ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 13:29:21
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sớm hoàn thiện hạ tầng đê và giao thông tuyến bờ Tây

Báo Cà Mau Với mục tiêu kiểm soát triều cường, phòng chống xói lở bờ biển, tạo điều kiện khôi phục đai rừng phòng hộ, giảm nhẹ thiên tai nhằm ổn định sinh kế, nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư góp phần phát triển bền vững khu vực ven biển Tây, UBND tỉnh vừa quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động tái định cư (RAP) Dự án xây dựng đê biển Tây từ Cái Ðôi Vàm đến Kênh Năm và kè phòng, chống sạt lở bờ biển các đoạn xung yếu từ cửa biển sông Ông Ðốc đến cửa biển Bảy Háp.

Trên tuyến biển Tây, hiện từ bờ Nam Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời) đến Cái Ðôi Vàm (huyện Phú Tân) chưa hình thành tuyến đê và kè biển nên chịu sự tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đai rừng phòng hộ và đời sống cư dân ven biển.

Theo đó, dự án có 3 thành phần. Về xây dựng tuyến kè, có tổng chiều dài xây dựng là 11 km thuộc địa phận huyện Trần Văn Thời và huyện Phú Tân. Ðối với thành phần xây dựng, đê biển Tây (đoạn Cái Ðôi Vàm - Kênh Năm, huyện Phú Tân) có chiều dài trên 19 km trên địa bàn huyện Phú Tân. Cùng với đó là các hoạt động của giải pháp phi công trình nhằm chuyển đổi sinh kế cho người dân trong vùng dự án.

Dự án hướng mục tiêu chống xói lở, gây bồi tạo bãi nhằm bảo vệ và hướng đến phát triển mới khoảng 2.000 ha rừng phòng hộ ven biển Tây từ cửa Sông Ðốc đến cửa Bảy Háp, góp phần bảo đảm an toàn cho đê biển và khoảng 15.000 ha đất thuộc huyện Phú Tân dưới tác động của sóng, gió bão và nước biển dâng. Gắn với tuyến đê là trục lộ giao thông, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, du lịch và dịch vụ trong vùng.

Các hạng mục thuộc dự án tuyến đê biển Tây từ Cái Ðôi Vàm đến Kênh Năm được xây dựng trên địa bàn 3 xã/thị trấn: thị trấn Cái Ðôi Vàm, xã Nguyễn Việt Khái và xã Rạch Chèo; hạng mục kè giảm sóng, bảo vệ bờ được chia làm 5 đoạn thuộc phạm vi 5 xã/thị trấn gồm: thị trấn Sông Ðốc, xã Phong Ðiền (huyện Trần Văn Thời); xã Phú Tân, Tân Hải và Nguyễn Việt Khái (huyện Phú Tân).

Tại những vị trí xung yếu, bằng các nguồn khác nhau, Cà Mau đang xây dựng hệ thống kè bảo vệ đai rừng phòng hộ, nhất là tại các cửa biển, cửa sông từ bờ Nam Sông Ðốc đến thị trấn Cái Ðôi Vàm.

Dự án do Ban Quản lý các dự án ODA và NGO tỉnh Cà Mau làm chủ đầu tư từ nguồn tài trợ của cơ quan phát triển Pháp (AFD) và nguồn hỗ trợ của Trung ương, đối ứng địa phương và được thực hiện trong giai đoạn 2024-2027. Tổng mức đầu tư (sau điều chỉnh - kỳ họp HÐND tỉnh lần thứ 11, khoá X) là 31,93 triệu Euro (tương đương khoảng 849,275 tỷ đồng). Trong đó, nguồn vốn vay ODA 19,17 triệu Euro (tương đương khoảng 510 tỷ đồng), có vốn viện trợ không hoàn lại 3,76 triệu Euro (tương đương khoảng 100 tỷ đồng) và nguồn đối ứng từ ngân sách địa phương khoảng 239,266 tỷ đồng.

Trước đó, tại kỳ họp thứ 11 (HÐND tỉnh khoá X) đã quyết nghị thông qua “Ðiều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đê biển Tây từ Cái Ðôi Vàm đến Kênh Năm và kè phòng, chống sạt lở bờ biển các đoạn xung yếu từ cửa biển sông Ông Ðốc đến cửa biển Bảy Háp” với mục tiêu khép kín tuyến đê biển Tây Cà Mau và tuyến giao thông bộ ven biển nối liền thị trấn Cái Ðôi Vàm đến Kênh Năm, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, du lịch và dịch vụ trong vùng. Công trình hoàn thành sẽ tạo tính bền vững đê biển Tây và hệ thống giao thông ven đê xuyên suốt bên bờ Tây, từ Tiểu Dừa (xã Khánh Tiến, huyện U Minh) sang huyện Trần Văn Thời và đến huyện Phú Tân, đảm bảo an toàn cho phát triển đời sống, sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đặt nền móng vững chắc cho chiến lược phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh tuyến biên giới.  

Dự án xây dựng đê biển Tây từ Cái Ðôi Vàm đến Kênh Năm và kè phòng, chống sạt lở bờ biển các đoạn xung yếu từ cửa biển sông Ông Ðốc đến cửa biển Bảy Háp, tỉnh Cà Mau vay vốn AFD đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1135/QÐ-TTg, ngày 4/9/2019, đến nay không còn phù hợp với thực tế, cần phải điều chỉnh lại phương án tuyến nhằm đảm bảo an toàn đê theo Luật Ðê điều. Bên cạnh đó, kè chống sạt lở bờ biển cũng cần thay đổi về kết cấu nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng lâu dài trước tình hình nước biển dâng nhanh trong những năm qua.

