ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 23-11-24 01:37:16
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tai nạn giao thông nỗi đau dai dẳng

Báo Cà Mau (CMO) TNGT luôn để lại hậu quả nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần cho những người không may phải hứng chịu. Mỗi hoàn cảnh là một câu chuyện chạnh lòng đối với người trong cuộc cũng như thân nhân của họ.

Căn nhà xập xệ, không có tài sản gì đáng giá, chỉ có chiếc giường cũ kỹ là nơi nằm của người phụ nữ ngoài 50 tuổi gầy gò, xác xơ vừa bị chấn thương sọ não vì TNGT này. Người phụ nữ đó chính là bà Phạm Thị Mai, ngụ ấp Tân Điền, xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, bị TNGT cách đây không lâu. Theo kết luận của bác sĩ, bà bị chấn thương sọ não, xuất huyết não làm liệt toàn thân.

Đại diện Ban ATGT tỉnh Cà Mau đến thăm hỏi hoàn cảnh bà Phạm Thị Mai, ngụ ấp Tân Điền, xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi (bà Mai bị chấn thương sọ não do TNGT).

Nhà chỉ có hai vợ chồng, không con cái. Chồng bà Mai, ông Nguyễn Văn Suốt kiếm sống bằng công việc vá lưới, làm lú trong xóm. Giờ thêm bà nằm đó, gia cảnh vốn đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn. Ông Suốt ngậm ngùi chia sẻ: “Nhà chỉ có vợ chồng già, lúc trước khi chưa bị tai nạn thì cũng có bả phụ làm thêm này nọ. Từ khi bị tai nạn đến giờ bả nằm một chỗ, mọi việc đều do tôi lo hết, khổ lắm”.

Ở một hoàn cảnh khác, nỗi đau mang tên TNGT hằn sâu lên đôi mắt đượm buồn của người mẹ vừa mất đi người con trai út trong gia đình. Bị tai nạn ở tuổi 29, anh Trương Vũ Linh cũng ngụ tại địa bàn ấp Tân Điền ra đi bỏ lại ước mơ còn ấp ủ kiếm công việc ổn định lập gia đình để cha mẹ có cháu ẵm bồng. Mẹ anh Linh, bà Phạm Thị Lệ, kể trong nước mắt: “Gia đình khó khăn không có tiền cho nó ăn học, phải vừa làm vừa học. Mới vừa lấy xong cái bằng Đại học Luật về khoe với mẹ là con học xong, tìm việc làm ổn định sẽ tích góp xây nhà cho mẹ. Vậy mà chưa gì nó đã ra đi”.

Đó chỉ là 2 trong rất nhiều trường hợp mà nỗi đau, nỗi ám ảnh mang tên TNGT gây ra. TNGT gây ra đau thương, mất mát, tổn thất về thể xác lẫn tinh thần cho nạn nhân, gia đình nạn nhân. Có những trường hợp nạn nhân trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội, có trường hợp người bị nạn chết đi chính là trụ cột của gia đình. Nỗi đau ấy thật sự nặng nề, kéo dài và dai dẳng.

Theo thông tin từ Uỷ ban ATGT Quốc gia, TNGT vẫn đang tiếp tục là vấn đề xã hội bức xúc, thách thức toàn cầu với con số 1,3 triệu người chết, 50 triệu người bị thương, thiệt hại 2% tổng thu nhập quốc dân (hơn 1.500 tỷ USD) mỗi năm. Theo thống kê tại Việt Nam, mỗi ngày có hơn 20 người ra đường và vĩnh viễn không trở về nhà vì TNGT. Thời gian qua, dù có nhiều tiến bộ đáng kể trong công tác phòng ngừa TNGT, tuy nhiên, Việt Nam vẫn đứng đầu trong số các nước đang phát triển có tỷ lệ TNGT gây tàn tật và tử vong cao, để lại nhiều gánh nặng lớn cho gia đình và xã hội. Riêng tại tỉnh Cà Mau, thống kê 10 tháng năm 2019 đã xảy ra 50 vụ TNGT, làm 17 người chết và 52 người bị thương. 

Để TNGT không còn là nỗi đau, nỗi ám ảnh cho con người, nhân Ngày Thế giới tưởng niệm nạn nhân tử vong vì TNGT (được tổ chức vào ngày Chủ nhật tuần thứ ba tháng 11), Uỷ ban ATGT quốc gia kêu gọi mỗi người cùng chia sẻ, xoa dịu nỗi đau TNGT, hãy tham gia giao thông bằng trách nhiệm và lương tâm của chính mình./.

