ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 26-3-25 22:23:55
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội

Báo Cà Mau Tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, chiều 17/02, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội với 461/461 đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, chiếm 100% đại biểu tham gia biểu quyết và chiếm 96,44% tổng số đại biểu Quốc hội.

 Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp.

Trình bày Báo cáo tóm tắt Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nêu rõ, về phân định thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan trong bộ máy nhà nước, việc quy định nội dung này trong Luật Tổ chức Quốc hội là xuất phát từ yêu cầu Luật Tổ chức Quốc hội phải phân định rõ ràng, rành mạch phạm vi, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan theo đúng quy định của Hiến pháp.

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo.

Đây là đạo luật quy định về tổ chức và hoạt động của Quốc hội nên cần bổ sung và làm rõ hơn thẩm quyền của Quốc hội trong việc thực hiện nhiệm vụ “làm luật và sửa đổi luật” quy định tại khoản 1 Điều 70 của Hiến pháp năm 2013; thống nhất với cách thức quy định hiện nay tại dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) cũng được Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp này. Hơn nữa, việc sửa đổi, bổ sung Điều 5 nhằm cụ thể hóa yêu cầu về đổi mới tư duy trong công tác xây dựng pháp luật, xác định rõ phạm vi những nội dung cần được quy định bằng luật, nghị quyết của Quốc hội và quy định có tính nguyên tắc, định hướng về mức độ chi tiết cần được quy định trong luật, làm cơ sở cho việc thực hiện thẩm quyền làm luật và sửa đổi luật của Quốc hội.

Với tinh thần đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Quốc hội cho giữ nội dung này trong dự thảo Luật và chỉnh lý các quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 để bảo đảm phù hợp với Kết luận số 119-KL/TW của Bộ Chính trị và thống nhất với dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).

Toàn cảnh phiên họp.

Về Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các vị ĐBQH, UBTVQH đã chỉ đạo tiếp thu, chỉnh lý quy định về cơ cấu tổ chức của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tại Điều 67 theo hướng Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội gồm có Chủ tịch Hội đồng Dân tộc/Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, các Phó Chủ tịch/Phó Chủ nhiệm, các Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.

Đồng thời, tiếp thu, chỉnh lý quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tại Điều 68a. Đối với các ý kiến góp ý về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, UBTVQH tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu trong quá trình chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của UBTVQH về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể và cơ cấu tổ chức của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và sẽ thông qua ngay sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc tổ chức các cơ quan của Quốc hội.

Về kỳ họp Quốc hội, trên cơ sở tiếp thu ý kiến của ĐBQH, đã sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 90 và sửa kỹ thuật tại khoản 1, khoản 3 Điều 33, khoản 2 Điều 91, khoản 1 Điều 92 của Luật Tổ chức Quốc hội theo hướng cụ thể hóa quy định về “Quốc hội họp bất thường” tại khoản 2 Điều 83 của Hiến pháp. Theo đó, Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kỳ. Kỳ họp không thường lệ của Quốc hội được tổ chức khi có yêu cầu của Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội để kịp thời xem xét, quyết định các vấn đề cấp bách thuộc thẩm quyền của Quốc hội đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Đồng thời, sẽ tiếp tục nghiên cứu việc đánh số các kỳ họp thường lệ và không thường lệ của Quốc hội cho phù hợp để thực hiện thống nhất từ nhiệm kỳ sau.

Các vị đại biểu Quốc hội tham gia phiên họp.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cũng cho biết, UBTVQH đã chỉ đạo nghiên cứu, rà soát, tiếp thu tối đa ý kiến của các vị ĐBQH, ý kiến của các cơ quan, tổ chức hữu quan để chỉnh lý cả về nội dung và kỹ thuật lập pháp. Dự thảo Luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý đã sửa đổi, bổ sung 21 điều (tăng 04 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội cho ý kiến) và bãi bỏ 17 điều của Luật Tổ chức Quốc hội hiện hành; bảo đảm thể chế hóa kịp thời chủ trương của Đảng về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và công tác cán bộ, bảo đảm đồng bộ, thống nhất với việc sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

 Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp.

Tiếp đó, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội. Kết quả biểu quyết cho thấy, có 461/461 đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, chiếm 100% đại biểu tham gia biểu quyết và chiếm 96,44% tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội.

Các vị đại biểu Quốc hội tiến hành biểu quyết.

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày được Quốc hội thông qua. Các Ủy ban của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội được tổ chức theo Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 65/2020/QH tiếp tục hoạt động cho đến khi Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyết định về việc kết thúc hoạt động./.

 

Nguồn: quochoi.vn

Đại hội Đảng bộ Đồn biên phòng Sông Đốc thành công tốt đẹp

Với chủ đề “Đoàn kết- Dân chủ - Kỷ cương- Quyết thắng”, trong 2 ngày (25-26/3), Đảng bộ Đồn Biên phòng (BP) Sông Đốc (Đảng bộ BĐBP tỉnh Cà Mau) tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2025-2030. Đây là đại hội được Đảng bộ BĐBP tỉnh chọn tổ chức trước để rút kinh nghiệm cho các đơn vị trong BĐBP tỉnh.

Công tâm, khách quan trong giải quyết yêu cầu của công dân

Đó là chỉ đạo của Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân nguyện và Giám sát của Quốc hội Dương Thanh Bình tại buổi tiếp công dân định kỳ quý 1/2025, tại trụ sở tiếp công dân tỉnh Cà Mau vào sáng 26/3. Cùng dự có Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi và lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Singapore thăm chính thức Việt Nam

Sáng 26/3, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Cộng hòa Singapore Lawrence Wong và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam từ ngày 25-26/3.

Dự kiến giảm 50% số đơn vị hành chính cấp tỉnh, giảm 60 - 70% cấp xã

Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, dự kiến, sau sắp xếp giảm 50% số đơn vị hành chính cấp tỉnh và giảm 60-70% đơn vị hành chính cấp xã so với hiện nay.

Thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 25/3/2025 về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Đoàn cán bộ tỉnh Cà Mau thăm, chúc tết tại tỉnh Koh Kong

Tiếp tục chuyến công tác tại Vương quốc Campuchia, chiều 25/3, đoàn cán bộ tỉnh Cà Mau do Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ Hồ Trung Việt dẫn đoàn, đến thăm, chúc tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây tại tỉnh Koh Kong. Cùng tham gia với đoàn có Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ TP Cà Mau Trần Hồng Quân. Bà Mithuna Phuthong, Tỉnh trưởng tỉnh Koh Kong, tiếp đoàn.

Hội nghị toàn quốc về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

Chiều 25/3/2025, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị toàn quốc về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2021,-2024 và phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2025 2030 bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Về việc phê duyệt Ranh giới hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Cà Mau

Các sự kiện phải đảm bảo trang trọng, ý nghĩa, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong Nhân dân

Sáng 25/3, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân có buổi làm việc với các đơn vị liên quan về chương trình, kế hoạch tổ chức các sự kiện quan trọng trong Chương trình sự kiện “Cà Mau - Điểm đến 2025”, như Lễ Tri ân Quốc Tổ Lạc Long Quân, Lễ giỗ tổ Hùng Vương, Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đường Hồ Chí Minh trên biển.

Thủ tướng: 20 triệu thanh niên sẽ quyết định vị thế và tầm vóc của Việt Nam trong kỷ nguyên số

Đối thoại với thanh niên, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 20 triệu thanh niên sẽ quyết định vị thế và tầm vóc của Việt Nam trong kỷ nguyên số; tầm nhìn và khát vọng phát triển đất nước tới năm 2045 rất cần sự đóng góp, trí tuệ của lực lượng này.