ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 24-11-24 03:15:26
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phòng, chống ma tuý cần xử lý tận gốc

Báo Cà Mau Ma tuý là mầm mống phát sinh các loại tội phạm. Thế nên, phòng, chống ma tuý được tỉnh xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội. Do đó cần có sự nhập cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và vận dụng sức mạnh tổng hợp của quần chúng Nhân dân.

Ma tuý là mầm mống phát sinh các loại tội phạm. Thế nên, phòng, chống ma tuý được tỉnh xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội. Do đó cần có sự nhập cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và vận dụng sức mạnh tổng hợp của quần chúng Nhân dân.

Hoạt động của tệ nạn ma tuý trên địa bàn tỉnh luôn diễn biến phức tạp từng lúc và từng thời điểm khác nhau. Theo báo cáo của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý (CSÐTTP-MT), 6 tháng đầu năm 2016, Công an tỉnh đã khởi tố 28 vụ liên quan 32 đối tượng, trong đó, có 17 vụ mua bán trái phép chất ma tuý và 11 vụ tàng trữ trái phép chất ma tuý. Ðồng thời, thống kê được trên địa bàn tỉnh có 764 người nghiện ma tuý, trong đó, có 622 người nghiện ngoài xã hội. Ðiều này cho thấy, còn có nhu cầu tiêu thụ thì sẽ khó hạn chế đường cung cấp.

Chưa xử lý được tận gốc

Một lao động phổ thông thu nhập tối đa không quá 150.000 đồng/ngày, trong khi những người nghiện lại thuộc dạng “ghét gió, kỵ mù sương” nhưng mỗi ngày phải tiêu tốn bình quân 300.000 đồng để mua ma tuý sử dụng. Dĩ nhiên, khi bản thân không còn tài sản thì dẫn đến lừa đảo, trộm cắp, cướp giật… để có tiền thoả mãn cơn nghiện.

Toà án Nhân dân TP Cà Mau xét xử lưu động 1 vụ “Mua bán trái phép chất ma tuý".

Không ít đối tượng nghiện hút đã trở thành trợ thủ đắc lực trong việc gieo rắc “cái chết trắng” trong giới trẻ. Bởi lẽ, bán ma tuý thì mới sinh lợi và có tiền thì mới được “phê”, nên khi đã nghiện thì đối tượng nghiện lại tìm cách dụ dỗ người khác. Lúc đầu thì “chơi cho biết, anh bao”, và khi thấy con mồi đã “thấm” thì “chú mày tự xoay xở nhé, anh không khả năng bao nữa”. Ðây cũng có thể xem là dây chuyền phát triển con nghiện. Và bạch tuột cứ vươn vòi mà hiện tại không chỉ địa bàn thành phố, tệ nạn ma tuý đã len lỏi phát triển đến tận các vùng nông thôn.

Nói cách khác, những con nghiện chính là trung gian phân phối ma tuý mà ông chủ thật sự thì luôn ẩn mặt và rất tinh vi, xảo quyệt với quy luật bất thành văn là “chết ai nấy chịu”. Cho nên, hầu hết các đối tượng khi bị phát hiện mua bán ma tuý đều khai nhận là mua của người nào đó mà mình không biết rõ họ tên, địa chỉ cụ thể… Vì vậy, đã qua đa số các vụ tàng trữ, hay mua bán trái phép chất ma tuý trên địa bàn tỉnh bị phát hiện, xử lý, nhưng thực tế thì lực lượng chức năng chỉ cắt được phần ngọn chứ chưa giải quyết được phần gốc.

Nghiện ma tuý tăng

Ðại tá Trần Thanh Bình, Phó Trưởng Phòng CSÐTTP-MT, cho biết: "Trước đây, thực hiện theo Nghị định số 94/2010/NÐ-CP của Chính phủ, đối tượng nghiện sẽ được tổ chức cho cai nghiện tại cộng đồng (xã, phường, thị trấn). Sau thời gian cai nghiện, đối tượng tiếp tục tái nghiện thì công an sở tại sẽ lập hồ sơ thông qua hội đồng tư vấn địa phương đưa đối tượng vào trung tâm cai nghiện do Sở LÐ-TB&XH quản lý (theo Nghị định số 135/2004/NÐ-CP). Từ khi thực hiện theo Nghị định số 111/2013/NÐ-CP (thay thế Nghị định số 94) và Nghị định số 221/2013/NÐ-CP (thay thế Nghị định số 135), thì vấn đề trở nên khó khăn hơn rất nhiều".

