ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 11:49:49
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sản xuất - tiêu thụ gần hơn qua nền tảng số

Báo Cà Mau Huyện U Minh chú trọng ứng dụng công nghệ số trong xây dựng NTM và mang lại kết quả tích cực.

Ông Lê Hồng Thịnh, Phó chủ tịch UBND huyện U Minh, cho hay, xây dựng NTM là đem đến cuộc sống ấm no cho người dân. Với mục đích đó, huyện đã tranh thủ mọi nguồn lực từ các cấp, chú trọng đầu tư, xây dựng hệ thống hạ tầng nhằm hướng đến lợi ích của người dân. “Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 là mục tiêu mà địa phương hướng đến. Nếu làm tốt công tác chuyển đổi số sẽ góp phần thay đổi nhận thức của người dân trong việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến, nâng cao chất lượng đời sống, hướng đến mục tiêu xây dựng NTM thông minh, bền vững”, ông Thịnh cho biết.

Việc ứng dụng chuyển đổi số vào xây dựng NTM ở huyện U Minh đã mang lại kết quả tích cực như: ý thức chấp hành của người dân nâng lên; các sản phẩm, hàng hoá của địa phương được bán trên môi trường mạng ngày càng phổ biến, được khách hàng nhiều nơi biết đến; khách du lịch biết đến huyện U Minh ngày một nhiều hơn; tình hình an ninh trật tự được giữ ổn định...

Kinh tế rừng giúp đời sống người dân huyện U Minh được nâng lên.

Ông Dương Chí Linh, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện U Minh, cho biết, ứng dụng công nghệ số đã làm thay đổi nhận thức của người dân. Bà con bắt đầu quen dần với công nghệ. “Hiện nay, lĩnh vực khuyến nông đã có phần mềm được cài đặt riêng cho người dân sử dụng. Khi có vấn đề liên quan cần được hỗ trợ, người dân chỉ cần vào app điền thông tin mình cần là sẽ được giải đáp cặn kẽ”, ông Linh cho biết.

Anh Đỗ Hoài Bảo ứng dụng công nghệ số vào mua bán mật ong.

Theo ông Linh, từ khi công nghệ số phát triển, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, người dân trên địa bàn huyện U Minh đã biết tạo lập tài khoản cá nhân trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo... để kết nối bán các sản phẩm chủ lực của địa phương như: chuối sấy dẻo, rượu trái giác, mật ong, cam sành...

Lĩnh vực kinh tế tập thể cũng phát triển khá nhanh, toàn huyện U Minh hiện có 59 tổ hợp tác, với 880 thành viên; 26 hợp tác xã, với 278 thành viên và 338 lao động, vốn điều lệ hơn 58 tỷ đồng. Nhìn chung, các tổ hợp tác, hợp tác xã đã ứng dụng công nghệ số vào sản xuất và mua bán sản phẩm. Các đơn vị đang từng bước củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động, góp phần đẩy mạnh sản xuất, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Mô hình trồng cây ăn trái theo hướng hữu cơ ngày càng phát triển.

Theo ông Lê Hồng Thịnh, nhiều địa phương trên địa bàn huyện U Minh đã thực hiện tốt việc tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn. “Khánh An và Khánh Thuận là 2 xã có số lượng hợp tác xã hoạt động hiệu quả và theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã nhất. Các xã đã xây dựng mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chủ lực bền vững như mô hình trồng cây ăn trái, lúa tôm - cá đồng; có sản phẩm ứng dụng chuyển đổi số để thực hiện truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của xã như chuối, cam. Bên cạnh đó, các địa phương có kế hoạch bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống gắn với phát triển hạ tầng về bảo vệ môi trường. Ðồng thời, có tổ công nghệ số và khuyến nông cộng đồng hoạt động hiệu quả”, ông Thịnh cho hay.

Ðến nay, huyện U Minh đã đạt được 4/9 tiêu chí xây dựng huyện NTM, huyện quyết tâm về đích NTM vào năm 2025./.

