ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 15-4-25 10:59:32
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phối hợp tốt trong tìm kiếm, cứu nạn trên biển

Báo Cà Mau Chiều 21/2, tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Cà Mau diễn ra Hội nghị sơ kết thực hiện Quy chế phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn trên biển giữa Bộ Chỉ huy BĐBP các tỉnh, thành phố (khu vực từ tỉnh Bình Thuận đến Kiên giang), Hải đoàn Biên phòng với Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải khu vực III trong năm 2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ phối hợp năm 2025.

Dự hội nghị có ông Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau; lãnh đạo Bộ Tham mưu BĐBP, Bộ Chỉ huy BĐBP các tỉnh (khu vực từ tỉnh Bình Thuận đến Kiên Giang), Hải đoàn Biên phòng 18, 28 và Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải khu vực III.

Ông Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, đánh giá cao công tác phối hợp giữa các đơn vị thời gian qua.

Báo cáo tại hội nghị nêu rõ, trong năm 2024, các đơn vị luôn xác định rõ vị trí, vai trò quan trọng của công tác phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn trên biển; thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ kịp thời, hiệu quả.

Các đơn vị đã duy trì nghiêm chế độ trực chỉ huy, trực ban, trực lực lượng phương tiện 24/24 giờ để đảm bảo tiếp nhận, xử lý các thông tin nhanh chóng, chính xác khi có vụ việc xảy ra; chủ động nắm bắt diễn biến tình hình vụ việc; trao đổi thông tin để kịp thời phối hợp, điều hành các hoạt động tìm kiếm cứu nạn và hỗ trợ các phương tiện khi gặp sự cố, tai nạn trên biển.

Đại biểu tham dự hội nghị.

Kết quả năm 2024, đã tiếp nhận và thông báo, trao đổi 312 nguồn tin liên quan đến sự cố, tai nạn trên biển từ nhiều nguồn khác nhau. Các bên đã trao đổi thống nhất thực hiện các phương án xử lý, đảm bảo việc cứu nạn được kịp thời, giảm thiệt hại về người và tài sản cho ngư dân. Trong năm đã xảy ra 253 vụ việc sự cố, tai nạn trên biển, làm chết 66 người (do tai nạn, bệnh), mất tích 69 người, bị thương 24 người, chìm 73 phương tiện, cháy 12 phương tiện và một số phương tiện gặp sự cố khác tự khắc phục.

Tổ chức phối hợp, điều động phương tiện, lực lượng trong biên chế, kết hợp huy động phương tiện, ngư dân đang hoạt động trên biển được 65 lượt phương tiện/617 lượt cán bộ, chiến sĩ và trên 40 lượt tàu cá của ngư dân tham gia hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn, đảm bảo thực hiện và phát huy tốt phương châm “4 tại chỗ” trong công tác tìm kiếm cứu nạn.

Qua đó, đã phối hợp hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn, khắc phục sự cố, cứu hộ an toàn được 51 phương tiện các loại/307 người (trong đó có 1 vụ /1 phương tiện nước ngoài/7 người nước ngoài). Các đơn vị đã có sự chủ động trong phối hợp tổ chức chăm sóc y tế ban đầu cho các thuyền viên, ngư dân bị nạn.

Đồn Biên phòng Sông Đốc (BĐBP Cà Mau) phối hợp cùng ngư dân cứu nạn thành công 5 thuyền viên bị chìm tàu trên biển, đưa vào bờ an toàn, vào tháng 10/2024.

Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, đánh giá cao công tác phối hợp giữa các đơn vị thời gian qua. Đề nghị trong thời gian tới, các đơn vị cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn trên biển. Thường xuyên trao đổi thông tin, đặc biệt là các thông tin liên quan đến tai nạn trên biển; tổ chức tập huấn chuyên sâu về công tác cứu hộ, cứu nạn để các lực lượng nâng cao năng lực ứng phó với thiên tai và cứu hộ, cứu nạn hiệu quả trên biển.

Đại tá Phạm Anh Chương, Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Cà Mau, nhấn mạnh việc triển khai thực hiện nghiêm các nội dung trong quy chế phối hợp.

Kết luận hội nghị, Đại tá Phạm Anh Chương, Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Cà Mau, nhấn mạnh, Bộ Chỉ huy BĐBP các tỉnh, thành phố, Hải đoàn Biên phòng, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải khu vực III cần quán triệt sâu sắc tại cơ quan, đơn vị mình để triển khai thực hiện nghiêm các nội dung trong quy chế phối hợp. Phát huy tốt vai trò của các cơ quan thường trực trong công tác duy trì, tham mưu triển khai thực hiện các nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ, hiệu quả; chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp sát đúng, phù hợp với tình hình từng địa bàn, đơn vị.

