ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 25-9-24 03:30:09
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tài tử Cà Mau tỏa sáng

Báo Cà Mau (CMO) Cuộc thi Nhà nông tài tử tranh tài mở rộng năm 2019 do Đài Phát thanh - Truyền hình Sóc Trăng tổ chức vừa chính thức khép lại vào ngày 9/11 vừa qua, vượt qua hơn 300 thí sinh đến từ nhiều tỉnh, thành về tranh tài, 2 tài tử tỉnh Cà Mau đã toả sáng với giải Quán quân thuộc về tài tử Châu Ngọc Nhịn (sinh năm 1983, huyện U Minh) và giải Ba thuộc về tài tử Võ Văn Thuỳ (Minh Thuỳ, sinh năm 1982, huyện Ngọc Hiển). Đây không chỉ là vinh dự cho mỗi cá nhân mà còn mang lại làn gió mới, khẳng định 2 gương mặt tài tử triển vọng tại tỉnh nhà.

Giới văn nghệ, tài tử địa phương mỗi khi có dịp ngồi lại cùng nhau, người ta thường hay dành sự trân trọng đối với tài tử Võ Văn Thuỳ vì niềm đam mê nghệ thuật cháy bỏng của anh. Gạt qua hết những bộn bề của cơm áo gạo tiền, miệt mài theo đuổi nghiệp đờn ca không để tìm kiếm tiếng tăm, anh cứ phấn đấu hết mình từng ngày để giọng ca, nét diễn ngày một tiến bộ hơn, có thể được hát, phục vụ ở bất cứ nơi đâu từ lâu luôn là niềm hạnh phúc.

Quán quân Châu Ngọc Nhịn và tài tử Võ Văn Thuỳ vui mừng sau cuộc thi.

Công tác tại Trung tâm Văn hoá huyện và hiện tại là Chủ nhiệm CLB Đờn ca tài tử huyện Ngọc Hiển nên anh có nhiều thuận lợi để trau dồi, học hỏi nghệ thuật, bên cạnh đó, thời gian qua gương mặt của tài tử này còn xuất hiện đều đặn thứ Bảy, Chủ nhật hàng tuần tại Điểm dừng chân khu du lịch Đất Mũi, đem tiếng hát lời ca phục vụ du khách khắp nơi đến tham quan. Một điều hết sức thú vị nữa là nhắc đến anh là nhắc đến chàng tài tử thường "xông pha" trong các cuộc thi văn nghệ lớn, nhỏ cấp huyện, tỉnh hay khu vực như: Tiếng hát PT-TH giọng ca cải lương giải Bông Tràm, Vọng cổ du ca, Chuông vàng vọng cổ, Tuyển chọn giọng ca cải lương hàng tuần - Giải Bông lúa vàng... Việc thi cử không đặt nặng chuyện giải thấp cao mà đối với anh thi để góp nhặt những cái hay, cái tinh tuý cho mình trong chính môi trường màu mỡ.

Tài tử Minh Thuỳ cho biết: "Qua những vòng thi, nghe những lời nhận xét chân thành, công tâm từ ban giám khảo khiến tôi có thêm động lực để phấn đấu".

Cùng với giải Ba của Võ Văn Thuỳ, ngôi vị quán quân của tài tử Châu Ngọc Nhịn đã khiến đông đảo người hâm mộ tâm phục khẩu phục. Bởi qua các vòng thi, với việc khéo léo trong lựa chọn bài ca vọng cổ, nghiên cứu ca từ để phát huy làn hơi ngọt, mùi, làm chủ nhịp nhàng và sở trường diễn trong ca đã mang lại thành công lớn cho phần thi của mình. Ngọc Nhịn nhận được nhiều tràng vỗ tay ủng hộ cũng như nhiều lời nhận xét có cánh của dàn giám khảo cứng nghề NSND Thanh Nam, NSƯT Trọng Phúc, NSƯT Phượng Hằng. "Vốn chỉ là một tài tử ca ở địa phương, lần đầu tiên tham gia một cuộc thi lớn gặp nhiều khó khăn lắm, đặc biệt là phần diễn trích đoạn cải lương, áp dụng kỹ thuật diễn trong ca, ca trong diễn đối với người không chuyên là chuyện không hề dễ dàng", tài tử Ngọc Nhịn chia sẻ.

Thế nhưng, khi xem Ngọc Nhịn hoá thân thành chị Sáu trong trích đoạn Bão biển (tác giả Minh Đăng), lằn ranh tài tử và chuyên nghiệp thật sự đã bị xoá nhoà, vai diễn của chị được đánh giá cao về kỹ thuật diễn xuất vượt xa giới hạn của một tài tử. Đêm chung kết xếp hạng, với bài vọng cổ "Mảnh khăn goá" (tác giả Song Nguyễn) vẫn chất mùi mẫn, phát huy ưu điểm thoại trong ca của mình để lột tả nỗi đau của người goá phụ bên kỷ vật là chiếc khăn cũ của người yêu đã hy sinh, khiến ban giám khảo hết lời khen ngợi và những tràng vỗ tay kéo dài không dứt.

