ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 21-2-25 17:19:00
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nữ điều dưỡng tận tuỵ

Báo Cà Mau Không có nhiều thành tích như đồng nghiệp khác, nhưng với Ðiều dưỡng Thang Hoa Xuân (32 tuổi), việc mỗi ngày tới cơ quan, được thấy các bệnh nhân hồi phục sức khoẻ, vui tươi chính là niềm hạnh phúc, là những phần thưởng giá trị nhất dành cho bản thân.

Điều dưỡng Thang Hoa Xuân hiện công tác tại Khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực, Chống độc - Bệnh viện đa khoa Ðầm Dơi. Chị là một nhân viên y tế say nghề, nhiệt tình, trách nhiệm với công việc.

Công việc của đội ngũ nhân viên y tế từng giờ, từng phút luôn gắn với sinh mệnh, sức khoẻ của người bệnh. Bên cạnh các bác sĩ thì các điều dưỡng có vai trò quan trọng chăm sóc, đồng hành, gắn bó cùng người bệnh. Ðối với Ðiều dưỡng Thang Hoa Xuân, trong 11 năm gắn bó tại Bệnh viện Ða khoa Ðầm Dơi, chị không ngại khó, ngại khổ, luôn tận tuỵ vì người bệnh. “Bệnh nhân điều trị tại Khoa Cấp cứu khá đông, đa số là bệnh nặng, tình trạng bệnh thường diễn biến xấu, vì vậy, vai trò của điều dưỡng rất quan trọng, bởi phải nắm bắt được diễn biến bệnh để thông báo cho bác sĩ. Mặt khác, người điều dưỡng phải luôn chú trọng về thái độ ứng xử, không gây phiền hà, mà phải ân cần, nhẹ nhàng với bệnh nhân trong quá trình điều trị, chăm sóc”, chị Xuân chia sẻ.

Hơn 11 năm công tác trong ngành y, chị Thang Hoa Xuân luôn tận tuỵ, tỉ mỉ trong công việc.

Hơn 11 năm công tác trong ngành y, chị Thang Hoa Xuân luôn tận tuỵ, tỉ mỉ trong công việc.

Ðến Khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực, Chống độc - Bệnh viện Ða khoa Ðầm Dơi, chúng tôi đã bắt gặp hình ảnh chị Xuân tận tình chăm sóc bệnh nhân bên từng giường bệnh, kiểm tra nhiệt độ, đo huyết áp và dặn dò chu đáo bệnh nhân cách phân biệt các loại thuốc và giờ uống, sau đó chị quay sang hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ cho người nhà cách chăm sóc từ đảm bảo vệ sinh, ăn uống để giúp người bệnh dần phục hồi.

Chị Xuân tâm sự: “Công việc của những người điều dưỡng chúng tôi không chỉ dừng lại với hình ảnh quen thuộc là tiêm thuốc, truyền dịch... mà cũng rất vất vả, cẩn trọng từng bước trong việc chăm sóc để đảm bảo bệnh nhân hồi phục nhanh vì đa phần người bệnh đang điều trị tại khoa là trường hợp bệnh nặng. Cho nên, công tác chăm sóc bệnh nhân được tôi và đồng nghiệp thực hiện hết sức kỹ càng, tỉ mỉ, kể cả chế độ ăn... Công việc đã gắn bó với tôi và các đồng nghiệp nhiều năm, nhưng chưa lúc nào được chủ quan, sự cẩn trọng luôn là điều chúng tôi luôn lưu tâm”.

Điều dưỡng Thang Hoa Xuân luôn hết lòng chăm sóc bệnh nhân.

Điều dưỡng Thang Hoa Xuân luôn hết lòng chăm sóc bệnh nhân.

Không những hết mình vì người bệnh trong công tác chuyên môn, chị Xuân còn là cầu nối hỗ trợ người bệnh điều trị tại khoa có hoàn cảnh khó khăn. “Ðã rất nhiều lần, mỗi khi có trường hợp bệnh nhân do gia đình hoàn cảnh ngặt nghèo, trường hợp neo đơn, bệnh tiến triển xấu nhưng không có đủ tiền để tiếp tục điều trị, tôi sẽ cùng với anh chị em đồng nghiệp sẵn sàng hỗ trợ trong khả năng của mình và kèm theo chút quà là tấm lòng tôi và một số đồng nghiệp trong khoa gửi tặng bệnh nhân. Cùng với đó, từng suất cơm, vật dụng cá nhân mà bệnh viện và các đơn vị hỗ trợ cũng được tôi và đồng nghiệp trao tận tay người bệnh như gửi gắm thêm niềm tin, nghị lực. Bệnh nhân sẽ cảm nhận được sự quan tâm từ những điều nhỏ nhặt nhất”, chị Xuân nhớ lại.

