ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 1-11-24 08:19:51
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tấn công trấn áp tội phạm mua bán người

Báo Cà Mau Thời gian qua, tình hình mua bán người trên địa bàn tỉnh có nhiều diễn biến phức tạp. Ðặc biệt là tình trạng lừa người ra nước ngoài rồi bán vào các động mại dâm, cưỡng bức lao động hoặc hôn nhân trái phép. Trong khi các công tác điều tra, nắm tình hình, triệt phá còn gặp nhiều khó khăn thì công tác tuyên truyền cần được đặt lên hàng đầu.

Thời gian qua, tình hình mua bán người trên địa bàn tỉnh có nhiều diễn biến phức tạp. Ðặc biệt là tình trạng lừa người ra nước ngoài rồi bán vào các động mại dâm, cưỡng bức lao động hoặc hôn nhân trái phép. Trong khi các công tác điều tra, nắm tình hình, triệt phá còn gặp nhiều khó khăn thì công tác tuyên truyền cần được đặt lên hàng đầu.

Ở nước ta hiện nay, hoạt động mua bán người tiếp tục gia tăng. Bọn tội phạm lợi dụng đường biên giới mở, thông thoáng trong thủ tục xuất nhập cảnh, việc cấp hộ chiếu công dân và giấy thông hành qua lại biên giới thuận lợi để hoạt động. Một số nước miễn thị thực nên tội phạm tổ chức thành đường dây đưa người ra nước ngoài dưới dạng lao động thời vụ, du lịch, thăm người thân, khi ra đến nước ngoài chúng bán, ép làm gái mại dâm, cưỡng bức lao động. Bên cạnh đó, tội phạm buôn bán người lợi dụng các mạng xã hội giới thiệu tạo lòng tin, nhất là các em gái thuộc gia đình có hoàn cảnh khó khăn, thiếu sự quản lý, để lừa bán ra nước ngoài.

Minh hoạ: MT

Riêng ở Cà Mau, tình trạng môi giới hôn nhân trái phép, tổ chức “xem mặt, chọn vợ” cho người nước ngoài (Hàn Quốc, Trung Quốc…) để lừa bán phụ nữ vẫn tiếp tục diễn ra.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Trần Hồng Quân cho biết, công tác tuyên truyền phòng, chống mua bán người đã được các ngành, các cấp triển khai thực hiện thường xuyên, lồng ghép nhiều nội dung, với nhiều hình thức phong phú. Trong đó, Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các đơn vị thành viên phối hợp các ngành, các cấp tổ chức 12 cuộc toạ đàm, 25 cuộc sinh hoạt các câu lạc bộ, có trên 2.000 lượt người tham dự và mở 9 lớp tập huấn chuyên đề về công tác phòng, chống mua bán người, có hơn 500 lượt người tham gia. Hội LHPN tỉnh tổ chức 3 chiến dịch truyền thông tại các huyện: Trần Văn Thời, Ngọc Hiển và TP Cà Mau, phát hành đến cơ sở trên 2.500 tờ rơi tuyên truyền về phòng, chống mua bán người, tổ chức tập huấn 9 lớp nâng cao năng lực báo cáo viên, tuyên truyền viên…

Bên cạnh đó, Sở LÐ-TB&XH phối hợp với Bộ đội Biên phòng, Hội LHPN và Công an tỉnh tổ chức rà soát, thống kê thực trạng số phụ nữ, trẻ em bị mua bán trở về địa phương; tư vấn cho số phụ nữ có chồng nước ngoài đã về, các nạn nhân bị xâm hại tình dục, để họ nhận thức, hành động đúng đắn, góp phần làm giảm số nạn nhân của loại tội phạm này.

Mặt khác, Công an tỉnh phối hợp Bộ đội Biên phòng tỉnh mở cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm mua bán người, chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ và các đồn biên phòng tăng cường các biện pháp, tiến hành điều tra cơ bản nhằm phòng ngừa, ngăn chặn, kịp thời phát hiện xử lý tội phạm mua bán người. Phối hợp với các ngành có liên quan, tổ chức nắm tình hình các loại hình hoạt động dễ bị lợi dụng mua bán người như: xuất khẩu lao động, kết hôn với người nước ngoài...

Tuy nhiên, đây là loại tội phạm ẩn, nhiều hành vi có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa được quy định trong Bộ luật Hình sự nên không xử lý được về tội mua bán người (Ðiều 119 BLHS) hay tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em (Ðiều 120 BLHS).

Ðể phòng, chống có hiệu quả tội phạm mua bán người, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Trần Hồng Quân chỉ đạo, trong thời gian tới, cần đẩy mạnh và đa dạng hoá các hình thức, nội dung truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về phòng, chống mua bán người trên phương tiện thông tin đại chúng và cộng đồng. Ðồng thời, tập trung lực lượng, sử dụng đồng bộ các biện pháp điều tra, khám phá các vụ án, triển khai thực hiện cao điểm tấn công trấn áp tội phạm mua bán người trên phạm vi toàn tỉnh.

Mặt khác, kịp thời phối hợp tổ chức tiếp nhận, xác minh, xác định và hỗ trợ nạn nhân, nhất là các biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân của họ và bí mật thông tin về nạn nhân theo quy định của pháp luật. Ðánh giá rút kinh nghiệm, nhân rộng các mô hình hỗ trợ nạn nhân thành công tại cộng đồng. Ðẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức cho mọi người dân, chủ động phòng ngừa và tích cực tham gia phòng, chống mua bán người./.