 

Trần Quốc Khải

 

Hướng đến Kho bạc số

Cùng với toàn hệ thống, Kho bạc Nhà nước (KBNN) tỉnh Cà Mau đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm hình thành nền tảng Kho bạc số, góp phần xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Ðó là những kết quả đáng ghi nhận của KBNN tỉnh trong công tác cải cách hành chính (CCHC), hiện đại hoá đơn vị thời gian qua.

"Bác sĩ nông học” trong lòng bàn tay

Hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành công cụ đắc lực trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nông nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ AI vào chẩn đoán sâu bệnh và quản lý dinh dưỡng cây trồng không chỉ giúp giảm thiểu thiệt hại mà còn nâng cao hiệu quả canh tác cho nông dân. Trong bối cảnh đó, ứng dụng “2NÔNG” của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) nổi lên như một giải pháp tiên phong đầy hứa hẹn.

Chuyển biến từ ứng dụng công nghệ

Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) được Ban Giám hiệu, toàn thể giáo viên, nhân viên Trường THCS xã Hàng Vịnh (huyện Năm Căn) rất quan tâm, nhờ đó tạo sự chuyển biến, kết quả to lớn cả trong nhận thức, lề lối và kết quả làm việc.

Ðoàn, Hội phát triển trên nền tảng công nghệ số

Ðể hội viên, thanh niên (TN) có trách nhiệm trong thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) đề ra, các cấp hội trong tỉnh đã có nhiều đổi mới trong cách nghĩ, cách làm, cũng như đề xuất các giải pháp hay để nâng cao chất lượng công tác Ðoàn, Hội. Theo đó, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số (CÐS) là giải pháp được quan tâm thực hiện.

Xây dựng thị trường tiêu dùng hiện đại

Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) là hình thức sử dụng các ứng dụng công nghệ số như Internet Banking, VNPay, quét mã QR... thay vì dùng tiền mặt như cách truyền thống. Hiện nay, TTKDTM là xu hướng tất yếu thúc đẩy phát triển kinh tế, hướng đến xây dựng thị trường tiêu dùng văn minh, hiện đại.

Tăng tốc hoàn thiện bệnh án điện tử

Bắt đầu khởi động xây dựng thí điểm bệnh án điện tử (BAÐT) từ năm 2022 đối với 2 bệnh viện lớn của tỉnh là Bệnh viện Ða khoa tỉnh và Bệnh viện Sản - Nhi, đến nay, BAÐT đang bước vào giai đoạn hoàn thiện và dự kiến 2 bệnh viện này trình Bộ Y tế thống nhất triển khai thực hiện chính thức vào cuối năm 2024, đầu năm 2025, góp phần vào số hoá lĩnh vực y tế, thúc đẩy chuyển đổi số của địa phương.

Thanh toán không dùng tiền mặt - Lợi ích thiết thực cho ngành giáo dục

Ðược sự thống nhất của UBND tỉnh, Sở GD&ÐT đã triển khai chính thức Hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt trong toàn ngành từ đầu học kỳ 2 năm học 2023-2024.

Cần hỗ trợ thêm cho tổ công nghệ số

Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, được phê duyệt tại Quyết định số 749/QÐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, đã xác định quan điểm sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân là yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số (CÐS).

Ðồng hành cùng phụ nữ kinh doanh thời 4.0

Ứng dụng tối đa thành tựu chuyển đổi số vào quá trình khởi sự kinh doanh, đồng thời tạo ra một kênh sinh hoạt, mua bán chung cho phụ nữ trên môi trường mạng đang là một trong những cách làm hay được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP Cà Mau triển khai và nhân rộng.

Mang lợi ích cho người dân

Xác định chuyển đổi số (CÐS) là xu thế tất yếu, là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, thời gian qua, TP Cà Mau đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp đột phá thúc đẩy chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.