ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 18-7-25 03:14:44
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tầm quan trọng của chuyển đổi số trong cuộc cách mạng mới

Báo Cà Mau Chúng ta đang trong tâm thế bước vào cuộc cách mạng mới. Do vậy, chỉ có áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số mới có thể điều hành linh hoạt, hiệu quả chính quyền trong bộ máy hệ thống chính trị mới. Sau sắp xếp, địa bàn rộng, nhân lực ít, nếu không áp dụng công nghệ số thì khó lòng quản lý đạt hiệu quả.

Đó là nhấn mạnh của Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại, Trưởng ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh, tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác chuyển đổi số, Đề án 06 năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 vào sáng 19/3.

Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại, Trưởng Ban chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh, nhấn mạnh về tầm quan trọng của chuyển đổi số trong cuộc cách mạng mới.

Đồng chủ trì hội nghị còn có Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân, Phó trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành, tỉnh và điểm cầu câp huyện.

Năm 2024 là năm quan trọng trong tiến trình chuyển đổi số của tỉnh với nhiều kết quả nổi bật. Trong đó, chỉ số chuyển đổi số tỉnh Cà Mau tăng 23 bậc, đứng thứ 35/63 tỉnh, thành cả nước, đứng vị trí thứ 6/13 tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, là địa phương có sự tăng hạng nhiều nhất trong năm 2023. Tỉnh đã ra mắt và vận hành Trung tâm Giám sát, Điều hành thông minh (IOC), hỗ trợ theo dõi và chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội trực tuyến, nâng cao hiệu quả quản lý với đầu tư 28 tỷ đồng.

Tỉnh Cà Mau đã triển khai Tổ Công nghệ số cộng đồng với trên 4.500 thành viên để đưa nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số, dẫn dắt người dân tiếp cận môi trường số, người dân tiên phong sử dụng nền tảng số, công nghệ số. Đặc biệt, Cà Mau là tỉnh đầu tiên ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long và là 1 trong 5 tỉnh đầu tiên của cả nước ban hành chính sách hỗ trợ hoạt động Tổ công nghệ số cộng đồng.

Cà Mau đã hoàn thành số hoá sổ hộ tịch lịch sử với gần 1,4 triệu dữ liệu, tích hợp vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử quốc gia và trở thành 1 trong 14 địa phương hoàn thành sớm việc số hoá dữ liệu sổ hộ tịch lịch sử trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NĐ-CP của Chính phủ (giao trước ngày 31/12/2024).

Đồng thời, qua 28 ngày nỗ lực thực hiện, Cà Mau chính thức triển khai thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID từ ngày 28/11/2024. Đến ngày 18/12/2024, có trên 127 hồ sơ đề nghị cấp phiếu lý lịch tư pháp nộp qua VneID; 167.643 sổ sức khoẻ điện tử đã được tích hợp trên VNeID/tổng số 1.527.273 công dân thường trú, tỷ lệ 10,98%; 4.213 giấy chuyển tuyến, 28.121 giấy hẹn khám lại được tích hợp trên VNeID.

Phát triển hạ tầng số của tỉnh với nhiều kết quả đáng ghi nhận: 100% dân số được phủ sóng di động (3G, 4G) với tốc độ cao và chất lượng tốt. Có 883/883 ấp, khóm trong tỉnh được kết nối cáp quang và sẵn sàng cung cấp dịch vụ truy nhập Internet băng thông rộng; tỷ lệ hộ gia đình có Internet băng rộng đạt 95%, vượt chỉ tiêu đề ra.

Tỉnh Cà Mau xếp hạng 1/63 trong 2 năm liên tiếp (2023 và 2024) về Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp. 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh được cung cấp trực tuyến trên môi trường mạng, với 1.516 thủ tục hành chính được Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính thực hiện tái cấu trúc và cung cấp trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

Theo kết quả công bố tháng 1/2025, tỉnh Cà Mau xếp thứ 5/63 địa phương về tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến đạt năm 2024 đạt 92,17%, vượt so với chỉ tiêu Chính phủ đề ra (chỉ tiêu giao là 80%); tỷ lệ thanh toán trực tuyến thực hiện đạt 77,62% (vượt 17,62% so với chỉ tiêu giao). Về tỷ lệ số hoá hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC của tỉnh đạt 90,01%, xếp thứ 2/63 tỉnh, thành phố (cấp tỉnh đạt 91,86%, cấp huyện đạt 89,11%, cấp xã đạt 89,07%).

