ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 21-11-24 18:41:28
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phát triển thương hiệu góc nhìn từ vải thiều Bắc Giang

Báo Cà Mau (CMO) Xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản là hướng đi đúng nhằm nâng cao giá trị sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước. Hiện Cà Mau đã xây dựng, bảo hộ được nhiều nhãn hiệu tập thể như: mật ong U Minh Hạ, cá khô bổi U Minh, tôm khô Rạch Gốc, cua Năm Căn, mắm lóc Thới Bình, cá chình - cá bống tượng Tân Thành, bồn bồn Cái Nước, cá khoai Cái Đôi Vàm, chuối khô Trần Hợi, bánh phồng tôm Mũi Cà Mau... Nhưng thực tế mặc dù đã xây dựng được nhãn hiệu nhưng việc phát triển các sản phẩm đặc sản Cà Mau gặp không ít khó khăn do thị trường tiêu thụ chưa ổn định; nhiều sản phẩm hàng hoá chưa đáp ứng yêu cầu thị trường; vùng sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, đặc biệt tình trạng được mùa mất giá vẫn diễn ra.

Khó tiếp cận thị trường

Cà Mau có nhiều sản phẩm nông sản được người tiêu dùng đánh giá cao về giá trị, chất lượng, thế nhưng có một nghịch lý là khi đưa những sản phẩm này vào trị trường tiêu thụ với yêu cầu cao thì luôn gặp khó. Dưa hấu Lý Văn Lâm là một trong số ít sản phẩm có thể đưa vào được siêu thị lớn như Co.opmart khi họ có hướng đi đúng và tuân thủ triệt để các yêu cầu kỹ thuật khi gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch.

Nhiều loại khô từ cá biển, cá đồng đã xây dựng được thương hiệu đặc trưng Cà Mau.

Ông Thái Văn Năm, ấp Bà Điều, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau, cho biết: “Nhiều năm nay, gia đình trồng dưa theo mô hình VietGAP đều cho năng suất cao và có giá tiêu thụ ổn định”. 

Ông Nguyễn Đông Dương, Giám đốc HTX Lý Văn Lâm, cho biết: “HTX đã tập trung mở rộng thị trường tiêu thụ, việc đưa được dưa hấu Lý Văn Lâm vào siêu thị là bước đi tích cực, nâng cao uy tín, khẳng định chất lượng sản phẩm. Qua đó giúp sản phẩm này có chỗ đứng vững chắc và ngày càng phát triển trong thời gian tới". Ông Dương cũng cho biết thêm, thực tế qua 3 năm phát triển, sản phẩm của HTX cũng trải qua nhiều chìm nổi, năm đầu tiên thì sản lượng nhiều tiêu thụ không hết, rút kinh nghiệm, HTX điều chỉnh sản xuất, đồng thời hướng dẫn bà con tuân thủ triệt để quy trình kỹ thuật VietGAP nhằm nâng cao chất lượng. Chính vì vậy, năm vừa rồi sản phẩm tiêu thụ rất tốt, đã vào được siêu thị.

Tuy nhiên, không phải sản phẩm nông sản nào của tỉnh cũng tìm được hướng đi và đầu ra ổn định như dưa hấu Lý Văn Lâm. Nhiều nhãn hiệu tập thể của tỉnh vẫn đang phải vật lộn với tình trạng được mùa - mất giá, thiếu vùng nguyên liệu hoặc tình trạng sản xuất manh mún. Chẳng hạn như cá khô bổi U Minh, hiện vẫn còn đó nỗi lo bởi đầu ra không ổn định, giá cả bấp bênh.

Anh Văn Công Vẹn, Khóm 2, thị trấn Trần Văn Thời, nói: “Có năm người dân bỏ ao trống không nuôi  cá bởi giá thấp, họ không dám đầu tư. Khi chưa đến giai đoạn thu hoạch thì giá cá cao đến khi mình thu hoạch giá lại xuống quá thấp. Có giai đoạn cá bổi là mô hình sản xuất hiệu quả ở huyện Trần Văn Thời. Lúc cao điểm, nhiều hộ đầu tư mở rộng diện tích vùng nuôi, nhưng vài năm trở lại đây diện tích nuôi cá bổi ngày càng giảm".

Ông Trần Quốc Việt, cơ sở sản xuất cá khô bổi Ba Việt, ấp Cơi 5B, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, cho biết: “Trước đây sản lượng khô bổi làm ra nhiều do nguồn cung dồi dào, nhưng vài năm nay nguồn nguyên liệu ngày càng ít, do giá cá trồi sụt thất thường. Tình trạng này không chỉ người nuôi cá gặp khó mà những cơ sở sản xuất khô như chúng tôi cũng lao đao vì thiếu nguyên liệu”.

