ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 22-11-24 02:47:59
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Quyết liệt các giải pháp làm giảm tai nạn giao thông

Báo Cà Mau “Năm 2016, các địa phương phấn đấu giảm ít nhất từ 5-10% tai nạn giao thông (TNGT) so với năm 2015, kiên quyết không để xảy ra TNGT đặc biệt nghiêm trọng. Muốn làm được điều này, các địa phương phải thực hiện đồng bộ các giải pháp ngăn ngừa TNGT, nhất là công tác tuyên truyền”, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải đề nghị.

“Năm 2016, các địa phương phấn đấu giảm ít nhất từ 5-10% tai nạn giao thông (TNGT) so với năm 2015, kiên quyết không để xảy ra TNGT đặc biệt nghiêm trọng. Muốn làm được điều này, các địa phương phải thực hiện đồng bộ các giải pháp ngăn ngừa TNGT, nhất là công tác tuyên truyền”, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải đề nghị.

Sau bốn năm liên tiếp (2011-2014) kiềm giảm TNGT, năm 2015, TNGT trên địa bàn tỉnh Cà Mau lại tăng đột biến, tăng cả ba tiêu chí so với cùng kỳ năm 2014 khi toàn tỉnh xảy ra 64 vụ TNGT, làm chết 25 người, bị thương 87 người. TNGT tăng, nguyên nhân là do một số nơi chính quyền địa phương chưa quan tâm công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông (ATGT), ý thức của một bộ phận người tham gia giao thông quá kém, công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm của các lực lượng làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự ATGT đôi lúc còn buông lỏng.

Quản lý chặt giao thông đường thuỷ

Hiện nay, phương tiện giao thông đường thuỷ tuy có giảm nhiều so với trước đây, nhưng hoạt động vẫn rất phức tạp. Bởi hệ thống biển báo chưa hoàn chỉnh, nhiều phương tiện thuỷ nội địa chưa đăng ký, đăng kiểm, phương tiện vận tải, nhất là vận tải khách du lịch chưa đảm bảo các điều kiện an toàn, bến thuỷ nội địa, bến khách ngang sông chưa được quản lý chặt chẽ…

 Các ngành chức năng cần siết chặt quản lý hoạt động các bến khách ngang sông.

Hiện toàn tỉnh có 86 bến khách ngang sông hoạt động không phép và 52 đò đưa rước học sinh không đảm bảo ATGT. Bên cạnh đó, tình trạng người dân đặt nò, đó, vó, hàng đáy… chiếm luồng chạy tàu vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Đó là sự cộng hưởng của nguyên nhân làm gia tăng TNGT đường thuỷ trong năm 2015, toàn tỉnh xảy ra tám vụ, làm chết sáu người, bị thương năm người,

TNGT đường thuỷ thường không trực tiếp làm chết người, mà đa số tử vong là do ngạt nước khi đã ngất xỉu bởi tai nạn và rơi xuống sông. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn người dân vẫn còn chủ quan với việc mặc áo phao khi đi trên sông nước và việc trang bị áo phao cứu sinh, dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân vẫn chưa được các chủ phương tiện vận tải hành khách ngang sông quan tâm.

Để đảm bảo trật tự ATGT đường thuỷ trong năm 2016, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải yêu cầu ngành chức năng tăng cường công tác quản lý Nhà nước về hoạt động vận tải hàng hoá, khách du lịch, cũng như giám sát chặt chẽ việc sát hạch cấp chứng chỉ chuyên môn, bằng thuyền trưởng… Đồng thời, các địa phương cần tăng cường biện pháp xử lý tình trạng đặt chướng ngại vật lấn chiếm luồng, tuyến giao thông, không chỉ kiểm tra rồi tháo gỡ mà phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục người dân ý thức chấp hành, đảm bảo thông thoáng sau khi thanh thải.

