chiều 14/4.

Ðổi thay rõ nét diện mạo vùng đồng bào dân tộc

Bà Nguyễn Thu Tư, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo, cho biết: "Giai đoạn từ năm 2021 đến nay, hầu hết các nội dung chính sách dân tộc đều đã được tích hợp vào Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Với 10 dự án, 14 tiểu dự án và 36 nội dung thành phần, chương trình này được xem là chính sách tổng thể, tác động toàn diện đến mọi mặt đời sống, xã hội của đồng bào DTTS, trong đó có đồng bào dân tộc Khmer".

Trao tình thương, tiếp thêm nghị lực

Ðược triển khai từ năm 2024, mô hình “Tổ phụ nữ tiết kiệm mua thẻ bảo hiểm y tế tặng hội viên nghèo” của Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Phường 6, TP Cà Mau, không chỉ giúp chị em có điều kiện khám chữa bệnh, mà qua đó còn góp phần làm thay đổi nhận thức, hành vi của hội viên phụ nữ và người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của bảo hiểm y tế (BHYT).

Ao ông Cả Bảy

Trong hành trình mở đất phương Nam, có những con người không chỉ cần cù chịu khó để tạo lập cuộc sống mà còn làm nhiều việc ý nghĩa giúp xóm làng, cộng đồng và được người đời nhắc nhớ. Ông Lê Văn Hiền ở xứ Bà Ðiều, làng Thạnh Phú (nay là ấp Bà Ðiều, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau) là trường hợp như thế.

Từng bước hoàn chỉnh hạ tầng thiết yếu trên tuyến kênh Lung Lá

Trước những hạn chế về hạ tầng thiết yếu trên tuyến kênh Lung Lá, thuộc địa bàn Khóm 5, phường Tân Xuyên, ngành chức năng thành phố cà Mau đã có những rà soát và định hướng trong thời gian tới nhằm đảm bảo ổn định đời sống người dân nơi đây.