ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 1-11-24 07:01:58
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sẵn sàng ứng phó các tình huống thiên tai

Báo Cà Mau (CMO) Tình hình thiên tai trên địa bàn huyện Ðầm Dơi diễn ra ngày càng phức tạp, khó lường, ảnh hưởng lớn đến đời sống, sản xuất, tài sản của người dân và thiệt hại về ngân sách. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện đã chủ động phương án chi tiết trên tinh thần sẵn sàng, kịp thời ứng phó với mọi tình huống thiên tai xảy ra.

Ông Nguyễn Phương Bình, Phó chủ tịch UBND huyện Ðầm Dơi, Phó trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện, cho biết: “Ban Chỉ huy huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát, thống kê đầy đủ số hộ dân cần phải di dời, sơ tán; cập nhật cụ thể phương án chi tiết để thực hiện và hợp đồng chặt chẽ với các tổ chức, cá nhân có liên quan, nhằm đảm bảo huy động ngay lực lượng, phương tiện, vật tư và các điều kiện cần thiết khác để ứng phó kịp thời khi có thiên tai xảy ra. Bên cạnh đó, xác định các điểm an toàn để di dời dân tập trung, phân tán và phân công cụ thể tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ sơ tán dân, trong đó cần đảm bảo rõ ràng, cụ thể các phương án huy động lực lượng, phương tiện, đảm bảo an ninh trật tự, địa điểm tập kết, vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh, lương thực, nước uống...”.

 Tân Thuận là xã ven biển, mỗi năm chịu ảnh hưởng nhiều bởi thiên tai, nhất là sạt lở.

Rà soát, thống kê đầy đủ số lượng tàu thuyền, đặc biệt là tàu thuyền đang hoạt động trên biển, kể cả ven bờ, phương tiện thuỷ gia dụng tham gia khai thác thuỷ sản, về tình trạng hoạt động, thông tin liên lạc trong trường hợp khẩn cấp; rà soát các khu vực neo đậu tránh, trú bão, lập sơ đồ neo đậu với danh sách cụ thể được niêm yết tại những địa điểm gần nơi neo đậu, đảm bảo tất cả các chủ phương tiện biết được vị trí và cách thức neo đậu đảm bảo an toàn.

“Ở các xã, thị trấn, có 626 hộ dân đang sinh sống thuộc đối tượng cần phải bố trí tái định cư. Trong đó, xã Nguyễn Huân có 411 hộ, xã Tân Tiến 109 hộ và xã Tân Thuận 106 hộ. Ðến nay, đã sắp xếp bố trí được 160 hộ, còn lại đang được tiếp tục sắp xếp, bố trí”, ông Nguyễn Phương Bình cho biết thêm.

Tình hình sạt lở ở xã Tân Thuận đang diễn biến rất khó lường. (Trong ảnh: Vụ sạt lở tại ấp Thuận Hoà B, ngày 14/7/2023).

Xã Tân Thuận là địa phương ven biển, chịu ảnh hưởng nặng nề do thiên tai gây ra, đặc biệt là tình trạng sạt lở. Tính đến nay, địa phương đã hứng chịu 20 vụ sạt lở đất (so với 19 vụ của cả năm 2022), làm sập hoàn toàn 2 căn nhà, hư hỏng 4 căn, 92 m bờ kè, 193 m lộ giao thông nông thôn... ước tính tổng thiệt hại gần 700 triệu đồng.

Ông Trần Hoàn Bách, Chủ tịch UBND xã, Trưởng ban Chỉ huy PCTT&TKCN xã Tân Thuận, cho biết: “Xã bố trí 6 địa điểm sơ tán, di dời dân, gồm: Trường Tiểu học Thuận Hoà, Trường THCS Tân Thuận, Trường Tiểu học Thuận Hoà điểm Xóm Tắc, Trường Tiểu học Tân Thuận điểm Tân Phước, Trường Tiểu học Hóc Môn và UBND xã. Ðồng thời, phân công Ðội xung kích xã hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra; hiện tại, lực lượng tại chỗ mỗi ấp có từ 9-14 thành viên, đủ cơ động để thực hiện các nhiệm vụ khi có tình huống xảy ra”.

  Đoàn kiểm tra của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Khu vực 4 kiểm tra các điểm trường học tại xã Tân Thuận, chuẩn bị sẵn sàng công tác di dời người dân khi có tình huống thiên tai xảy ra.

Hiện nay, toàn huyện có 61 xe ô tô, 197 tàu thuyền, 7 bộ nhà bạt,  629 trang thiết bị cứu sinh các loại; 11 máy phát điện, 16 máy cưa cầm tay các loại... phục vụ công tác khắc phục hậu quả thiên tai.

Từ đầu năm đến nay, huyện, xã xuất ngân sách hỗ trợ gần 300 triệu đồng cho các đơn vị và hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Ðồng thời, báo cáo, đề xuất tỉnh hỗ trợ kinh phí khắc phục thiên tai trên địa bàn huyện và được UBND tỉnh thống nhất hỗ trợ gần 3 tỷ đồng.

Mặc dù cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác PCTT&TKCN được chú trọng nhưng vẫn chưa đáp ứng với tình hình thực tế của địa phương, nhất là phương tiện tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển chưa chuyên dụng, một số phương tiện công suất nhỏ, nên công tác PCTT&TKCN đạt hiệu quả chưa cao. Bên cạnh đó, tình trạng sạt lở trên địa bàn xảy ra nhiều, cần nguồn kinh phí khá lớn để khắc phục.