Cụ thể, Nghị định số 111/2013/NÐ-CP quy định trong thời gian giáo dục tại cộng đồng, nếu người được giáo dục không tiến bộ thì chính quyền địa phương sẽ tổ chức cuộc họp có đầy đủ các thành phần, trong cuộc họp phải có mặt người được giáo dục và gia đình người giáo dục, nếu người được giáo dục vắng mặt thì cuộc họp sẽ phải hoãn. Dĩ nhiên, biết cuộc họp là xem xét đưa mình đi trung tâm cai nghiện bắt buộc (theo Nghị định số 221/2013/NÐ-CP), nên người nghiện cố tình tránh né, vắng mặt và tiếp tục sử dụng ma tuý.

Trong khi đó, thực hiện quy định theo Nghị định 221/2013/NÐ-CP cũng lắm “nhiêu khê”. Trước tiên công an xã phải tiến hành thu thập tài liệu, lập hồ sơ người nghiện chuyển cho Phòng Tư pháp huyện đề nghị áp dụng biện pháp đưa đi cai nghiện bắt buộc. Sau đó, Phòng Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và gửi cho Phòng LÐ-TB&XH và đơn vị này sẽ xem xét, ra quyết định chuyển hồ sơ đề nghị Toà án Nhân dân huyện áp dụng biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Khi có quyết định của toà án thì công an mới tiến hành đưa đối tượng đi cai nghiện.

Theo Ðại tá Trần Thanh Bình, hoạt động của tội phạm về ma tuý ngày càng manh động hơn và không theo quy luật nhất định. Nguồn ma tuý chủ yếu được vận chuyển từ các nơi khác vào địa bàn Cà Mau qua nhiều tuyến giao thông khác nhau, phổ biến vẫn là heroin, nhưng gần đây lại phát triển thêm loại ma tuý tổng hợp (ma tuý đá), chủ yếu là thành phần Methamphetamine. Những người sử dụng ma tuý dạng này thời gian dài sẽ bị rối loạn tâm thần, thường sống trong ảo giác, hoang tưởng và gây ra hành vi bạo lực, nguy hiểm không chỉ cho bản thân mà cả những người xung quanh.

Nhập nhằng là thế, nhưng để thực hiện được Nghị định số 221/2013/NÐ-CP thì hồ sơ đưa người đi cai nghiện bắt buộc phải có giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma tuý và giấy xác nhận hết thời gian cai nghiện ma tuý tại gia đình hoặc cộng đồng.

Mặt khác, Nghị định số 221/2013/NÐ-CP quy định người có thẩm quyền xác định người nghiện ma tuý phải là bác sĩ, y sĩ thuộc trạm y tế cấp xã, phòng y tế của cơ sở cai nghiện bắt buộc… có chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh, chứng chỉ tập huấn về điều trị cắt cơn nghiện ma tuý… do cơ quan có thẩm quyền cấp. Nhưng thực tế thì nhiều nơi, y tế địa phương chưa được tập huấn và hướng dẫn thực hiện nên không đủ thẩm quyền để trả lời kết quả kết luận.

"Tăng cường các giải pháp tấn công trấn áp tội phạm về ma tuý, các lực lượng chức năng thường xuyên thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, phối hợp với chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền và xử lý đối tượng nghiện, cũng như quản lý đối tượng sau cai nghiện. Tuy nhiên, vướng các quy định về thủ tục pháp lý, nên gần đây số người nghiện đang có chiều hướng tăng và tỷ lệ người tái nghiện cũng cao hơn", Ðại tá Trần Thanh Bình thông tin./.

Bài và ảnh: Mỹ Pha

Chính sách nhân văn với người tái hoà nhập cộng đồng

Tư vấn giới thiệu việc làm, tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù... là những chính sách nhân văn của Ðảng và Nhà nước, nhằm giúp người sau khi chấp hành xong án tù về địa phương có điều kiện làm lại cuộc đời.

