ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 23-10-24 02:30:07
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nỗi đau còn đó

Báo Cà Mau (CMO) Ngày Chủ nhật, 15/11/2020, là ngày Thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông. Đây là năm thứ 9 Việt Nam cùng thế giới tổ chức hoạt động tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông để bày tỏ niềm thương xót với những người xấu số khi tham gia giao thông và chia sẻ mất mát, gánh nặng với người thân của họ.

Tai nạn giao thông luôn là nỗi đau và là nỗi ám ảnh của biết bao người, bao gia đình, gây tổn thất về thể chất lẫn tinh thần cho người không may bị tai nạn và cho cả người thân của họ. Những mất mát do tai nạn giao thông hết sức nặng nề và không có gì bù đắp được. Nhiều gia đình phải lâm vào cảnh túng quẫn và kiệt quệ về tài chính. Nỗi đau mang tên tai nạn giao thông vẫn còn đó và luôn là lời cảnh tỉnh, bài học đối với mỗi người khi tham gia giao thông.

Sau khi bị tai nạn, em Quách Văn Dô không đi lại được, sinh hoạt cá nhân phải nhờ mẹ phụ giúp.

Sinh năm 2002, ngụ Ấp 3, xã Khánh Hội, huyện U Minh, em Ngô Văn Đức bị chấn thương sọ não do tai nạn giao thông khi đi chơi cùng bạn. Cậu bé Đức năng nổ, học giỏi, chăm ngoan ngày nào giờ phải chịu cảnh ngồi xe lăn, nói cười ngây ngô, mọi sinh hoạt đều phải có người phụ giúp. Từ gia đình khá giả, nay rơi vào cảnh nợ nần vì lo cho Đức.

Chị Huỳnh Thị Thơ, mẹ em Ngô Văn Đức, chia sẻ trong nước mắt: “Thương con, gia đình chạy vạy vay tiền để điều trị. Thế nhưng không được gì, bác sĩ nói nếu mổ thì con sẽ chết. Tính đến thời điểm hiện tại gia đình rơi vào cảnh nợ nần, không còn kham nổi nữa, cái gì bán được cũng đã bán hết để lo cho con”.

Trường hợp em Quách Văn Dô, sinh năm 1994, ngụ Ấp 3, xã Khánh Lâm, huyện U Minh cũng bi đát không kém. Bị tai nạn chấn thương đầu cách nay hơn 10 năm và cũng từng ấy năm Dô phải ngồi xe lăn, mọi sinh hoạt đều nhờ người thân trợ giúp. 

Ông Quách Chi Lăng, cha Dô, chia sẻ: “Chuyện xui rủi biết làm sao được, thương con ráng cố gắng chạy lo tiền chữa trị, nhưng nhà nghèo, đất thì không có bao nhiêu. Có mấy công đất đã cầm cố chưa chuộc lại được, giờ tới đâu hay tới đó thôi”.

Tai nạn giao thông luôn là nỗi ám ảnh, nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần cho người không may gặp phải và cả người thân. Nhiều trường hợp đang là trụ cột gia đình, tai nạn ập đến làm cho gia đình họ đang khó khăn càng khó khăn hơn. Như trường hợp anh Nguyễn Văn Rô, ấp Thăm Trơi, xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời. Anh Rô bị tai nạn trên đường đi làm về cách đây hơn 5 năm, từ là trụ cột gánh vác gia đình, giờ trở thành người suy kiệt về sức khoẻ, chân trái teo tóp lại. Thế nhưng, mọi chuyện trang trải sinh hoạt gia đình đều phải trông chờ vào đôi vai của người đàn ông này.

Anh Rô tâm sự: “Từ khi bị tai nạn đến giờ, gia đình tôi gặp rất nhiều khó khăn. Sức khoẻ tôi yếu hẳn, không thể làm việc nặng được. Hàng ngày ráng cố gắng mò cua, giăng câu để kiếm đủ bữa cơm, bữa cháo cho mẹ già bị mù và vợ bị suy thận mãn”.

Mỗi người mỗi hoàn cảnh, nhưng họ đều gặp nhau ở một điểm chung: Tai nạn giao thông đã dập tắt hết những ước mơ, hoài bão của họ và làm cho gia đình, người thân lâm vào khó khăn, nợ nần, bế tắc.  

Với thông điệp “Tưởng nhớ người đi, vì người ở lại”, ngày Thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông kêu gọi mọi người cùng nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành pháp luật, trật tự an toàn giao thông, phòng tránh tai nạn giao thông, đồng thời kêu gọi sự giúp đỡ, chia sẻ từ cộng đồng về những tổn thất, mất mát, khó khăn của các nạn nhân, gia đình nạn nhân tai nạn giao thông./.