Ông Châu Quốc Lượng, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Cái Nước, chia sẻ thí điểm hệ thống KIOSK y tế thông minh.

Ông Trần Hoàng Ngọc Tâm, Phó giám đốc Viettel Cà Mau, chia sẻ kết quả triển khai Mô hình thiết bị xác thực gương mặt thí sinh với dữ liệu trên thẻ CCCD phục vụ thi sát hạch lái xe.
Đại tá Trần Văn Thi, Phó giám đốc Công an tỉnh, trao đổi về những giải pháp triển khai Đề án 06.

Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị, địa phương trong tỉnh trao đổi, thảo luận nhiều giải pháp nổi bật trong công tác chuyển đổi số. Đồng thời, thẳng thắn nhìn nhận nhiều vấn đề còn vướng mắc trong công tác chuyển đổi số và Đề án 06 của tỉnh. Trong đó, hạ tầng công nghệ thông tin hạn chế; còn nhiều hộ gia đình chưa có điện thoại thông minh để tiếp cận các ứng dụng công nghệ số; người dân nộp hồ sơ trực tuyến còn nhờ vào sự hỗ trợ, hướng dẫn của công chức, viên chức...

Đánh giá cao những kết quả đạt được trong công tác chuyển đổi số năm qua, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân, Phó trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh, nhấn mạnh: Chuyển đổi số là một trong những chủ trương lớn, muốn đạt kết quả nhanh, chắc, quan trọng hơn hết chính là nhận thức từ tư duy đến hành động cụ thể, từ cán bộ đến người dân và cộng đồng doanh nghiệp. Quyết tâm chính trị chưa đủ, mà cần có đầy đủ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền, đặc biệt là người đứng đầu. Cán bộ phải là những người làm mẫu, người dân là chủ thể, để chủ thể nhận thức đầy đủ về chuyển đổi số mới đạt hiệu quả.

Phải xác định rõ khâu nào, việc gì, trách nhiệm của ai để chỉ đạo sát với từng địa phương, từng ngành, lĩnh vực. Theo đó, các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn cần quan tâm đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ, xây dựng cơ sở dữ liệu đúng, đủ, sạch, sống, những thiết yếu về dữ liệu hộ tịch, tư pháp, dữ liệu đất đai, dữ liệu cán bộ công chức, viên chức, để sử dụng nguồn tài nguyên này phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành.

Với tinh thần dễ làm trước, khó làm sau, những nhu cầu dữ liệu thiết yếu đi trước, ai có điều kiện thì triển khai trước…. để tạo sức lan toả, Phó chủ tịch UBND tỉnh đề nghị, tất cả các cấp, các ngành, đơn vị phải vào cuộc quyết liệt hơn nữa. Trong đó, Sở Khoa học và Công nghệ phải có hướng dẫn cụ thể trong việc thành lập các đội bình dân học vụ số. Chúng ta phải phổ biến đầy đủ tiện ích, vừa làm vừa tiếp tục sắp xếp, đơn giản hoá thủ tục, giảm về thời gian, nhất là dịch vụ công trực tuyến. Công tác phòng chống tội phạm công nghệ cao, cần xây dựng “bức tường lửa” cho mỗi cá nhân để miễn nhiễm với thủ đoạn lừa đảo trực tuyến.

“Cần tư duy, chủ động nghiên cứu rà soát Đề án 06, Nghị quyết về Đột phá đổi mới, sáng tạo khoa học công nghệ, chuyển đổi số; tăng trưởng kinh tế… đây là một tổng thể có mối quan hệ biện chứng với nhau, không thể tách rời. Phải nắm bắt chủ trương, chuyển hoá thành của ngành, địa phương mình, quyết tâm đạt mục tiêu cuối cùng là tăng trưởng kinh tế 2 con số và nâng cao mức sống người dân”, Phó chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân trao bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 5 tập thể và 9 cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong triển khai, thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia năm 2024.

Bà Võ Thị Ngọc Hân, Phó chủ tịch Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh, trao bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 3 tập thể và 5 cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong triển khai, thực hiện chuyển đổi số năm 2024.

Dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen cho 3 tập thể và 5 cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong triển khai, thực hiện chuyển đổi số năm 2024. Đồng thời, tặng bằng khen cho 5 tập thể và 9 cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong triển khai, thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia năm 2024.