Ngoài ra, dự án cần bổ sung thêm hạng mục hỗ trợ kỹ thuật theo yêu cầu của AFD để tăng cường tính hiệu quả, tính bền vững sau khi hoàn thành. Cụ thể là xây dựng chiến lược quản lý bảo vệ bền vững (ICZM) vùng ven biển tỉnh Cà Mau và thực hiện kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu. Theo HÐND tỉnh, do trước đây dự án chưa hoàn chỉnh các thủ tục chuẩn bị đầu tư (thời điểm quy hoạch tỉnh chưa được thông qua) và chưa ký hiệp định, do đó phải điều chỉnh thời gian thực hiện dự án, điều chỉnh chủ trương đầu tư là cần thiết, phù hợp và quá trình thực hiện đúng theo quy định./.

 

Trần Nguyên

 

4 tại chỗ, sát thực tế

Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết, những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình hình thời tiết diễn biến bất thường, không tuân theo quy luật; áp thấp nhiệt đới, bão và các hiện tượng dông, lốc xoáy, sét, mưa lớn kéo dài, triều cường, sạt lở đất ven sông... xảy ra nhiều hơn và phạm vi ảnh hưởng ngày càng lớn hơn, nguy hiểm hơn. Ðể chủ động ứng phó với bão mạnh, siêu bão, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh vừa xây dựng phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Toàn xã hội cùng phòng chống thiên tai

Bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển; bão mạnh, siêu bão; mưa lớn, lốc, sét, ngập lụt, nước dâng; sạt lở, sụt lún đất; hạn hán; xâm nhập mặn vùng ngọt... những loại hình thiên tai này không còn quá xa lạ với người dân trên địa bàn tỉnh. Theo đó, nhiều chương trình, đề án, dự án liên quan đến phòng, chống thiên đã được triển khai nhằm phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

Nơm nớp mùa sạt lở

Khi những cơn mưa nặng hạt bắt đầu trút xuống thì các hộ dân sinh sống ven biển, cửa biển huyện Ngọc Hiển lại nơm nớp lo sợ tình trạng sạt lở đất xảy ra.

Chủ động trước sạt lở

Hiện nay, tình hình sạt lở đất trên địa bàn huyện Năm Căn diễn biến hết sức phức tạp. Ðiều đáng lo là hầu hết các vụ sạt lở thường xảy ra vào ban đêm và không phát hiện hiện tượng rạn nứt đất trước đó, nếu không có ý thức cảnh giác và phát hiện kịp thời thì hậu quả sẽ khó lường.

Tập trung nguồn lực, tái thiết sau thiên tai

Trong bối cảnh thiên tai xảy ra với tần suất cao, cường độ mạnh và diễn biến khó lường thì việc tổn thất tài sản, thậm chí tính mạng con người là điều gần như khó tránh khỏi. Theo đó, vấn đề đặt ra là việc tập trung nguồn lực để khắc phục hậu quả, phục hồi, tái thiết sau thiên tai nhằm giúp người dân sớm có cuộc sống ổn định.

Chủ động trước mùa mưa bão

Những năm gần đây, hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai xuất hiện dị thường, không theo quy luật, gây thiệt hại về người và tài sản. Trước tình hình đó, huyện Thới Bình tăng cường và chủ động trước mọi tình huống, vận động người dân phòng chống, ngăn ngừa, nhằm giảm thiệt hại do thiên tai gây ra.

Xây dựng cộng đồng an toàn trước thiên tai

Cùng chủ động, trách nhiệm tham gia phòng, chống thiên tai được xem là biện pháp tốt nhất để giảm nhẹ mức độ thiệt hại khi có thiên tai xảy ra, nhất là trong xu thế biến đổi khí hậu đang tác động nhanh, mạnh, khiến các hiện tượng thời tiết, thiên tai ngày càng khốc liệt, dị thường. Chính vì vậy, việc xây dựng cộng đồng an toàn trước thiên tai càng trở nên cấp bách.

Ðề phòng thiên tai mùa mưa bão

Theo số liệu thống kê của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Cái Nước, mùa mưa bão năm 2023, trên địa bàn huyện có 109 căn nhà bị thiệt hại do mưa dông, lốc xoáy; trong đó có 14 căn nhà bị sập hoàn toàn, ước tổng thiệt hại tài sản gần 800 triệu đồng. Phần lớn số nhà bị sập và tốc mái chủ yếu xảy ra ở thời điểm những tháng đầu mùa mưa.

Còn nhiều đoạn sạt lở chưa được khắc phục

Thời gian qua, do ảnh hưởng của hạn hán nên nhiều tuyến đường trên địa bàn huyện U Minh bị sụt lún, sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau khi sự cố xảy ra, chính quyền địa phương đã ra sức khắc phục, tuy nhiên, đến nay, nhiều đoạn vẫn chưa khắc phục được, do chưa có kinh phí. Hiện nay, các địa phương trên địa bàn huyện đang ra sức huy động nguồn lực để triển khai khắc phục, nhằm giải quyết tốt nhu cầu đi lại của người dân.

Hoàn thiện hạ tầng, an toàn hơn trước thiên tai

Dưới tác động của biến đổi khí hậu (BÐKH), tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh những năm gần đây ngày càng phức tạp, khó lường. Bão, mưa lớn, triều cường, ngập lụt... đang gia tăng về cường độ, tần suất; xuất hiện ngày một nhiều hơn các đợt thiên tai cực đoan không theo quy luật. Thực tế này đòi hỏi hạ tầng phòng, chống thiên tai (PCTT) cần được đầu tư hoàn thiện và đồng bộ hơn.