ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 21-11-24 22:18:00
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ôm nợ vì cả tin

Báo Cà Mau Ông Hồ Văn Bé, ấp Xóm Sở, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình xác định vào ngày 22/11/2013 có vay 3 chỉ vàng 24K của ông Phạm Trường Giang, Ấp 2, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình; đến ngày 2/12/2013 bà Châu Kim Thuý (vợ ông Bé) có vay tiếp 2 chỉ vàng 24K, lãi suất vay là 5 phân. Tính đến ngày 20/3/2014, tổng số vàng ông Bé vay của ông Giang là 5 chỉ vàng 24K, lãi 1 chỉ vàng 24K, tổng cộng ông Bé vay của ông Giang 6 chỉ vàng 24K. Ông Bé xác nhận có ký và viết họ tên vào biên nhận vay tổng số 5 chỉ vàng 24K nhưng nội dung tờ biên nhận là do ông Giang tự viết.

Ông Hồ Văn Bé, ấp Xóm Sở, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình xác định vào ngày 22/11/2013 có vay 3 chỉ vàng 24K của ông Phạm Trường Giang, Ấp 2, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình; đến ngày 2/12/2013 bà Châu Kim Thuý (vợ ông Bé) có vay tiếp 2 chỉ vàng 24K, lãi suất vay là 5 phân. Tính đến ngày 20/3/2014, tổng số vàng ông Bé vay của ông Giang là 5 chỉ vàng 24K, lãi 1 chỉ vàng 24K, tổng cộng ông Bé vay của ông Giang 6 chỉ vàng 24K. Ông Bé xác nhận có ký và viết họ tên vào biên nhận vay tổng số 5 chỉ vàng 24K nhưng nội dung tờ biên nhận là do ông Giang tự viết.

Ông Bé cho biết “Đến ngày 18/6/2014, tôi đến Ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau vay 50 triệu đồng. Khi nhận được tiền, tôi chưa ra khỏi cửa ngân hàng thì Giang đã có mặt yêu cầu tôi thanh toán 39.960.000 đồng (số tiền trên do ông Giang quy đổi từ vàng). Lúc thanh toán có mặt của Nguyễn Thanh Tuấn (con rể tôi) và ông Giang cùng vợ là bà Trần Ngọc Kỷ cùng chứng kiến. Do tin tưởng chỗ bà con (tôi là cậu bà con của Giang) nên tôi không lấy lại biên nhận”.

Trả nợ xong vẫn bị kiện

Sự việc tưởng chừng như đã xong thì đến ngày 4/4/2016, ông Giang gửi đơn khởi kiện đến TAND huyện Thới Bình với nội dung vào ngày 22/11/2014 có cho ông Bé vay 13 chỉ vàng 24K, đến ngày 2/12/2014 có cho vợ ông Bé vay thêm 2 chỉ vàng 24K, tổng số là 15 chỉ vàng 24K. Khi cho vay ông Giang có làm biên nhận và ông Bé ký tên vay 13 chỉ vàng 24K ngày 22/112014, còn 2 chỉ vàng 24K còn lại do vợ ông Bé trực tiếp nhận nên không có viết biên nhận mà do ông Giang tự viết thêm vào biên nhận phía dưới chữ ký của ông Bé, thời hạn vay là 4 tháng. Đồng thời, ông Giang xác định vợ ông có đến Ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau nhận tiền do ông Bé trả nhưng chỉ vài trăm ngàn đồng cứ không có nhận 39.960.000 đồng như trình bày của ông Bé. Ông Giang xác định cho ông Bé vay tổng cộng 15 chỉ vàng 24K và yêu cầu ông Bé hoàn trả lại toàn bộ số vàng trên.

Trả xong nợ vay 5 chỉ vàng 24K, hơn 2 năm sau, ông Hồ Văn Bé lại bị kiện thiếu 15 chỉ vàng 24K.

Khúc mắc lớn nhất trong vụ việc trên chính là ở chỗ biên nhận ông Bé ký vay 5 chỉ vàng 24K và biên nhận 15 chỉ vàng 24K mà ông Giang khởi kiện ra toà. Vụ án được TAND huyện Thới Bình thụ lý và sau 2 lần hoà giải thì 2 bên vẫn khăng khăng giữ nguyên quan điểm của mình. Nhưng vào phiên hoà giải lần 2, lúc 2 bên yêu cầu giám định chữ ký, chữ viết của ông Bé ở biên nhận 15 chỉ vàng 24K do ông Giang đưa ra thì ông Giang bỏ về.

