ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 19:23:12
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tầm soát ung thư cổ tử cung

Báo Cà Mau Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm, có thể gây tử vong cao. Ðây cũng là một trong những bệnh ung thư phổ biến thường gặp ở nữ giới. Ðể phát hiện sớm, kịp thời theo dõi can thiệp, kéo dài tuổi thọ thì việc sàng lọc, tầm soát là phương pháp hiệu quả nhất, được nhiều người quan tâm.

Theo khuyến cáo, nữ giới nên tầm soát ung thư cổ tử cung 6 tháng/lần. (Ảnh chụp tại Phòng khám Ða khoa Sài Gòn Tâm Ðức).

Bác sĩ Trương Bích Phương, chuyên khoa sản, Phòng khám Ða khoa Sài Gòn Tâm Ðức (xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau), cho biết: “Ung thư cổ tử cung là bệnh lý không điều trị được. Thông thường các triệu chứng khi bệnh ở giai đoạn đầu rất dễ nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa thông thường như có khí hư, cảm giác đau nhức ở vùng kín hay có mùi, khó chịu vùng âm đạo. Do đó, theo khuyến cáo, nữ giới thực hiện tiêm ngừa ung thư cổ tử cung lý tưởng nhất ở độ tuổi từ 9 đến 26 tuổi. Bên cạnh đó, khi từ 21 tuổi trở lên, những trường hợp đã lập gia đình, có quan hệ tình dục, khuyến cáo nên thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung 6 tháng/ lần”.

Bệnh lý ung thư cổ tử cung do vi-rút có tên gọi là HPV gây ra, phần lớn những trường hợp nữ giới đã quan hệ tình dục, lập gia đình, đều có khả năng mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Hiện tại, phương pháp tầm soát được thực hiện khi sàng lọc là Pap Smear, nhằm phát hiện các tế bào bất thường, tiền ung thư ở khu vực cổ tử cung.

Theo đó, bác sĩ khám tổng quát phụ khoa, sau đó dùng dụng cụ lấy mẫu dịch tế bào trong cổ tử cung tiến hành xét nghiệm. Trong quá trình tầm soát, có thể phát hiện một số bệnh lý về phụ khoa như: u nang, u xơ, viêm cổ tử cung, xét nghiệm huyết trắng... đảm bảo sức khoẻ sinh sản cho phụ nữ.

Chương trình tầm soát miễn phí ung thư cổ tử cung tại Phòng khám Đa khoa Sài Gòn Tâm Đức diễn ra từ ngày 1/3 đến hết ngày 31/3, chị em phụ nữ có nhu cầu sắp xếp thời gian đến thăm khám.

Chị T.M.G, ngụ Phường 8, TP Cà Mau, chia sẻ: “Tôi đã có 2 con, trước nay cũng chưa từng đi khám phụ khoa. Mới đây, khi biết được có phòng khám triển khai chương trình tầm soát miễn phí ung thư cổ tử cung, tôi đã đăng ký. Vừa để an tâm về sức khoẻ, vừa để biết cách chăm sóc bản thân về sau. Tôi nghĩ, là phụ nữ, ngoài chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh thì việc đi tầm soát bệnh phụ khoa định kỳ cũng là điều cần thiết”.

Chị em phụ nữ có thể đăng ký tầm soát tại các phòng khám, bệnh viện nếu phát hiện vùng kín có những biểu hiện bất thường, ngứa, có mùi hôi khó chịu; chi phí tầm soát khá thấp, dao động trên 150 ngàn đồng/lượt./.

 

Ngô Nhi

 

Tìm hiểu “hội chứng màn hình xanh”

Ngày nay, công nghệ đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, nhưng mặt trái của nó cũng dần lộ diện với những vấn đề tâm lý ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Một trong số đó là “hội chứng màn hình xanh”, đây không phải là một khái niệm chính thức trong y khoa, nhưng nó đang được dùng để mô tả những hệ luỵ về sức khoẻ tâm lý và thể chất khi thời gian sử dụng các thiết bị điện tử vượt quá giới hạn.

Ra quân kiểm tra an toàn thực phẩm dịp tết

Để đảm bảo an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, sáng nay (9/1), Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm ra quân kiểm tra một số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn TP Cà Mau.