Cần phát triển đồng bộ và có định hướng

Có thể thấy, đa phần các nhãn hiệu tập thể của tỉnh sau khi được công nhận, người dân phải “tự bơi” trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm. Điều này cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng “được mùa - mất giá” thường xuyên xảy ra. Nông dân Cà Mau hiện phần lớn vẫn còn thói quen sản xuất, tiêu thụ theo kiểu truyền thống, ngoài việc phổ biến kiến thức, tập huấn khoa học - kỹ thuật trong nuôi trồng, ngành chức năng nên là cầu nối đồng hành cùng nông dân tìm kiếm các đầu mối thu mua, bảo quản và chế biến thành phẩm. Đây là điều hết sức cần thiết.

Ngày 6/6/2020, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Bắc Giang, UBND tỉnh Bắc Giang phối hợp với Bộ Công thương tổ chức hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều năm 2020. Hội nghị được kết nối trực tuyến với hơn 61 điểm cầu trong cả nước và các điểm cầu tại tỉnh Vân Nam, Quảng Tây (Trung Quốc). Đây chính là một ví dụ điển hình cho việc ngành chức năng, chính quyền địa phương đồng hành cùng với nông dân phát triển, tiêu thụ sản phẩm chủ lực của tỉnh. Phát biểu tại hội nghị trực tuyến này, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lại Thanh Sơn cho biết: “Trong năm 2020, Bắc Giang trồng khoảng 28.000 ha vải thiều, tổng sản lượng ước đạt 160.000 tấn. Do tác động của dịch Covid-19, việc thu mua vải thiều của các doanh nghiệp, thương nhân nước ngoài rất hạn chế. Với khó khăn trên, Bắc Giang đã chủ động xây dựng phương án tiêu thụ sản phẩm này. Hội nghị trực tuyến lần này cũng là cách để Bắc Giang kết hợp với các địa phương tiêu thụ sản phẩm vải thiều trong nước cho nông dân trồng vải, đồng thời nhờ các tỉnh có cửa khẩu biên giới tạo thuận lợi cho sản phẩm vải thiều của tỉnh thông quan”.

Hiện vải thiều tươi của Bắc Giang đã được xuất sang 30 quốc gia, trong đó có các thị trường khó tính như Nhật Bản, EU... Không chỉ vậy, Bắc Giang còn kết hợp với các doanh nghiệp lớn để mở rộng thị trường tiêu thụ vải thiều của tỉnh. Tại hội nghị, bà Phạm Thị Thuỳ Linh, đại diện Tập đoàn Central Retail, cho biết: “Năm 2020, nhằm giúp nông dân đẩy mạnh tiêu thụ trái vải, Central Retail sẽ tổ chức tuần lễ quảng bá và giới thiệu trái vải tại Hà Nội và đưa trái vải vào bán trong hệ thống 38 siêu thị BigC & GO trên cả nước. Central Retail cam kết, mua 5 container chở vải thiều Lục Ngạn đến hệ thống siêu thị BigC & GO và Lan Chi Mart trên cả nước, đưa những trái vải tươi, ngon đến tay người tiêu dùng”.

Có thể nói, Bắc Giang đã có cách làm bài bản để quảng bá cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh mình, không để người dân tự bơi trong quá trình tìm đầu ra sản phẩm. Khi sản phẩm chủ lực phát triển và có thị trường tiêu thụ ổn định thì cũng là cách để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Nhìn từ cách thức xúc tiến, quảng bá trái vải của tỉnh Bắc Giang, có thể thấy Cà Mau còn nhiều việc phải làm để phát triển được các nhãn hiệu tập thể đã được công nhận trong thời gian qua cũng như các sản phẩm có thể được công nhận trong thời gian tới. Như lời trần tình của Giám đốc HTX Lý Văn Lâm Nguyễn Đông Dương: “Thực tế thì chúng tôi đã có chỗ đứng ở khu vực và TP Hồ Chí Minh, nhưng để mở rộng thị trường ra các tỉnh phía Bắc, miền Trung thì hiện không có khả năng. Hiện giá dưa hấu cũng chưa được nâng lên trong khi chi phí để đóng gói và vận chuyển là rất lớn. Mong muốn lớn nhất lúc này là có những doanh nghiệp đến và ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm thì mới có thể mở rộng sản xuất, phát triển thêm thị trường tiêu thụ, còn năng lực hiện tại của HTX thì chưa đủ”.

Có thể thấy, để xây dựng được một nhãn hiệu tập thể được chứng nhận là không dễ dàng, nhưng duy trì và phát triển được sản phẩm lại còn khó hơn. Chúng ta không chỉ có xây dựng mà còn phải quản lý, quảng bá để nâng cao giá trị sản phẩm. Điều này cần sự chung tay giúp sức của rất nhiều bên liên quan nhằm giúp sản phẩm từ khâu sản xuất đến tay người tiêu dùng được thuận lợi, hiệu quả chứ không nên để người sản xuất tự bơi trong một thị trường nông sản đầy biến động hiện nay./.