Song Khuê

Ô tô lưu thông giờ cấm gây mất an toàn trước cổng trường

Theo phản ánh của một số người dân Khóm 1, thị trấn Ðầm Dơi, huyện Ðầm Dơi, hiện nay, tuyến đường Thái Thanh Hoà xuất hiện tình trạng nhiều ô tô, trong đó có cả ô tô tải lưu thông vào giờ cấm. Ðiều này đã gây ra tình trạng lộn xộn, mất an toàn giao thông (ATGT) tại khu vực, nhất là vào giờ cao điểm, phụ huynh đưa đón học sinh tan học tại điểm Trường Tiểu học Ngô Bình An.

Học sinh vi phạm giao thông giảm

Theo đánh giá chung của các cơ quan chức năng, sau hơn 1 tháng cao điểm ra quân xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đối với học sinh, tình hình chấp hành luật giao thông trong học sinh chuyển biến tích cực, nhất là hạn chế tình trạng lỗi vi phạm không đủ điều kiện điều khiển xe máy tham gia giao thông. Từ những kết quả đạt được, các ngành chức năng, các địa phương sẽ tiếp tục tăng cường công tác này trong những tháng còn lại của năm, với quyết tâm không để xảy ra tai nạn giao thông (TNGT) đối với lứa tuổi học sinh.

Không giao xe cho trẻ chưa đủ tuổi

Hiện nay, thực trạng học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông diễn ra phổ biến tại các điểm trường trên địa bàn tỉnh. Ðể giải quyết thực trạng này, ngoài sự phối hợp đồng bộ giữa phụ huynh học sinh (PHHS) và nhà trường thì vấn đề quan trọng nhất vẫn là sự giám sát, quản lý chặt con em mình ngay từ gia đình của PHHS, người giám hộ, trong đó có việc không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Chở hàng cồng kềnh, nguy cơ tai nạn

Thời gian gần đây, trên các tuyến lộ từ nông thôn đến thành thị, xuất hiện ngày càng nhiều xe máy, xe tự chế chở hàng hoá, vật dụng có kích thước dài vượt quá quy định, tiềm ẩn nguy cơ gây ra các vụ va quẹt, tai nạn giao thông khó lường.

Tra cứu phạt nguội trước khi đăng kiểm xe cơ giới

Theo Thông tư 30/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, các phương tiện bị “phạt nguội” (vi phạm giao thông qua hệ thống camera giám sát) chưa thực hiện việc chấp hành xử phạt vi phạm hành chính sẽ không được cấp giấy chứng nhận đăng kiểm. Ðây là một trong những giải pháp nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của các chủ phương tiện trước khi đăng kiểm xe. Tuy nhiên, nhiều chủ phương tiện vẫn chưa nắm rõ quy định này, khi đến hạn đăng kiểm, bị từ chối thì mới vỡ lẽ mình vi phạm.

Cao điểm xử lý học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ

Thực hiện tháng cao điểm xử lý vi phạm giao thông (VPGT) đối với học sinh của Cục Cảnh sát giao thông, trong những ngày vừa qua, lực lượng làm nhiệm vụ trên địa bàn tỉnh đã và đang tăng cường nhiều biện pháp quyết liệt xử lý vi phạm đối với đối tượng học sinh tại các điểm trường.

Biển chỉ dẫn giao thông gây… mất an toàn

Ðó là biển chỉ dẫn trước cổng Trường Tiểu học Ðông Hưng 2, ấp Giá Ngự, xã Ðông Hưng.

Siết chặt quản lý vận tải đường bộ

Hiện nay, tổng số xe thuộc các đơn vị đăng ký kinh doanh hoạt động vận chuyển hành khách và hàng hoá trên địa bàn tỉnh là hơn 3.100 xe, gồm xe buýt, xe tuyến cố định, xe taxi, xe hợp đồng, xe trung chuyển và xe tải, xe công-ten-nơ, xe đầu kéo.

Phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông

Sáng 5/10, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Uỷ ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia, Công ty Honda Việt Nam tổ chức lễ phát động trực tuyến với các tỉnh, thành trên cả nước về việc học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, năm học 2024-2025. Điểm cầu tỉnh Cà Mau được đặt tại Trường THPT Cái Nước (thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước).

Dừng, đỗ xe cần đúng luật và văn minh

Hiện nay, tại các khu vực nội thị TP Cà Mau, các loại phương tiện giao thông đang có xu hướng tăng nhanh, nhất là đối với xe ô tô. Ðiều này đang tạo áp lực lên hạ tầng giao thông, cùng với đó là nhiều vấn đề phát sinh. Trong đó, chuyện đậu, đỗ xe nơi công cộng đã và đang là đề tài nóng, bởi có nhiều chuyện đáng bàn đằng sau vấn đề này.