Ông Lâm Hoàng Kha, Phó phòng Hành chính quản trị - Tổ chức cán bộ, Bệnh viện Ða khoa Ðầm Dơi, nhận xét: “Với 11 năm kinh nghiệm trong công tác điều dưỡng, chị Thang Hoa Xuân luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ cấp trên giao phó với ý thức trách nhiệm và sự tận tâm, không để xảy ra sai sót trong việc chăm sóc bệnh nhân; tận tuỵ, yêu nghề và chuyên môn vững. Quá trình công tác tại đơn vị đã bồi dưỡng cho chị những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để trở thành một điều dưỡng giỏi, cẩn thận, chỉn chu, năng động và sáng tạo trong công việc. Với các đồng nghiệp, chị luôn thân thiện, hoà đồng, cởi mở, chân thành và tận tình hỗ trợ đồng nghiệp về cách ứng xử với người bệnh đến kỹ năng chuyên môn cần thiết để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh của khoa và bệnh viện. Chị còn là một Tổ trưởng Công đoàn luôn nhiệt tình tham gia các phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, an sinh xã hội, hiến máu, khám bệnh từ thiện do bệnh viện, đơn vị cấp trên tổ chức”.

“Vì nụ cười của người bệnh, vì sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ Nhân dân, tôi sẽ tiếp tục cố gắng, nỗ lực, cống hiến, trau dồi kinh nghiệm và hoàn thiện hơn nữa trong công tác chăm sóc, đồng hành của người bệnh để tất cả người bệnh đều cảm nhận được sự tin yêu”, chị Xuân bộc bạch.


Nhiều năm liền, Ðiều dưỡng Thang Hoa Xuân đều đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở, Ðoàn viên Công đoàn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, các giải thưởng cao ở lĩnh vực thi điều dưỡng giỏi...


 

Quỳnh Anh

 

Phòng ngừa viêm gan B cho trẻ sơ sinh

Đối với phụ nữ, nỗi lo lắng của chị em là nguy cơ lây truyền virus viêm gan B cho con, đặc biệt trong thời kỳ mang thai, sinh nở hoặc khi cho con bú.

Thế hệ bác sĩ trẻ vừa hồng vừa chuyên

Ðội ngũ bác sĩ trẻ Cà Mau không chỉ vững vàng về chuyên môn mà còn không ngừng rèn luyện y đức và năng nổ với các hoạt động an sinh xã hội.

Cần thêm nguồn lực phòng, chống HIV/AIDS

Thời gian qua, tỉnh Cà Mau nỗ lực triển khai toàn diện, hiệu quả các giải pháp về mặt xã hội và chuyên môn kỹ thuật y tế trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV đã được triển khai rộng rãi trên địa bàn.

Nữ điều dưỡng tận tuỵ

Không có nhiều thành tích như đồng nghiệp khác, nhưng với Ðiều dưỡng Thang Hoa Xuân (32 tuổi), việc mỗi ngày tới cơ quan, được thấy các bệnh nhân hồi phục sức khoẻ, vui tươi chính là niềm hạnh phúc, là những phần thưởng giá trị nhất dành cho bản thân.

Cần cảnh giác virus HMPV

Dù tại Cà Mau chưa xuất hiện trường hợp nhiễm HMPV, nhưng với tốc độ lây lan nhanh của bệnh tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, người dân cần đề cao cảnh giác phòng bệnh cho trẻ.

Chỗ dựa vững chắc cho công đoàn viên ngành y tế

Thời gian qua, Công đoàn ngành Y tế tỉnh luôn phát huy vai trò là tổ chức đại diện cho tiếng nói, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động (ÐV, NLÐ).

Nâng tầm y tế cơ sở

Thời gian qua, hệ thống y tế ở địa phương chủ động đầu tư, tiếp nhận chuyển giao nhiều kỹ thuật quan trọng trong hoạt động chuyên môn, nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Việc đầu tư kỹ thuật mới không chỉ nâng tầm, tạo thương hiệu, uy tín cho đơn vị y tế mà còn giúp người dân tiết kiệm thời gian, chi phí trong khám và điều trị bệnh.

Tận tâm với nghề y

24 năm gắn bó với nghề, Bác sĩ CKI Nguyễn Hữu Ðặng, Trưởng trạm Y tế xã Khánh Thuận, huyện U Minh, làm việc bằng tâm huyết và tinh thần trách nhiệm cao. Trong quá trình công tác, Bác sĩ Ðặng luôn hết mình vì người bệnh, tận tâm với sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ Nhân dân, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trị liệu nghệ thuật

Trị liệu nghệ thuật là phương pháp sử dụng nghệ thuật như công cụ hữu ích để bệnh nhân cải thiện về tinh thần, cảm xúc, được ứng dụng trong can thiệp phục hồi chức năng (PHCN). Bằng hình thức thực hiện các hoạt động như: vẽ tranh, tô màu, nặn đất sét, âm nhạc và nhảy múa, hay kể chuyện bằng hình ảnh..., trị liệu nghệ thuật được xem như cách chữa lành tâm lý, giúp bệnh nhân cải thiện khả năng điều khiển bàn tay và ngón tay, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả điều trị.

Tìm hiểu “hội chứng màn hình xanh”

Ngày nay, công nghệ đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, nhưng mặt trái của nó cũng dần lộ diện với những vấn đề tâm lý ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Một trong số đó là “hội chứng màn hình xanh”, đây không phải là một khái niệm chính thức trong y khoa, nhưng nó đang được dùng để mô tả những hệ luỵ về sức khoẻ tâm lý và thể chất khi thời gian sử dụng các thiết bị điện tử vượt quá giới hạn.