Điều khiến người viết trân trọng hơn hết là sau cuộc thi, trở về tỉnh nhà chị nhanh chóng trích số tiền nhỏ trong phần thưởng của mình để san sẻ, giúp gia đình thanh niên bị tai nạn giao thông thuộc diện khó khăn tại xã Tân Hưng Tây, huyện Phú Tân.

Hội tụ đủ các yếu tố của một cô đào cải lương với sắc vóc đẹp, giọng ca đặc biệt nên sau cuộc thi Ngọc Nhịn được nhiều nghệ sĩ đi trước như Thanh Nam, Trọng Phúc khuyến khích đi theo con đường nghệ thuật chuyên nghiệp. Miền đất hứa hẹn luôn ở phía trước nhưng khi được hỏi về dự định chị chỉ cười: "Được đi theo con đường chuyên nghiệp là ước mơ từ hồi nhỏ xíu, nhưng hồi đó ở quê đâu có dịp được dẫn dắt đúng hướng, đành phải xếp lại ước mơ. Rồi có gia đình, con cái, khi chu toàn mọi việc và có dịp trở lại với đam mê thì không còn trẻ nữa rồi. Việc đi theo con đường chuyên nghiệp bây giờ cũng vẫn luôn cháy bỏng nhưng bên cạnh Nhịn còn một gia đình phải chu toàn. Sắp tới, mình sẽ vẫn tiếp tục các hoạt động nghệ thuật ca hát, hoạt động đờn ca tài tử ở địa phương. Và chắc rằng, nếu được bà con thương mến có lời mời thì dù cho bất cứ đâu Ngọc Nhịn cũng sẽ đến phục vụ như là cách để trả ơn cho quê hương vậy!"./.

Hoàng Phúc

Xã Lý Văn Lâm trên đường về đích nông thôn mới kiểu mẫu

Theo kế hoạch, những tháng cuối năm 2024 xã Lý Văn Lâm sẽ hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu (NTMKM). Ðây là một trong những công trình chào mừng Ðại hội Ðảng bộ TP Cà Mau nhiệm kỳ 2025-2030.

Tình thương tiếp sức đường học vấn

Sự tâm huyết và yêu thương của các thầy cô Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau được hiện thực hoá bằng những suất học bổng, phần quà như gạo, quần áo... dành tặng sinh viên nghèo vượt khó, giúp nhiều bạn trẻ viết tiếp ước mơ học vấn.

50 học sinh, sinh viên tại Cà Mau nhận học bổng The Corea Peace3000

Sáng 22/9, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp với đại diện Tổ chức The Corea Peace3000 tại Cà Mau tổ chức triển khai “Chương trình học bổng - The Corea Peace3000”.

Đổi thay nhờ Dự án 8

Xã Tân Phú là 1 trong 6 xã của huyện Thới Bình triển khai thực hiện Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi”, với mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và tập trung giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và tự tạo việc làm của học sinh, sinh viên; chủ động tìm việc làm sau khi tốt nghiệp là mục đích được đề ra trong Kế hoạch triển khai công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2024, vừa được UBND tỉnh ban hành.

Xây dựng lối sống lành mạnh, phù hợp, phòng bệnh tim mạch

Do áp lực từ cuộc sống, rất nhiều người đã lơ là, chủ quan trong bảo vệ sức khoẻ. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro các bệnh lý có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ bản thân, trong đó có các bệnh lý về tim mạch. Đáng nói hơn, bệnh lý này không loại trừ bất cứ ai và có xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Bệnh ung thư đang tăng cao

Theo số liệu thống kê ghi nhận được tại Khoa Ngoại ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, hiện nay đơn vị đã tiếp nhận chăm sóc, khám và chữa trị thường xuyên cho gần 3.200 bệnh nhân mắc ung thư, tăng hơn 200 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (không kể số bệnh nhân tự đi thăm khám, phát hiện và được điều trị ở tuyến trên).

Mang niềm vui đến trẻ kém may mắn

Luôn quan tâm đến những hoàn cảnh kém may mắn, trong đó có trẻ em, thời gian qua, Ban Từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh Cà Mau tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, không chỉ giúp đỡ về vật chất cho trẻ mà còn mang lại ý nghĩa to lớn về mặt tinh thần.

Cẩn trọng với nguồn thực phẩm từ gia cầm chưa qua kiểm dịch

Thịt gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) là loại thực phẩm thiết yếu trong hầu hết các bữa ăn của nhiều hộ gia đình hiện nay. Bởi đây là loại thực phẩm có nguồn protein khá cao và rất tốt cho sức khoẻ, do có ít calo và chất béo bão hoà so với các loại thịt đỏ như: heo, cừu, trâu, bò… từ đó cũng sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh về tim mạch hơn.

Tái diễn lấn chiếm lòng đường trước cổng bệnh viện

Theo ghi nhận và xác minh thực tế của phóng viên Báo Cà Mau, khu vực trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau gần đây thường xuyên xuất hiện tình trạng mua bán thức ăn lấn chiếm lòng đường.