Ông Bé bức xúc “Việc tôi mượn vàng của Giang và trả tiền do Giang quy đổi từ vàng tại ngân hàng, bà con xóm này ai cũng biết. Do tin tưởng chỗ cậu cháu nên lúc Giang quy đổi từ vàng thành tiền tôi cũng không để ý và quên lấy lại biên nhận. Nếu Giang cho vay chỉ 4 tháng, sao hơn 2 năm Giang mới đi kiện. Vụ việc trên đã làm ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của gia đình tôi. Hiện tôi đang tiến hành làm đơn yêu cầu giám định chữ ký, chữ viết tại biên nhận 15 chỉ vàng 24K và làm đơn khởi kiện Giang về tội vu khống”.

"Bút sa… ôm nợ"

Tương tự là trường hợp của bà Nguyễn Thị Nương (sinh năm 1950, ngụ ấp Thị Tường A, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước). Bà Nương cho biết: “Vào năm 2013, con tôi là Nguyễn Kiều Loan, ngụ ấp Ngọc Hườn, thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước có tham gia chơi hụi ngày do bà Huỳnh Thị Thắm, ngụ cùng địa phương với tôi, làm chủ hụi. Mỗi ngày phải đóng 1,8 triệu đồng, được một thời gian thì Loan không còn khả năng tham gia nên vô 2 chân hụi tháng, mỗi chân 5 triệu đồng, tổng số có 30 chân, vẫn do bà Thắm làm chủ hụi. Sau đó, Loan có hốt 1 chân hụi được 93.200.000 đồng và bà Thắm đem biên nhận đến nhà tôi yêu cầu tôi ký tên chứng kiến. Do bể nợ nên Loan không đóng hụi cho bà Thắm, từ đó bà Thắm dựa vào chữ ký của tôi ở biên nhận 93.200.000 đồng, đồng thời lập thêm biên nhận khống 96.600.000 đồng gửi kiện lên TAND huyện Cái Nước cho rằng tôi thiếu tiền 2 chân hụi của bà Thắm tổng cộng là 240 triệu đồng”.

Sau đó, bà Nương yêu cầu giám định chữ ký, chữ viết tại biên nhận hụi 96.600.000, đến ngày 20/12/2014 kết luận giám định cho kết quả chữ ký và chữ viết trên biên nhận hụi 96.600.000 đồng không phải của bà Nương. Tại bản án số 14/2015/DS-ST, ngày 9/2/2015 của TAND huyện Cái Nước quyết định buộc bà Nguyễn Thị Nương phải có trách nhiệm trả cho bà Huỳnh Thị Thắm số tiền 120 triệu đồng.

Bà Nương không đồng ý với bản án trên vì cho rằng mình chỉ ký tên chứng kiến chớ không phải ký tên bảo lãnh nên làm đơn kháng cáo đến TAND tỉnh Cà Mau. Tại bản án số 113/2015/DS-PT ngày 26/5/2105 của TAND tỉnh Cà Mau, Hội đồng xét xử không chấp nhận kết quả giám định chữ ký, chữ viết trong biên nhận 96.600.000 đồng làm cơ sở kết luận vụ việc. Qua đó, quyết định buộc bà Nương thanh toán cho bà Thắm số tiền 240 triệu đồng.

Giờ đây, từ chỗ chữ ký tên chứng kiến bà Nương lại ôm nợ và bị kiện ra toà, trong khi đó càng khởi kiện thì mức án lại càng tăng thêm, cấp sơ thẩm chỉ trả 120 triệu đồng, lên cấp phúc thẩm lại trả 240 triệu đồng. Bà Nương buồn rầu: “Tôi cũng đã gửi đơn kháng án lên TAND tối cao nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả, chỉ một chữ ký mà bây giờ gia đình tôi phải lao đao. Cả gia đình chỉ có căn nhà nhỏ để buôn bán tạp hoá, sắp tới còn bị kê biên không biết cả nhà sẽ sống sao đây!”./.

Quách Nguyên

Nói không với ma tuý trong học đường

Ma tuý gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các mặt của đời sống, người nghiện có thể dẫn đến các hành vi phạm tội nguy hiểm cho mọi người và xã hội. Hiện nay, tình trạng sử dụng trái phép chất ma tuý có xu hướng gia tăng và đối tượng sử dụng ma tuý ngày càng trẻ hoá, đặt ra nhiều thách thức trong công tác phòng, chống ma tuý, nhất là trong học đường.