Hồng Nhung






 

Triển khai VNPT iLIS phục vụ mô hình chính quyền hai cấp

Sáng 8/7, Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Cà Mau phối hợp với VNPT tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn triển khai hệ thống thông tin đất đai VNPT iLIS đối với mô hình chính quyền hai cấp trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Cơ chế, chính sách hợp tác công tư trong lĩnh vực phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Chính phủ ban hành Nghị định 180/2025/NĐ-CP ngày 1/7/2025 về cơ chế, chính sách hợp tác công tư trong lĩnh vực phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Người làm công tác chuyên trách về chuyển đổi số được hỗ trợ 5 triệu đồng/tháng

Người làm công tác chuyên trách về chuyển đổi số được hỗ trợ 5 triệu đồng/tháng

Báo chí trước kỷ nguyên số

Trong bối cảnh mọi hoạt động xã hội đang dịch chuyển mạnh mẽ lên môi trường số, báo chí phải đổi mới và chuyển mình thích ứng để thực hiện sứ mệnh trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Hợp đồng điện tử - Giải pháp tất yếu trong kỷ nguyên số

Trong bối cảnh hiện nay, chuyển đổi số đang trở thành xu thế tất yếu, tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đặc biệt là trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Việc ứng dụng công nghệ số, trong đó có các nền tảng hợp đồng điện tử, giúp doanh nghiệp (DN) nâng cao hiệu quả quản lý, tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian giao dịch, đặc biệt là đảm bảo tính pháp lý, minh bạch trong hoạt động thương mại.

Gỡ khó về hoá đơn điện tử cho hộ kinh doanh

Ðã hơn nửa tháng kể từ ngày triển khai thực hiện Nghị định 70/2025/NÐ-CP (Nghị định 70) ngày 20/3/2025 của Chính phủ sửa đổi Nghị định 123/2020/NÐ-CP về áp dụng hoá đơn điện tử (HÐÐT) đối với hộ kinh doanh; bên cạnh sự đồng thuận, không ít hộ kinh doanh còn gặp khó khăn khi thực hiện quy định này.

Đẩy nhanh chuyển đổi số, bảo đảm liên thông, đồng bộ toàn hệ thống chính trị

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW ngày 19/6/2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, diễn ra sáng 23/6, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trần Cẩm Tú nhấn mạnh: “Khối lượng công việc lớn, thời gian ngắn, đòi hỏi toàn hệ thống chính trị phải quyết tâm, đồng lòng triển khai hiệu quả Kế hoạch 02”.

Tiếp nối truyền thống

Kỷ niệm 100 năm báo chí cách mạng Việt Nam là dịp mỗi người làm báo soi rọi chính mình và ý thức hơn nữa trách nhiệm với nghề báo vinh quang. Tự hào tiếp nối truyền thống vẻ vang của báo chí Cà Mau được các thế hệ đi trước gầy dựng, các phóng viên, nhà báo trẻ của Báo và Ðài Phát thanh - Truyền hình (PT-TH) Cà Mau đã và đang giữ vững “bút sắc - lòng trong - tâm sáng”, thực hành tinh thần phụng sự và góp phần kết nối, lan toả những giá trị tốt đẹp trong cộng đồng.

CTV Chuyển đổi số

“Nhờ chuyển đổi số, CTV đã đưa thông tin đến khán giả một cách nhanh nhất, theo con đường ngắn nhất. Ðồng thời, thông qua tương tác hai chiều trên các nền tảng mạng xã hội, chuyển đổi số cũng làm cho người làm báo và công chúng xích lại gần nhau, hiểu nhau nhiều hơn”. Ðánh giá về hiệu quả chuyển đổi số trong công tác thông tin tuyên truyền thời gian qua, Nhà báo Phạm Thanh Phong, Giám đốc Ðài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau (CTV), đã nhấn mạnh như vậy.

Báo Cà Mau với “dòng chảy” báo chí đa phương tiện, đa nền tảng

Trong kỷ nguyên số hiện nay, sự phát triển vượt bậc của công nghệ đã định hình lại thói quen tiếp cận thông tin của công chúng. Báo chí Việt Nam nói chung và Báo Cà Mau nói riêng đang chứng kiến một cuộc cách mạng sâu sắc về phương thức truyền tải thông tin trên không gian mạng. Xu hướng sản xuất sản phẩm báo chí đa phương tiện, đa nền tảng đã trở thành tất yếu khách quan. Ðể duy trì sự phát triển bền vững và thu hút độc giả trong môi trường cạnh tranh thông tin khốc liệt với các nền tảng mạng xã hội, Báo Cà Mau không thể đứng ngoài cuộc chuyển đổi mạnh mẽ này.