ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 11-1-25 18:46:20
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tăng cường đối thoại về y tế tại các xã nông thôn mới

Báo Cà Mau (CMO) Đến nay, tỉnh Cà Mau có 21 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), phấn đấu cuối năm 2017 có thêm 9 xã đạt chuẩn. Tuy nhiên, theo Bộ tiêu chí về xã đạt chuẩn NTM trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2017-2020 thì nhiều xã không đạt, có 9 xã không đạt chuẩn y tế theo bộ tiêu chí mới.

Phó giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cà Mau Trịnh Trung Kiên cho biết, thời gian qua, BHXH tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, đối thoại với người dân trực tiếp tại các xã, trong đó tập trung các xã NTM. Riêng xã NTM, mỗi xã thực hiện rất nhiều cuộc đối thoại. Đối thoại các chính sách bảo hiểm y tế (BHYT), BHXH tự nguyện để người dân hiểu đây là chính sách của Nhà nước, vì mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội, phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ cho người dân, góp phần thực hiện lộ trình BHYT toàn dân. Giải đáp trực tiếp cho người dân các vấn đề thắc mắc trong việc khám chữa bệnh, quyền lợi mà người dân được hưởng, nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, tuyên truyền cho người dân hiểu, đối tượng tham gia, mức đóng, quyền lợi được hưởng, tham gia ở đâu, mức giảm trừ khi người dân tham gia BHYT hộ gia đình, khám chữa bệnh thông tuyến…

Người dân đến làm thủ tục tại bộ phận một cửa BHXH tỉnh Cà Mau.

Theo ông Trịnh Trung Kiên, những xã trước đây đạt chuẩn y tế NTM nhưng giờ hụt chuẩn do chuẩn y tế quy định tỷ lệ người dân tham gia BHYT phải đạt từ 85% trở lên (trước đây tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 70% trở lên). Mặt khác, chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm, BHXH cấp huyện chưa mạnh dạn tổ chức đối thoại, mặc dù BHXH tổ chức đối thoại trực tiếp tại các xã nhưng chính quyền xã không mặn mà, chưa tích cực huy động người dân tham gia đối thoại.

Hiện các xã đăng ký về đích NTM năm 2017 có tỷ lệ người dân tham gia BHYT còn thấp, như Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển đạt 50%; Hoà Mỹ, huyện Cái Nước 62,13%; Tạ An Khương, huyện Đầm Dơi đạt 67,92%; Định Bình, TP. Cà Mau đạt 69,61%. Riêng các xã thuộc huyện Thới Bình đều đạt trên 80% (Tân Lộc 85,72%, Biển Bạch Đông 83,37%, Tân Bằng 82,52%; chưa tính người dân đi ngoài tỉnh).

Nhằm tạo điều kiện cho người dân tham gia BHYT, đến nay tất cả các xã, phường, thị trấn trong tỉnh đều có đại lý thu BHYT, các ấp đều có nhân viên đại lý. Toàn tỉnh có 635 nhân viên đại lý thu BHYT.

Đạt chuẩn NTM từ năm 2015 nhưng theo Bộ tiêu chí mới về NTM 2017-2020 thì xã Tân Thành, TP. Cà Mau đã bị rớt chuẩn y tế. Chủ tịch UBND xã Tân Thành Trương Tấn Nhiệm cho biết, tỷ lệ người dân tham gia BHYT trên toàn xã hiện nay đạt 76% (lúc được công nhận xã NTM đạt trên 72%). Theo ông Trương Tấn Nhiệm, hiện còn một bộ phận người dân chưa có nhận thức đúng đắn về việc tham gia BHYT nên chỉ tham gia mua bảo hiểm khi gặp vấn đề về sức khoẻ để giảm thiểu chi phí chữa bệnh, việc mua BHYT hộ gia đình cũng gây khó khăn cho người dân. Trên địa bàn xã, tỷ lệ lao động đi làm ăn xa nhiều nên rất khó vận động tham gia. Bên cạnh đó, do chất lượng khám chữa bệnh tuyến cơ sở còn hạn chế, dẫn đến người dân chưa mặn mà với BHYT.

Hiện xã phối hợp với BHXH thành phố để tiếp tục đối thoại với người dân về chính sách BHYT, đồng thời mở rộng đại lý thu BHYT đến các hội, đoàn thể. Song song đó, xã cũng đang rà soát đối tượng đi làm ăn xa để có hình thức tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHYT, phấn đấu toàn xã có trên 85% người dân tham gia BHYT để xã được công nhận xã NTM lại vào năm 2020.

Ông Trịnh Trung Kiên cho biết thêm, 3 xã của huyện Thới Bình đã đạt chuẩn y tế về NTM là do có sự phối hợp chặt chẽ giữa BHXH với các đoàn thể như phong trào phụ nữ góp vốn để mua BHYT cho từng hộ gia đình xoay vòng. Mong rằng thời gian tới, chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo tuyên truyền cho bà con, phải chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp với BHXH huyện, tỉnh để BHXH trực tiếp hỗ trợ đối thoại, tập huấn mở rộng đại lý BHYT, trang bị kiến thức để họ tuyên truyền tại ấp, khóm để người dân hiểu về các chính sách BHYT, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia.