Lê Chí

Tra cứu phạt nguội trước khi đăng kiểm xe cơ giới

Theo Thông tư 30/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, các phương tiện bị “phạt nguội” (vi phạm giao thông qua hệ thống camera giám sát) chưa thực hiện việc chấp hành xử phạt vi phạm hành chính sẽ không được cấp giấy chứng nhận đăng kiểm. Ðây là một trong những giải pháp nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của các chủ phương tiện trước khi đăng kiểm xe. Tuy nhiên, nhiều chủ phương tiện vẫn chưa nắm rõ quy định này, khi đến hạn đăng kiểm, bị từ chối thì mới vỡ lẽ mình vi phạm.

Cao điểm xử lý học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ

Thực hiện tháng cao điểm xử lý vi phạm giao thông (VPGT) đối với học sinh của Cục Cảnh sát giao thông, trong những ngày vừa qua, lực lượng làm nhiệm vụ trên địa bàn tỉnh đã và đang tăng cường nhiều biện pháp quyết liệt xử lý vi phạm đối với đối tượng học sinh tại các điểm trường.

Biển chỉ dẫn giao thông gây… mất an toàn

Ðó là biển chỉ dẫn trước cổng Trường Tiểu học Ðông Hưng 2, ấp Giá Ngự, xã Ðông Hưng.

Siết chặt quản lý vận tải đường bộ

Hiện nay, tổng số xe thuộc các đơn vị đăng ký kinh doanh hoạt động vận chuyển hành khách và hàng hoá trên địa bàn tỉnh là hơn 3.100 xe, gồm xe buýt, xe tuyến cố định, xe taxi, xe hợp đồng, xe trung chuyển và xe tải, xe công-ten-nơ, xe đầu kéo.

Phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông

Sáng 5/10, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Uỷ ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia, Công ty Honda Việt Nam tổ chức lễ phát động trực tuyến với các tỉnh, thành trên cả nước về việc học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, năm học 2024-2025. Điểm cầu tỉnh Cà Mau được đặt tại Trường THPT Cái Nước (thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước).

Dừng, đỗ xe cần đúng luật và văn minh

Hiện nay, tại các khu vực nội thị TP Cà Mau, các loại phương tiện giao thông đang có xu hướng tăng nhanh, nhất là đối với xe ô tô. Ðiều này đang tạo áp lực lên hạ tầng giao thông, cùng với đó là nhiều vấn đề phát sinh. Trong đó, chuyện đậu, đỗ xe nơi công cộng đã và đang là đề tài nóng, bởi có nhiều chuyện đáng bàn đằng sau vấn đề này.

Nguy cơ tai nạn từ việc phơi lúa trên lộ

Hiện nay đang vào cao điểm thu hoạch lúa hè thu, nhiều nơi người dân đem lúa ra lộ nhựa phơi, gây mất an toàn giao thông.

Biện pháp xử phạt vừa răn đe, vừa nhân văn

Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Trong đó, quy định về điểm và trừ điểm đối với giấy phép lái xe (GPLX) đang được dư luận quan tâm, nhất là đối tượng tài xế trong lĩnh vực vận chuyển hành khách, hàng hoá, bởi đây là biện pháp vừa mang tính răn đe, vừa mang yếu tố nhân văn, tạo điều kiện để người hành nghề tài xế không mất việc khi vô tình vi phạm các lỗi về trật tự, an toàn giao thông (TTATGT).

Cấp thiết nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh

Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh trên địa bàn tỉnh Cà Mau là tuyến đường độc đạo, huyết mạch, từ TP Cà Mau về các huyện: Cái Nước, Năm Căn, Phú Tân, Ngọc Hiển. Ðây là tuyến đường mở ra cơ hội phát triển kinh tế, cơ hội thu hút đầu tư các dự án trọng điểm, như: Khu Kinh tế Năm Căn, Cảng Năm Căn, Cảng tổng hợp Hòn Khoai; phát huy tiềm năng và lợi thế Khu Du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau... Tuy nhiên, trong thời gian rất dài đã qua, bên cạnh thực trạng nhỏ, hẹp, chỉ có 2 làn xe thì tình trạng cứ mưa là xuống cấp nhanh chóng, triều cường là ngập, ảnh hưởng rất lớn đến định hướng phát triển của tỉnh.

Hiểm hoạ từ phớt lờ quy định đội mũ bảo hiểm

Hiện nay, việc chấp hành quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm (MBH) khi đi mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực, song, vẫn còn một số đối tượng vi phạm hoặc chấp hành theo kiểu đối phó. Trong khi đó, không đội MBH hoặc đội MBH không đúng quy cách là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông (TNGT) thương tâm.