Quách Nguyên

Kết quả XSMB thứ 6 hàng tuần

Tuyên truyền “Nói không với ma tuý” trong học đường

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phòng chống ma tuý, thuốc lá điện tử trong học đường, sáng nay (21/10), Tỉnh đoàn phối hợp với Công an tỉnh tổ chức các hoạt động tuyên truyền “Nói không với ma tuý” cho tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh Trường THPT Nguyễn Việt Khái (Phường 8, TP Cà Mau).

Hỗ trợ hoà nhập cho người mãn án

Với mong muốn tạo điều kiện giúp đỡ người mãn án trở thành người có ích cho xã hội, Công an huyện U Minh đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể thường xuyên tổ chức các hoạt động trợ giúp tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý, đào tạo nghề và tư vấn việc làm cho những đối tượng này.

Truyền thông phòng chống HIV/AIDS trong giới trẻ

Những năm gần đây, số người nhiễm HIV/AIDS tại Cà Mau có xu hướng trẻ hoá, trong đó dưới 30 tuổi chiếm đa số; không chỉ trong nhóm đối tượng trưởng thành mà ngay cả học sinh, sinh viên cũng là mối quan tâm, vì thói quen sinh hoạt không lành mạnh, do đó, cần tăng cường truyền thông mạnh và rộng khắp.

Bắt nhóm đối tượng vận chuyển 2 kg ma tuý

Sau thời gian nỗ lực điều tra, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ, Công an tỉnh Cà Mau, đã khám phá thành công và bắt giữ nhóm đối tượng tổ chức vận chuyển trái phép chất ma tuý liên tỉnh, thu giữ 2 kg ma tuý.

Thí điểm mô hình phối hợp hỗ trợ người sau cai

Cơ sở Cai nghiện ma tuý tỉnh Cà Mau và UBND huyện Thới Bình vừa tổ chức ký kết phối hợp thực hiện mô hình “Hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng, công tác quản lý, hỗ trợ người sau cai nghiện ma tuý". Kết quả từ mô hình thí điểm này sẽ là tiền đề để thời gian tới tỉnh thực hiện nhân rộng tại các địa phương khác trên địa bàn.

Giúp học viên phục hồi sức khoẻ

Xác định một trong những mục tiêu quan trọng khi cai nghiện ma tuý là phục hồi thể chất, tinh thần, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi cho học viên, thời gian qua, Cơ sở Cai nghiện ma tuý tỉnh tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao... giúp học viên rèn luyện, có thêm động lực cai nghiện tốt, sớm trở về với gia đình, tái hoà nhập cộng đồng.

Ngăn chặn ma tuý từ sớm, từ xa

Thông tin từ Ban Chỉ đạo 138 tỉnh, qua rà soát và phân loại, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 11 xã, phường, thị trấn trọng điểm về ma tuý, 22 điểm có nguy cơ phức tạp về ma tuý và 100/101 xã, phường, thị trấn có ma tuý. Những tháng đầu năm 2024, tình hình tội phạm và tệ nạn ma tuý trên địa bàn tỉnh từng lúc diễn biến phức tạp, tội phạm và vi phạm về ma tuý được phát hiện, xử lý nhiều hơn cùng kỳ.

Tệ nạn và tội phạm ma tuý ngày càng trẻ hoá

Thời gian gần đây, các loại ma tuý mới xuất hiện thâm nhập vào Việt Nam nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng đã làm tình hình tội phạm về ma tuý ngày càng diễn biến phức tạp, kéo theo đó, số lượng người nghiện cũng tăng hơn so với cùng kỳ. Đáng chú ý là người nghiện ma tuý có xu hướng trẻ hoá về độ tuổi, chủ yếu là thanh, thiếu niên. Đây cũng là hồi chuông báo động đối với bậc phụ huynh trong việc quản lý con em mình.

Trợ lực người sau cai nghiện tái hoà nhập

Thời gian qua, công tác hỗ trợ người nghiện tái hoà nhập cộng đồng luôn được các cấp, các ngành, các địa phương đặc biệt quan tâm. Cùng với việc chăm sóc, điều trị, phục hồi sức khoẻ, công tác đào tạo việc làm, định hướng nghề nghiệp được Cơ sở Cai nghiện ma tuý tỉnh (Cơ sở) chú trọng, nhằm từng bước tạo điều kiện trang bị hành trang đầy đủ để người sau cai có thể tự tin vững bước trong hành trình tái hoà nhập cộng đồng.

Tác hại nguy hiểm của bóng cười

Trên địa bàn tỉnh Cà Mau thời gian qua xuất hiện tình trạng thanh - thiếu niên sử dụng ma tuý tổng hợp, shisha trong các cơ sở kinh doanh có điều kiện như: karaoke, nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ... Tại một số trường học có học sinh hút thuốc lá điện tử (TLÐT). Ðáng lo ngại là qua theo dõi, tại Cà Mau đã có tình trạng giới trẻ sử dụng bóng cười tại các điểm kinh doanh, vui chơi, giải trí, nhà hàng có phục vụ rượu bia, dịch vụ ăn uống, karaoke...