Họp đoàn kiểm tra liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa lễ hội xuân 2025, sáng nay (8/1), Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm tổ chức họp triển khai công tác kiểm tra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Can thiệp sớm trẻ chậm nói

"Hiện nay, tình trạng trẻ chậm nói khá phổ biến, do bẩm sinh, hoặc môi trường xung quanh. Các dấu hiệu thường khó nhận diện, do phụ huynh chưa nắm rõ các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ. Các bé được đưa đến đây khám chủ yếu bị rối loạn ngôn ngữ, khó giao tiếp bằng ngôn ngữ, hạn chế khả năng tiếp thu...", Bác sĩ Ninh Thị Minh Hải, Phòng Âm ngữ trị liệu, Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, thông tin.

Ðồng hành can thiệp sớm trẻ có vấn đề phát triển

Ở nước ngoài, các gia đình có trẻ gặp vấn đề về phát triển rất quan tâm và nhiệt tình tham gia các nhóm hỗ trợ để thay đổi năng lượng của bản thân, muốn được cung cấp năng lượng tích cực cũng như những kiến thức hữu ích nhằm giúp trẻ nhỏ điều trị bệnh, hoà nhập với cộng đồng tốt hơn. Tuy nhiên, với văn hoá Á Ðông như ở Việt Nam nói chung và các tỉnh xa xôi như Cà Mau nói riêng, vấn đề này khá nhạy cảm, khiến các bậc phụ huynh khó thể mở lòng chia sẻ. Nếu cha mẹ không vững vàng thì việc điều trị bệnh cho trẻ cũng gặp nhiều khó khăn. Vì thế, Tổ chức phi lợi nhuận "Sống cùng tự kỷ" đã kết hợp với Tổ chức phi lợi nhuận "Y học cộng đồng" tổ chức nhóm tương trợ phụ huynh, dành cho gia đình của trẻ có vấn đề về phát triển.

Hướng tới phát triển các khoa chuyên sâu ở bệnh viện tuyến tỉnh

Tại hội nghị tổng kết công tác y tế năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025, vào chiều 3/1/2025, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân khẳng định, tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện để phát triển các khoa chuyên sâu ở bệnh viện tuyến tỉnh.

Đảm bảo cung cầu, ổn định thị trường dịp cuối năm

Theo đánh giá chung của ngành chuyên môn, mặc dù bối cảnh tình hình chính trị thế giới có nhiều bất ổn, tuy nhiên, trong năm 2024 kinh tế nước ta tiếp tục phục hồi và có bước tăng trưởng khả quan. Theo đó, tại tỉnh Cà Mau, tình hình cung, cầu các mặt hàng thiết yếu trong dịp cuối năm 2024 cũng được đảm bảo, nguồn hàng hoá dồi dào, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân, không xảy ra tình trạng sốt giá.

Chủ động tầm soát lao trong cộng đồng

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam là quốc gia đứng thứ 11 về số người mắc bệnh lao. Sau 2 năm Chương trình Phòng, chống lao quốc gia gián đoạn vì dịch Covid-19, số lượng người bệnh trong cộng đồng đang có xu hướng tăng cao. Phòng, chống lao từ thế bị động sang chủ động chính là giải pháp cấp thiết mà ngành y tế Cà Mau nỗ lực thực hiện để đẩy lùi bệnh lao ra khỏi cộng đồng.

Bệnh phát ban dạng sởi tăng đột biến

Những ngày gần đây, số ca mắc bệnh phát ban dạng sởi trên địa bàn huyện Cái Nước tăng đột biến, mỗi ngày đều có trẻ nhập viện điều trị nội trú, tiềm ẩn nguy cơ cao bùng phát bệnh trong cộng đồng và trường học. Trước tình hình bệnh diễn biến phức tạp, người dân cần nâng cao ý thức phòng bệnh cho trẻ.

Phục hồi chức năng - Tăng niềm tin

Trong xu thế phát triển của phục hồi chức năng (PHCN) hiện đại, việc vận hành mô hình PHCN đa chuyên ngành đang được nhiều cơ sở y tế cả nước áp dụng, bao gồm các chuyên ngành: vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu và tâm lý trị liệu. Năm 2024, Bệnh viện Y Dược cổ truyền - Phục hồi chức năng tỉnh Cà Mau đã áp dụng rộng rãi mô hình này.