ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 8-7-25 07:49:32
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phòng ngừa bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính

Báo Cà Mau (CMO) Hút thuốc lá, môi trường ô nhiễm bởi khói bụi, mùi hoá chất… là những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính (OCPD) hiện nay. Đây là căn bệnh về hô hấp, gây khó thở vì đường thở bị hẹp lại so với bình thường. Bệnh không thể điều trị hết hoàn toàn và có tỷ lệ tử vong đứng thứ 3 trên thế giới.

Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Văn Sơn, Trưởng khoa Lao và Bệnh phổi, Bệnh viện Mắt - Da liễu, cho biết: “Tắc nghẽn phổi mãn tính là căn bệnh không lây nhiễm. Tuy nhiên, mỗi năm trên thế giới có đến khoảng 3 triệu người chết vì căn bệnh này. Con số tử vong này chỉ đứng sau bệnh tim mạch và đột quỵ. Mặc dù là căn bệnh mãn tính, không thể chữa trị hết nhưng có thể phòng ngừa bệnh xuất hiện”.

Khi có những triệu chứng của bệnh, bệnh nhân hãy đến bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán bệnh chính xác.

Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính thường gặp ở lứa tuổi từ 40 trở lên. Đường hô hấp của người bệnh sẽ nhỏ lại, gây tắc nghẽn lưu thông không khí trong phổi và không hồi phục. Ngoài yếu tố môi trường như khói bụi, hoá chất, một số yếu tố nội sinh như chuyển hoá của phổi, yếu tố gia đình… cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, môi trường bên ngoài mới là nguyên nhân chủ yếu. Theo Bác sĩ Nguyễn Văn Sơn: “Trong số những bệnh nhân bị tắc nghẽn phổi mãn tính có đến 90% là hút thuốc lá. Đây chính là yếu tố hàng đầu gây ra bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính hiện nay”.

Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính có biểu hiện quan trọng nhất là ho dai dẳng, nhất là buổi sáng, kèm theo khạc đàm, thỉnh thoảng sẽ có đàm mủ, đàm xanh. Ngoài ra, người bệnh còn mệt mỏi, khó thở, sụt cân… Bệnh được chia làm 4 giai đoạn. Giai đoạn A bệnh nhân có ít triệu chứng, nguy cơ thấp; giai đoạn B bệnh nhân có nhiều triệu chứng hơn, nguy cơ thấp; giai đoạn C bệnh nhân có ít triệu chứng nhưng nguy cơ cao; giai đoạn D là nhiều triệu chứng, nguy cơ tử vong cao. “Hầu hết bệnh nhân phát hiện bệnh là đã sang giai đoạn C. Bởi vì ở giai đoạn A, hay giai đoạn B đều có triệu chứng thông thường như ho, cảm. Điều này làm cho bệnh nhân chủ quan nên khám và chữa trị không đúng cách. Bên cạnh đó, các bác sĩ không chuyên khoa sẽ khó chẩn đoán ra bệnh. Bởi, để phát hiện được bệnh cần phải có máy đo hô hấp và bác sĩ chuyên khoa đọc kết quả”.

Mặc dù không chữa trị khỏi nhưng bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính có thể phòng ngừa và điều trị giảm triệu chứng, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn, cải thiện chất lượng sống cho người bệnh. Để phát hiện bệnh sớm và chuẩn xác nhất, khi có các triệu chứng của bệnh không được cải thiện sau khi điều trị hoặc ngày càng tệ hơn, phải đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để đo chức năng hô hấp, đo đường thở. Ở những giai đoạn đầu bệnh dễ điều trị và đỡ tốn kém hơn, bởi hiện nay thuốc điều trị bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính ở các giai đoạn C và D giá thành rất cao, không nằm trong danh mục thuốc được bảo hiểm y tế thanh toán.

Bác sĩ Nguyễn Văn Sơn khuyến cáo: “Hiện nay căn bệnh này có thể phòng nhưng không thể điều trị hết. Giảm lưu thông không khí của tắc nghẽn phổi mãn tính không được cải thiện đáng kể sau khi có sự can thiệp điều trị của thuốc. Việc điều trị chỉ làm cho bệnh không phát triển nặng hơn, giúp người bệnh hạn chế tử vong tối đa, đặc biệt để bệnh nhân không lệ thuộc thuốc. Do đó, ở độ tuổi 40, có hút thuốc lá, có triệu chứng ho kéo dài nên đi tầm soát bệnh tại các bệnh viện chuyên khoa để phát hiện bệnh sớm. Khi đã phát hiện bệnh, người bệnh phải tuyệt đối tuân thủ liệu trình chữa trị của bác sĩ. Thay đổi lối sống lành mạnh hơn, tránh các chất kích thích có thể góp phần gây bệnh như khói bụi, hơi hoá chất. Đặc biệt là phải bỏ hút thuốc lá, yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra tắc nghẽn phổi mãn tính”./.