Theo ông Kiên, cuối năm 2017, tỉnh Cà Mau sẽ điều chỉnh tăng giá viện phí theo Thông tư 02/2017/TT-BYT của Bộ Y tế, người dân không tham gia BHYT, nếu lỡ ốm đau, bệnh tật phải sử dụng dịch vụ y tế sẽ tốn kém rất nhiều chi phí, nhiều trường hợp không tham gia nhưng khi bị bệnh mới mua BHYT, lúc này thẻ không có giá trị sử dụng liền (theo quy định sau 30 ngày kể từ ngày đóng tiền thẻ BHYT mới có giá trị).

Hồng Phượng

Liên kết hữu ích

Họp đoàn kiểm tra liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa lễ hội xuân 2025, sáng nay (8/1), Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm tổ chức họp triển khai công tác kiểm tra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Can thiệp sớm trẻ chậm nói

"Hiện nay, tình trạng trẻ chậm nói khá phổ biến, do bẩm sinh, hoặc môi trường xung quanh. Các dấu hiệu thường khó nhận diện, do phụ huynh chưa nắm rõ các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ. Các bé được đưa đến đây khám chủ yếu bị rối loạn ngôn ngữ, khó giao tiếp bằng ngôn ngữ, hạn chế khả năng tiếp thu...", Bác sĩ Ninh Thị Minh Hải, Phòng Âm ngữ trị liệu, Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, thông tin.

Ðồng hành can thiệp sớm trẻ có vấn đề phát triển

Ở nước ngoài, các gia đình có trẻ gặp vấn đề về phát triển rất quan tâm và nhiệt tình tham gia các nhóm hỗ trợ để thay đổi năng lượng của bản thân, muốn được cung cấp năng lượng tích cực cũng như những kiến thức hữu ích nhằm giúp trẻ nhỏ điều trị bệnh, hoà nhập với cộng đồng tốt hơn. Tuy nhiên, với văn hoá Á Ðông như ở Việt Nam nói chung và các tỉnh xa xôi như Cà Mau nói riêng, vấn đề này khá nhạy cảm, khiến các bậc phụ huynh khó thể mở lòng chia sẻ. Nếu cha mẹ không vững vàng thì việc điều trị bệnh cho trẻ cũng gặp nhiều khó khăn. Vì thế, Tổ chức phi lợi nhuận "Sống cùng tự kỷ" đã kết hợp với Tổ chức phi lợi nhuận "Y học cộng đồng" tổ chức nhóm tương trợ phụ huynh, dành cho gia đình của trẻ có vấn đề về phát triển.

Hướng tới phát triển các khoa chuyên sâu ở bệnh viện tuyến tỉnh

Tại hội nghị tổng kết công tác y tế năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025, vào chiều 3/1/2025, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân khẳng định, tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện để phát triển các khoa chuyên sâu ở bệnh viện tuyến tỉnh.

Đảm bảo cung cầu, ổn định thị trường dịp cuối năm

Theo đánh giá chung của ngành chuyên môn, mặc dù bối cảnh tình hình chính trị thế giới có nhiều bất ổn, tuy nhiên, trong năm 2024 kinh tế nước ta tiếp tục phục hồi và có bước tăng trưởng khả quan. Theo đó, tại tỉnh Cà Mau, tình hình cung, cầu các mặt hàng thiết yếu trong dịp cuối năm 2024 cũng được đảm bảo, nguồn hàng hoá dồi dào, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân, không xảy ra tình trạng sốt giá.

Chủ động tầm soát lao trong cộng đồng

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam là quốc gia đứng thứ 11 về số người mắc bệnh lao. Sau 2 năm Chương trình Phòng, chống lao quốc gia gián đoạn vì dịch Covid-19, số lượng người bệnh trong cộng đồng đang có xu hướng tăng cao. Phòng, chống lao từ thế bị động sang chủ động chính là giải pháp cấp thiết mà ngành y tế Cà Mau nỗ lực thực hiện để đẩy lùi bệnh lao ra khỏi cộng đồng.

Bệnh phát ban dạng sởi tăng đột biến

Những ngày gần đây, số ca mắc bệnh phát ban dạng sởi trên địa bàn huyện Cái Nước tăng đột biến, mỗi ngày đều có trẻ nhập viện điều trị nội trú, tiềm ẩn nguy cơ cao bùng phát bệnh trong cộng đồng và trường học. Trước tình hình bệnh diễn biến phức tạp, người dân cần nâng cao ý thức phòng bệnh cho trẻ.

Phục hồi chức năng - Tăng niềm tin

Trong xu thế phát triển của phục hồi chức năng (PHCN) hiện đại, việc vận hành mô hình PHCN đa chuyên ngành đang được nhiều cơ sở y tế cả nước áp dụng, bao gồm các chuyên ngành: vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu và tâm lý trị liệu. Năm 2024, Bệnh viện Y Dược cổ truyền - Phục hồi chức năng tỉnh Cà Mau đã áp dụng rộng rãi mô hình này.

Tập huấn kỹ năng chăm sóc tại nhà cho nạn nhân da cam

Sáng ngày 23/12, Hội Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin tỉnh phối hợp Hội Trợ giúp người khuyết tật Việt Nam tổ chức Lớp tập huấn kỹ năng chăm sóc tại nhà cho nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC) năm 2024.

Yoga cân bằng và phục hồi

Căng thẳng, lo âu, stress hay trầm cảm ngày càng trở thành những vấn đề phổ biến và khó tránh khỏi trong cuộc sống hiện đại. Trong số các phương pháp giúp tái tạo năng lượng và cân bằng tinh thần, yoga cân bằng và phục hồi đang nổi lên như một giải pháp toàn diện, không chỉ cải thiện sức khoẻ thể chất mà còn mang lại sự ổn định, thư thái cho tâm hồn.