Đối với những bến khách ngang sông hoạt động không phép, hiện đã được Ban ATGT tỉnh liệt kê danh sách từng điểm cụ thể ở mỗi địa phương, chính quyền nơi đó cần theo dõi và xử lý dứt điểm trong thời gian tới.

Xử lý trách nhiệm

Năm 2015, TNGT đường bộ xảy ra 56 vụ, làm chết 19 người và bị thương 82 người. Nguyên nhân chủ yếu các vụ tai nạn là do điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi đã uống bia, rượu vượt quá nồng độ cồn, chạy quá tốc độ cho phép, tránh, vượt không đúng quy tắc...

Mặt khác, tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn, vỉa hè vẫn còn diễn ra phức tạp, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông chưa đáp ứng với nhu cầu tăng nhanh của phương tiện như hiện nay. Tính trong năm 2015, toàn tỉnh có trên 39.000 phương tiện cơ giới đường bộ được đăng ký, nâng tổng số cơ giới đường bộ đăng ký quản lý hiện nay trên 420.000 phương tiện. Trong khi, nhiều tuyến lộ giao thông nông thôn quá chật hẹp, nhiều tuyến tỉnh lộ, đường trung tâm nội ô xuống cấp nghiêm trọng, đó cũng là những nguyên nhân gián tiếp làm gia tăng TNGT.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải, để kéo giảm TNGT đường bộ trong năm 2016, UBND các huyện và TP Cà Mau cần xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện ngay tại địa phương mình. Trong đó, tăng cường công tác kiểm tra, quản lý và kiên quyết xử lý tình trạng cất nhà trái phép trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ, mua bán lấn chiếm lòng, lề đường, chiếm dụng lòng đường để tổ chức tiệc cưới, liên hoan…

Sở GD&ĐT phải quyết liệt hơn trong việc chỉ đạo các trường học đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền phổ biến quy định pháp luật về trật tự ATGT cho học sinh, sinh viên và cả giáo viên, viên chức trực thuộc. Đồng thời, yêu cầu học sinh, sinh viên và phụ huynh học sinh ký cam kết tuân thủ chấp hành pháp luật về trật tự ATGT, có biện pháp xử lý nghiêm học sinh, sinh viên vi phạm và kiểm điểm trách nhiệm hiệu trưởng nhà trường nơi đó.

“Nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, đồng nghĩa với nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo trật tự ATGT trong năm 2016, cũng như giai đoạn 2016-2020. Đề nghị Sở Giao thông vận tải kiểm tra mức độ chuyển biến của từng địa phương ngay sau khi triển khai kế hoạch công tác đảm bảo trật tự ATGT năm 2016 của Ban ATGT tỉnh. Nếu đơn vị, cơ quan, chính quyền địa phương nào không làm tốt trách nhiệm của mình, không quản lý tốt địa bàn, để TNGT gia tăng thì người đứng đầu đơn vị, cơ quan, chính quyền địa phương nơi đó sẽ bị xử lý trách nhiệm”, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải nhấn mạnh./.

Bài và ảnh: Mỹ Pha

Ô tô lưu thông giờ cấm gây mất an toàn trước cổng trường

Theo phản ánh của một số người dân Khóm 1, thị trấn Ðầm Dơi, huyện Ðầm Dơi, hiện nay, tuyến đường Thái Thanh Hoà xuất hiện tình trạng nhiều ô tô, trong đó có cả ô tô tải lưu thông vào giờ cấm. Ðiều này đã gây ra tình trạng lộn xộn, mất an toàn giao thông (ATGT) tại khu vực, nhất là vào giờ cao điểm, phụ huynh đưa đón học sinh tan học tại điểm Trường Tiểu học Ngô Bình An.