Nói không với ma tuý trong học đường

Ma tuý gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các mặt của đời sống, người nghiện có thể dẫn đến các hành vi phạm tội nguy hiểm cho mọi người và xã hội. Hiện nay, tình trạng sử dụng trái phép chất ma tuý có xu hướng gia tăng và đối tượng sử dụng ma tuý ngày càng trẻ hoá, đặt ra nhiều thách thức trong công tác phòng, chống ma tuý, nhất là trong học đường.

Tuyên truyền “Nói không với ma tuý” trong học đường

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phòng chống ma tuý, thuốc lá điện tử trong học đường, sáng nay (21/10), Tỉnh đoàn phối hợp với Công an tỉnh tổ chức các hoạt động tuyên truyền “Nói không với ma tuý” cho tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh Trường THPT Nguyễn Việt Khái (Phường 8, TP Cà Mau).

Hỗ trợ hoà nhập cho người mãn án

Với mong muốn tạo điều kiện giúp đỡ người mãn án trở thành người có ích cho xã hội, Công an huyện U Minh đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể thường xuyên tổ chức các hoạt động trợ giúp tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý, đào tạo nghề và tư vấn việc làm cho những đối tượng này.

Truyền thông phòng chống HIV/AIDS trong giới trẻ

Những năm gần đây, số người nhiễm HIV/AIDS tại Cà Mau có xu hướng trẻ hoá, trong đó dưới 30 tuổi chiếm đa số; không chỉ trong nhóm đối tượng trưởng thành mà ngay cả học sinh, sinh viên cũng là mối quan tâm, vì thói quen sinh hoạt không lành mạnh, do đó, cần tăng cường truyền thông mạnh và rộng khắp.

Bắt nhóm đối tượng vận chuyển 2 kg ma tuý

Sau thời gian nỗ lực điều tra, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ, Công an tỉnh Cà Mau, đã khám phá thành công và bắt giữ nhóm đối tượng tổ chức vận chuyển trái phép chất ma tuý liên tỉnh, thu giữ 2 kg ma tuý.

Thí điểm mô hình phối hợp hỗ trợ người sau cai

Cơ sở Cai nghiện ma tuý tỉnh Cà Mau và UBND huyện Thới Bình vừa tổ chức ký kết phối hợp thực hiện mô hình “Hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng, công tác quản lý, hỗ trợ người sau cai nghiện ma tuý". Kết quả từ mô hình thí điểm này sẽ là tiền đề để thời gian tới tỉnh thực hiện nhân rộng tại các địa phương khác trên địa bàn.

Giúp học viên phục hồi sức khoẻ

Xác định một trong những mục tiêu quan trọng khi cai nghiện ma tuý là phục hồi thể chất, tinh thần, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi cho học viên, thời gian qua, Cơ sở Cai nghiện ma tuý tỉnh tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao... giúp học viên rèn luyện, có thêm động lực cai nghiện tốt, sớm trở về với gia đình, tái hoà nhập cộng đồng.

Ngăn chặn ma tuý từ sớm, từ xa

Thông tin từ Ban Chỉ đạo 138 tỉnh, qua rà soát và phân loại, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 11 xã, phường, thị trấn trọng điểm về ma tuý, 22 điểm có nguy cơ phức tạp về ma tuý và 100/101 xã, phường, thị trấn có ma tuý. Những tháng đầu năm 2024, tình hình tội phạm và tệ nạn ma tuý trên địa bàn tỉnh từng lúc diễn biến phức tạp, tội phạm và vi phạm về ma tuý được phát hiện, xử lý nhiều hơn cùng kỳ.

Tệ nạn và tội phạm ma tuý ngày càng trẻ hoá

Thời gian gần đây, các loại ma tuý mới xuất hiện thâm nhập vào Việt Nam nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng đã làm tình hình tội phạm về ma tuý ngày càng diễn biến phức tạp, kéo theo đó, số lượng người nghiện cũng tăng hơn so với cùng kỳ. Đáng chú ý là người nghiện ma tuý có xu hướng trẻ hoá về độ tuổi, chủ yếu là thanh, thiếu niên. Đây cũng là hồi chuông báo động đối với bậc phụ huynh trong việc quản lý con em mình.