Tuyên truyền “Nói không với ma tuý” trong học đường

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phòng chống ma tuý, thuốc lá điện tử trong học đường, sáng nay (21/10), Tỉnh đoàn phối hợp với Công an tỉnh tổ chức các hoạt động tuyên truyền “Nói không với ma tuý” cho tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh Trường THPT Nguyễn Việt Khái (Phường 8, TP Cà Mau).

Hỗ trợ hoà nhập cho người mãn án

Với mong muốn tạo điều kiện giúp đỡ người mãn án trở thành người có ích cho xã hội, Công an huyện U Minh đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể thường xuyên tổ chức các hoạt động trợ giúp tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý, đào tạo nghề và tư vấn việc làm cho những đối tượng này.

Truyền thông phòng chống HIV/AIDS trong giới trẻ

Những năm gần đây, số người nhiễm HIV/AIDS tại Cà Mau có xu hướng trẻ hoá, trong đó dưới 30 tuổi chiếm đa số; không chỉ trong nhóm đối tượng trưởng thành mà ngay cả học sinh, sinh viên cũng là mối quan tâm, vì thói quen sinh hoạt không lành mạnh, do đó, cần tăng cường truyền thông mạnh và rộng khắp.

Bắt nhóm đối tượng vận chuyển 2 kg ma tuý

Sau thời gian nỗ lực điều tra, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ, Công an tỉnh Cà Mau, đã khám phá thành công và bắt giữ nhóm đối tượng tổ chức vận chuyển trái phép chất ma tuý liên tỉnh, thu giữ 2 kg ma tuý.

Thí điểm mô hình phối hợp hỗ trợ người sau cai

Cơ sở Cai nghiện ma tuý tỉnh Cà Mau và UBND huyện Thới Bình vừa tổ chức ký kết phối hợp thực hiện mô hình “Hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng, công tác quản lý, hỗ trợ người sau cai nghiện ma tuý". Kết quả từ mô hình thí điểm này sẽ là tiền đề để thời gian tới tỉnh thực hiện nhân rộng tại các địa phương khác trên địa bàn.

Giúp học viên phục hồi sức khoẻ

Xác định một trong những mục tiêu quan trọng khi cai nghiện ma tuý là phục hồi thể chất, tinh thần, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi cho học viên, thời gian qua, Cơ sở Cai nghiện ma tuý tỉnh tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao... giúp học viên rèn luyện, có thêm động lực cai nghiện tốt, sớm trở về với gia đình, tái hoà nhập cộng đồng.

Ngăn chặn ma tuý từ sớm, từ xa

Thông tin từ Ban Chỉ đạo 138 tỉnh, qua rà soát và phân loại, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 11 xã, phường, thị trấn trọng điểm về ma tuý, 22 điểm có nguy cơ phức tạp về ma tuý và 100/101 xã, phường, thị trấn có ma tuý. Những tháng đầu năm 2024, tình hình tội phạm và tệ nạn ma tuý trên địa bàn tỉnh từng lúc diễn biến phức tạp, tội phạm và vi phạm về ma tuý được phát hiện, xử lý nhiều hơn cùng kỳ.

Tệ nạn và tội phạm ma tuý ngày càng trẻ hoá

Thời gian gần đây, các loại ma tuý mới xuất hiện thâm nhập vào Việt Nam nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng đã làm tình hình tội phạm về ma tuý ngày càng diễn biến phức tạp, kéo theo đó, số lượng người nghiện cũng tăng hơn so với cùng kỳ. Đáng chú ý là người nghiện ma tuý có xu hướng trẻ hoá về độ tuổi, chủ yếu là thanh, thiếu niên. Đây cũng là hồi chuông báo động đối với bậc phụ huynh trong việc quản lý con em mình.

Trợ lực người sau cai nghiện tái hoà nhập

Thời gian qua, công tác hỗ trợ người nghiện tái hoà nhập cộng đồng luôn được các cấp, các ngành, các địa phương đặc biệt quan tâm. Cùng với việc chăm sóc, điều trị, phục hồi sức khoẻ, công tác đào tạo việc làm, định hướng nghề nghiệp được Cơ sở Cai nghiện ma tuý tỉnh (Cơ sở) chú trọng, nhằm từng bước tạo điều kiện trang bị hành trang đầy đủ để người sau cai có thể tự tin vững bước trong hành trình tái hoà nhập cộng đồng.