Học sinh vi phạm giao thông giảm

Theo đánh giá chung của các cơ quan chức năng, sau hơn 1 tháng cao điểm ra quân xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đối với học sinh, tình hình chấp hành luật giao thông trong học sinh chuyển biến tích cực, nhất là hạn chế tình trạng lỗi vi phạm không đủ điều kiện điều khiển xe máy tham gia giao thông. Từ những kết quả đạt được, các ngành chức năng, các địa phương sẽ tiếp tục tăng cường công tác này trong những tháng còn lại của năm, với quyết tâm không để xảy ra tai nạn giao thông (TNGT) đối với lứa tuổi học sinh.

Không giao xe cho trẻ chưa đủ tuổi

Hiện nay, thực trạng học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông diễn ra phổ biến tại các điểm trường trên địa bàn tỉnh. Ðể giải quyết thực trạng này, ngoài sự phối hợp đồng bộ giữa phụ huynh học sinh (PHHS) và nhà trường thì vấn đề quan trọng nhất vẫn là sự giám sát, quản lý chặt con em mình ngay từ gia đình của PHHS, người giám hộ, trong đó có việc không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Chở hàng cồng kềnh, nguy cơ tai nạn

Thời gian gần đây, trên các tuyến lộ từ nông thôn đến thành thị, xuất hiện ngày càng nhiều xe máy, xe tự chế chở hàng hoá, vật dụng có kích thước dài vượt quá quy định, tiềm ẩn nguy cơ gây ra các vụ va quẹt, tai nạn giao thông khó lường.

Tra cứu phạt nguội trước khi đăng kiểm xe cơ giới

Theo Thông tư 30/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, các phương tiện bị “phạt nguội” (vi phạm giao thông qua hệ thống camera giám sát) chưa thực hiện việc chấp hành xử phạt vi phạm hành chính sẽ không được cấp giấy chứng nhận đăng kiểm. Ðây là một trong những giải pháp nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của các chủ phương tiện trước khi đăng kiểm xe. Tuy nhiên, nhiều chủ phương tiện vẫn chưa nắm rõ quy định này, khi đến hạn đăng kiểm, bị từ chối thì mới vỡ lẽ mình vi phạm.

Cao điểm xử lý học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ

Thực hiện tháng cao điểm xử lý vi phạm giao thông (VPGT) đối với học sinh của Cục Cảnh sát giao thông, trong những ngày vừa qua, lực lượng làm nhiệm vụ trên địa bàn tỉnh đã và đang tăng cường nhiều biện pháp quyết liệt xử lý vi phạm đối với đối tượng học sinh tại các điểm trường.

Biển chỉ dẫn giao thông gây… mất an toàn

Ðó là biển chỉ dẫn trước cổng Trường Tiểu học Ðông Hưng 2, ấp Giá Ngự, xã Ðông Hưng.

Siết chặt quản lý vận tải đường bộ

Hiện nay, tổng số xe thuộc các đơn vị đăng ký kinh doanh hoạt động vận chuyển hành khách và hàng hoá trên địa bàn tỉnh là hơn 3.100 xe, gồm xe buýt, xe tuyến cố định, xe taxi, xe hợp đồng, xe trung chuyển và xe tải, xe công-ten-nơ, xe đầu kéo.

Phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông

Sáng 5/10, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Uỷ ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia, Công ty Honda Việt Nam tổ chức lễ phát động trực tuyến với các tỉnh, thành trên cả nước về việc học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, năm học 2024-2025. Điểm cầu tỉnh Cà Mau được đặt tại Trường THPT Cái Nước (thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước).

Dừng, đỗ xe cần đúng luật và văn minh

Hiện nay, tại các khu vực nội thị TP Cà Mau, các loại phương tiện giao thông đang có xu hướng tăng nhanh, nhất là đối với xe ô tô. Ðiều này đang tạo áp lực lên hạ tầng giao thông, cùng với đó là nhiều vấn đề phát sinh. Trong đó, chuyện đậu, đỗ xe nơi công cộng đã và đang là đề tài nóng, bởi có nhiều chuyện đáng bàn đằng sau vấn đề này.