An Kỳ

Sai lầm trong sơ cứu rắn cắn - Hậu quả khó lường

Mùa hè là thời điểm trẻ em nghỉ học, vui chơi nhiều hơn nên cũng là lúc dễ xảy ra các tai nạn ngoài ý muốn, trong đó có những tình huống nguy hiểm nhưng thường bị xem nhẹ, đó là bị rắn cắn.

Nuôi cá bảy màu phòng bệnh sốt xuất huyết

Hằng năm, đến mùa mưa, muỗi vằn phát triển mạnh, nguy cơ dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) bùng phát cao. Những năm qua, ngành y tế Cà Mau đẩy mạnh các giải pháp phòng bệnh, trong đó, mô hình nuôi cá bảy màu diệt lăng quăng dễ thực hiện, mang lại hiệu quả cao.

Mối đe doạ thầm lặng với trẻ nhỏ

Hút thuốc lá không chỉ là thói quen có hại với chính người hút thuốc mà còn là nguyên nhân gây ra nhiều hệ luỵ nghiêm trọng cho những người xung quanh, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Cà Mau tăng cường quản lý, phòng chống bệnh không lây nhiễm

Các bệnh không lây nhiễm như: tim mạch, đái tháo đường, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản đang trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và gánh nặng y tế tại Việt Nam nói chung, tỉnh Cà Mau nói riêng. Cần có bước tiến trong công tác phòng chống bệnh không lây nhiễm để tạo nền tảng vững chắc hướng đến một cộng đồng khỏe mạnh và phát triển bền vững.

Tập huấn sử dụng phần mềm “Bác sĩ cho mọi nhà”

Sáng nay (30/6), Sở Y tế Cà Mau phối hợp Cục Quản lý Khám Chữa Bệnh, Trung tâm thông tin Y tế Quốc gia và Chương trình phát triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam (UNDP) tổ chức tập huấn khám chữa bệnh từ xa, sử dụng phần mềm “Bác sĩ cho mọi nhà” dành cho cán bộ nòng cốt ngành y tế tỉnh Cà Mau. 

Viện Pasteur nâng cao năng lực xét nghiệm cho y tế tuyến tỉnh, huyện

Sáng 25/6, Viện Pasteur phối hợp cùng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau tổ chức khóa tập huấn “Đánh giá nội bộ về quản lý chất lượng xét nghiệm y học”.

Triển khai rộng rãi dịch vụ xét nghiệm HIV Online

Sau hơn 3 năm triển khai mô hình xét nghiệm HIV Online thông qua website: “tuxetnghiem.vn” tại tỉnh Cà Mau, cho thấy sự tiện ích rõ rệt từ mô hình này. Hiện nay, ngành y tế tăng cường các hoạt động truyền thông để đưa dịch vụ thực hiện rộng rãi trong cộng đồng.

Vì đôi mắt trẻ thơ

Với mong muốn mang lại ánh sáng và sự tự tin cho trẻ em hoàn cảnh khó khăn bị các bệnh về mắt, vừa qua, Bệnh viện Mắt - Da liễu tỉnh phối hợp cùng Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh, các chuyên gia đến từ TP Hồ Chí Minh và Quỹ Chăm sóc mắt Hà Lan (ECF) tổ chức đợt phẫu thuật mắt miễn phí cho hơn 60 trẻ dưới 15 tuổi mắc các bệnh lý lé mắt, sụp mi.

Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch từ hút thuốc lá

Ngày càng có nhiều bằng chứng về mối liên quan giữa hút thuốc lá và bệnh tim mạch. Để phòng bệnh tim mạch, một trong những biện pháp đơn giản là không sử dụng thuốc lá và sống trong môi trường không khói thuốc lá.

Tận tâm vì sức khoẻ Nhân dân

Phát động phong trào thi đua yêu nước trong toàn ngành y tế, những năm qua, đội ngũ thầy thuốc trẻ tỉnh Cà Mau nỗ lực học tập, rèn luyện chuyên môn, nghiệp vụ và nâng cao y đức. Qua đó, đã có những tấm gương sáng, điển hình tiên tiến vì sức khoẻ của người dân.