Đặng Duẩn

 

Ðồng tâm hiệp lực phòng, chống sạt lở

Khi nào Cà Mau khắc phục được tình trạng sạt lở ven biển, ven sông? Ðây là câu hỏi hiện nay gần như chưa ai có câu trả lời chính xác. Bởi tình trạng sạt lở luôn diễn biến khó lường, trong khi hạ tầng thuỷ lợi chưa được đầu tư hoàn thiện, nguồn lực lại đang khó khăn...

Nhiều hạn chế cần khắc phục trong phòng, chống thiên tai

Vừa qua, trưởng các khu vực đã tổ chức kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại địa bàn được phân công phụ trách trong toàn tỉnh. Trên cơ sở kiểm tra thực tế, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) tỉnh, đánh giá, công tác tổng kết PCTT&TKCN năm 2023 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2024 đã được các địa phương thực hiện đầy đủ, kịp thời.

An toàn của người dân là trên hết

Ðể kịp thời ứng phó với biến đổi khí hậu cũng như thích nghi với triều cường biến động, xã Khánh Hội, huyện U Minh chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng, chống thiên tai (PCTT), tìm kiếm cứu nạn (TKCN). Trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân, nhất là ngư dân trong việc chủ động phòng chống, nhằm giảm thiểu thiệt hại, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.

Sẵn sàng hỗ trợ người dân

Mưa lớn, triều cường, ngập lụt, dông lốc, sạt lở đất, xâm nhập mặn... là những loại hình thiên tai được dự báo sẽ có nguy cơ diễn ra từ nay đến cuối năm và sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, nhất là sản xuất của người dân. Trước dự báo này, người dân cần chủ động bảo vệ sản xuất, tài sản.

Vất vả nghề bám biển

Vất vả và luôn phải đối diện với hiểm nguy, nhưng đó chưa phải là tất cả những gì mà ngư dân phải đối mặt trong hành trình mưu sinh trên biển. Quá trình lao động nơi đầu sóng của những ngư dân, đôi lúc phải đánh đổi bằng cả tính mạng, nhất là đối với các phương tiện nhỏ.

Sẵn sàng nhân lực, vật lực ứng phó thiên tai

Theo nhận định của Ðài Khí tượng thuỷ văn tỉnh Cà Mau, từ nay đến cuối năm 2024 còn khoảng 4-5 cơn bão, áp thấp nhiệt đới (ATNÐ) trên biển Ðông, trong đó khoảng 2-3 cơn đổ bộ vào đất liền, tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và các tỉnh phía Nam. Trên địa bàn tỉnh có khả năng xuất hiện nhiều loại hình thiên tai khác như: gió mạnh trên biển, mưa lớn, triều cường, ngập lụt, dông lốc, sạt lở đất ven sông, ven biển.

Chủ động ứng phó thiên tai trên biển

Công tác phòng chống thiên tai (PCTT) trên biển đang được sự quan tâm đặc biệt, khi thời tiết biến đổi liên tục và thất thường. Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) tỉnh, có buổi trò chuyện cùng phóng viên Báo Cà Mau về nhiều phương án phòng chống thiên tai và hỗ trợ ngư dân trên biển trong tình hình biến đổi khí hậu (BÐKH).

Bảo vệ nhà ở và sản xuất trước thiên tai

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Phú Tân, mưa dông, lốc xoáy làm sập, tốc mái 24 căn nhà (sập hoàn toàn 5 căn, tốc mái 19 căn); chìm 3 tàu cá, hư hỏng 2 cụm pa nô, tổng thiệt hại trên 1 tỷ đồng.

Nhiều khó khăn trong thu quỹ Phòng, chống thiên tai

Quỹ Phòng, chống thiên tai (PCTT) được xác định là nguồn lực quan trọng để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, tái thiết sau thiên tai xảy ra. Tuy nhiên, tại huyện U Minh, nhiều năm qua việc thu quỹ PCTT luôn đạt thấp, nhiều đơn vị, doanh nghiệp đang chậm trễ trong việc nộp quỹ.

Kiểm soát chặt, thích ứng nhanh

Những tháng cuối năm, vùng biển phía Nam là nơi thường xuyên xuất hiện bão, mưa lớn và gió mạnh. Ðể đảm bảo an toàn cho người và phương tiện ra khơi, bên cạnh tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp an toàn, ngành chức năng và các địa phương trong tỉnh còn tăng cường kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn ngư dân trang bị những thiết bị cần thiết trên tàu cá.