Tranh thủ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Tư lệnh, Bộ Tham mưu BĐBP, UBND tỉnh và cấp uỷ, chính quyền địa phương các tỉnh, tạo sức mạnh tổng hợp trong công tác phối hợp thực hiện tốt nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn trên biển, không để bị động, bất ngờ, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ đư­ợc giao./.

 

Hoàng Tá

Phòng, chống thiên tai - Phòng vẫn là chính

Là tỉnh ven biển, thường xuyên phải chịu tác động của nhiều loại hình thiên tai từ bão, dông lốc, hạn hán, cho đến sạt lở bờ biển và sạt lở đất... Cà Mau xác định, chủ động phòng ngừa là yếu tố cốt lõi để giảm thiểu tổn thất về người, tài sản của Nhân dân và Nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Khó khăn trong khắc phục sạt lở, sụt lún

Như quy luật bất thành văn, ngay khi mùa mưa chưa kết thúc, các địa phương vùng ngọt hoá đã tất bật với những phương án, kế hoạch, kịch bản cho mùa khô hạn. Tính riêng mùa khô 2023-2024, dù địa phương chủ động chuẩn bị, song thiệt hại do thiên tai là khó tránh khỏi, đến nay, nhiều nơi vẫn chưa thể khắc phục được hậu quả.

Hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi kiểm soát xâm nhập mặn

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, xâm nhập mặn ở Cà Mau nói riêng, đồng bằng sông Cửu Long nói chung sẽ tiếp tục tăng cao trong tháng 3, tháng 4 tới, ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, xấp xỉ và thấp hơn năm 2024, thấp hơn các năm 2016 và 2020.

Tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng trong phòng chống thiên tai

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử tại hội nghị tổng kết công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 vào sáng 19/3.

Ðồng bộ giải pháp thích ứng

Hạn, mặn không phải là loại hình thiên tai mới trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên diễn biến rất khó lường. Ðể giải quyết bài toán hạn, mặn vào mùa khô, cần có sự kết hợp từ giải pháp công trình cho đến phi công trình. Ðây cũng là hướng đi mà tỉnh đã và đang triển khai quyết liệt.

Sạt lở bờ kè kênh xáng Lương Thế Trân

Bờ kè kênh xáng Lương Thế Trân, đoạn thuộc địa bàn xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau, có chiều dài hơn 3 km, đi qua 4 ấp: Tân Hưng, Bà Ðiều, Lung Dừa và Ông Muộn, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau. Hiện tại, gần 2 km bờ kè, thuộc ấp Tân Hưng và Ông Muộn, đoạn tiếp giáp với xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời, hướng về trung tâm TP Cà Mau, đã xuống cấp. Ðoạn này, phần bị sụt lún, sạt lở, phần bị bong tróc, hư hỏng nặng, tạo thành nhiều ổ gà, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Bảo vệ rừng mùa khô - Phòng vẫn là chính

Hiện nay đã bước vào cao điểm mùa khô, công tác quản lý, bảo vệ rừng, bảo vệ hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học trong lâm phần đang được các chủ rừng triển khai, sẵn sàng. Công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) với phương châm “phòng là chính, chủ động phát hiện và chữa cháy khẩn trương, kịp thời, triệt để”.

Không để bị động trước hạn mặn

Trong khoảng thời gian từ tháng 2-4/2025 được dự báo là thời kỳ đỉnh điểm của hạn hán, xâm nhập mặn. Theo đó, để giảm thấp nhất thiệt hại do ảnh hưởng hạn mặn đến sản xuất và đời sống của người dân, nhiều giải pháp ứng phó đã và đang được các ngành chức năng cũng như người dân trên địa bàn tỉnh khẩn trương thực hiện.

Bảo vệ khu rừng hậu cần quân đội

Rút kinh nghiệm từ mùa khô năm trước, năm nay, đơn vị quản lý khu đất rừng thuộc Cục Hậu cần - Kỹ thuật (Quân khu 9), tại ấp Cơi 6B, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, chuẩn bị khá sớm phương án phòng cháy, chữa cháy rừng.

Phối hợp tốt trong tìm kiếm, cứu nạn trên biển

Chiều 21/2, tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Cà Mau diễn ra Hội nghị sơ kết thực hiện Quy chế phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn trên biển giữa Bộ Chỉ huy BĐBP các tỉnh, thành phố (khu vực từ tỉnh Bình Thuận đến Kiên giang), Hải đoàn Biên phòng với Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải khu vực III trong năm 2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ phối hợp năm 2025.