“Thời gian tới, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, tiếp tục rà soát số lượng nhà ở cần chằng, chống khi bão, áp thấp nhiệt đới, lốc xoáy xảy ra. Ðầu tư, mua sắm bổ sung các phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; tổ chức huấn luyện, đảm bảo các lực lượng sử dụng thành thạo các phương tiện, trang thiết bị hiện có. Ðồng thời, tổ chức kiểm tra công tác PCTT&TKCN của các đơn vị trên địa bàn huyện, phát huy hiệu quả phương châm “4 tại chỗ” để chủ động ứng phó”, ông Nguyễn Phương Bình nhấn mạnh./.

 

Hưng Thái

 

Sẵn sàng hỗ trợ người dân

Mưa lớn, triều cường, ngập lụt, dông lốc, sạt lở đất, xâm nhập mặn... là những loại hình thiên tai được dự báo sẽ có nguy cơ diễn ra từ nay đến cuối năm và sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, nhất là sản xuất của người dân. Trước dự báo này, người dân cần chủ động bảo vệ sản xuất, tài sản.

Vất vả nghề bám biển

Vất vả và luôn phải đối diện với hiểm nguy, nhưng đó chưa phải là tất cả những gì mà ngư dân phải đối mặt trong hành trình mưu sinh trên biển. Quá trình lao động nơi đầu sóng của những ngư dân, đôi lúc phải đánh đổi bằng cả tính mạng, nhất là đối với các phương tiện nhỏ.

Sẵn sàng nhân lực, vật lực ứng phó thiên tai

Theo nhận định của Ðài Khí tượng thuỷ văn tỉnh Cà Mau, từ nay đến cuối năm 2024 còn khoảng 4-5 cơn bão, áp thấp nhiệt đới (ATNÐ) trên biển Ðông, trong đó khoảng 2-3 cơn đổ bộ vào đất liền, tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và các tỉnh phía Nam. Trên địa bàn tỉnh có khả năng xuất hiện nhiều loại hình thiên tai khác như: gió mạnh trên biển, mưa lớn, triều cường, ngập lụt, dông lốc, sạt lở đất ven sông, ven biển.

Chủ động ứng phó thiên tai trên biển

Công tác phòng chống thiên tai (PCTT) trên biển đang được sự quan tâm đặc biệt, khi thời tiết biến đổi liên tục và thất thường. Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) tỉnh, có buổi trò chuyện cùng phóng viên Báo Cà Mau về nhiều phương án phòng chống thiên tai và hỗ trợ ngư dân trên biển trong tình hình biến đổi khí hậu (BÐKH).

Bảo vệ nhà ở và sản xuất trước thiên tai

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Phú Tân, mưa dông, lốc xoáy làm sập, tốc mái 24 căn nhà (sập hoàn toàn 5 căn, tốc mái 19 căn); chìm 3 tàu cá, hư hỏng 2 cụm pa nô, tổng thiệt hại trên 1 tỷ đồng.

Nhiều khó khăn trong thu quỹ Phòng, chống thiên tai

Quỹ Phòng, chống thiên tai (PCTT) được xác định là nguồn lực quan trọng để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, tái thiết sau thiên tai xảy ra. Tuy nhiên, tại huyện U Minh, nhiều năm qua việc thu quỹ PCTT luôn đạt thấp, nhiều đơn vị, doanh nghiệp đang chậm trễ trong việc nộp quỹ.

Kiểm soát chặt, thích ứng nhanh

Những tháng cuối năm, vùng biển phía Nam là nơi thường xuyên xuất hiện bão, mưa lớn và gió mạnh. Ðể đảm bảo an toàn cho người và phương tiện ra khơi, bên cạnh tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp an toàn, ngành chức năng và các địa phương trong tỉnh còn tăng cường kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn ngư dân trang bị những thiết bị cần thiết trên tàu cá.

Sạt lở ven sông chưa có điểm dừng

Những ngày qua, tình trạng sạt lở đất ở khu vực ven sông trên địa bàn huyện Năm Căn diễn biến hết sức phức tạp, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân. Ðã có nhiều công trình lộ giao thông và nhiều căn nhà bị sụp xuống lòng sông; hiện tại, nhiều hộ dân sống ven sông vẫn đang thấp thỏm lo âu.

Chủ động phòng, chống thiên tai theo phương châm “ 4 tại chỗ”

Theo báo cáo của UBND huyện U Minh, những tháng đầu năm 2024, khô hạn đã làm cho 1.057 hộ dân thiếu nước sinh hoạt, sạt lở, sụp lún 36 đoạn đê ven song với chiều dài trên 1 km, đã khắc phục 353 m, còn 711 m đang tiếp tục khắc phục; dông lốc làm sập và tốc mái 34 căn nhà, ước thiệt hại gần 1,7 tỷ đồng.

Chủ động hơn khi mưa bão kéo dài

Theo dự báo, từ nay đến tháng 11, trên biển Ðông có khả năng xuất hiện từ 5-7 cơn bão, áp thấp nhiệt đới (ATNÐ), trong đó có khoảng 3-4 cơn đổ bộ vào đất liền và tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và các tỉnh phía Nam. Cùng với đó, dự báo đỉnh triều ở mức cao hơn nhiều so với trung bình nhiều năm. Sự kết hợp của 2 hiện tượng thời tiết này sẽ tạo ra nguy cơ gây ngập úng, sạt lở, ảnh hưởng đến sản xuất, tài sản của người dân và Nhà nước, nhất là ở các vùng trũng.