ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 19-4-25 16:59:20
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tăng cường tính chủ động, chịu trách nhiệm của các cơ quan gắn với nâng cao trách nhiệm giải trình

Báo Cà Mau Sáng 14/2, tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi). Qua thảo luận, đa số đại biểu tán thành sự cần thiết, quan điểm sửa đổi toàn diện luật hiện hành; đồng thời, đề nghị rà soát, hoàn thiện quy định về phân quyền, phân cấp, ủy quyền nhằm tạo sự chủ động, thúc đẩy tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương gắn với nâng cao trách nhiệm giải trình của người đứng đầu;...

Toàn cảnh Phiên họp.

Thống nhất cao sự cần thiết và quan điểm sửa đổi “Luật Tổ chức Chính phủ”

Trước khi thảo luận tại hội trường, sáng 13/2, Quốc hội đã thảo luận tại Tổ về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), với 104 đại biểu cho ý kiến. Các ý kiến cơ bản nhất trí cao với sự cần thiết sửa đổi toàn diện cũng như nhiều nội dung trọng tâm của dự thảo luật; đồng thời đề nghị tiếp tục nghiên cứu làm rõ hơn các nội dung liên quan tới quy định về phân quyền, phân cấp, ủy quyền; rà soát, đảm bảo tính thống nhất với các dự án luật có liên quan đang được trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9.

Thảo luận tại Hội trường, các đại biểu đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ và Cơ quan chủ trì soạn thảo trong việc khẩn trương chuẩn bị Hồ sơ dự án Luật công phu, nghiêm túc, chất lượng. Tán thành sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật hiện hành, các đại biểu cho rằng, nội dung của dự thảo Luật lần này đã thể chế hóa kịp thời chủ trương của Đảng về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước “tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả”, phân định thẩm quyền, trách nhiệm, quan hệ giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp; tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ, thực hiện phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, hợp lý giữa Trung ương và địa phương; đồng thời tạo hành lang pháp lý để xử lý những vấn đề thực tiễn, tháo gỡ các “điểm nghẽn” về thể chế và khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tập trung góp ý vào một trong những nội dung trọng tâm của dự thảo Luật liên quan tới quy định về nguyên tắc phân định thẩm quyền; về phân quyền, phân cấp, ủy quyền, các đại biểu nhấn mạnh, đây là điểm mới, tiến bộ và cần thiết so với quy định của Luật Tổ chức Chính phủ và pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, cần rà soát, xác định rõ hơn về nội hàm các khái niệm; yêu cầu và cơ chế thực hiện phân quyền, quy định cụ thể về chủ thể phân cấp, ủy quyền, chủ thể được phân cấp, ủy quyền, các điều kiện để phân cấp, ủy quyền và cơ chế chịu trách nhiệm,... nhằm tăng cường quyền tự chủ, tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương gắn với nâng cao trách nhiệm giải trình của người đứng đầu.

Các đại biểu Quốc hội tham gia phiên họp.

Rà soát, hoàn thiện quy định về phân cấp, phân quyền, ủy quyền

Tham gia thảo luận, liên quan tới phân quyền, đại biểu Trần Văn Khải – Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam đề nghị, cần nghiên cứu bổ sung nguyên tắc “phân quyền có điều kiện”. Theo đó, chỉ phân quyền khi địa phương đủ năng lực tài chính, nhân lực, quản trị; Xây dựng chỉ số đánh giá năng lực quản trị của từng địa phương trước khi phân quyền. Đồng thời, tăng cường giám sát của Trung ương: Thành lập Hội đồng kiểm soát phân quyền để giám sát chặt chẽ việc thực hiện.

Bên cạnh đó, về phân cấp, đại biểu tỉnh Hà Nam đề xuất, bổ sung cơ chế “thẩm định hiệu quả phân cấp”. Trong đó, quy định rõ nhiệm vụ nào bắt buộc phải có báo cáo đánh giá hằng năm; các quyết định phân cấp phải được Quốc hội giám sát định kỳ. Đồng thời, cần áp dụng nguyên tắc “phân cấp linh hoạt”, đối với các địa phương chưa đủ năng lực, cần có chế tài kiểm soát chặt chẽ thay vì giao toàn bộ quyền hạn.

Về ủy quyền, đại biểu đề nghị cần giới hạn phạm vi ủy quyền và bổ sung trách nhiệm giải trình. “Phân quyền, phân cấp, ủy quyền là xu hướng tất yếu nhưng cần có cơ chế kiểm soát chặt chẽ. Bổ sung quy định giám sát, đánh giá năng lực địa phương và trách nhiệm giải trình là yếu tố quan trọng để tránh chồng chéo...”, đại biểu Trần Văn Khải nhấn mạnh.

Đại biểu Tạ Văn Hạ - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam.

Quan tâm đến nội dung phân quyền, đại biểu Thạch Phước – Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh cho biết, Khoản 6 quy định chính quyền địa phương có thể đề xuất phân quyền khi có đủ điều kiện, năng lực nhưng không xác định rõ tiêu chí đánh giá năng lực và điều kiện cần thiết. Khoản 5 quy định chính quyền địa phương có thể chủ động phối hợp liên kết nội vùng, liên vùng nhưng không làm rõ cơ chế phối hợp, dẫn đến nguy cơ thiếu thống nhất giữa các địa phương. Khoản 2 yêu cầu công khai, minh bạch, nhưng chưa có cơ chế giám sát độc lập để bảo đảm việc thực hiện phân quyền không bị lạm dụng hoặc gây bất bình đẳng giữa các địa phương.

Vì vậy, đại biểu đề nghị bổ sung tiêu chí đánh giá điều kiện phân quyền theo hướng sửa khoản 6 thành: "Chính quyền địa phương được đề xuất với cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc phân quyền cho địa phương khi có đủ điều kiện về nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất, kinh nghiệm quản lý và đáp ứng tiêu chí theo quy định của Chính phủ." Đồng thời, bổ sung cơ chế phối hợp liên vùng theo hướng sửa khoản 5 thành: "Chính quyền địa phương chủ động phối hợp liên kết nội vùng và liên vùng trong phát triển kinh tế - xã hội thuộc phạm vi được phân quyền trên cơ sở quy hoạch vùng, có sự giám sát và điều phối của Chính phủ.".

Các đại biểu Quốc hội tham gia phiên họp.

Cho ý kiến về nội dung này, đại biểu Trần Quốc Tuấn – Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh cho rằng, đây là tư duy mới của lãnh đạo Đảng, nhà nước đã được Luật hoá, mà hiện nay nhiều địa phương đang rất cần, để giải phóng các nguồn lực đang bị kìm hảm bởi các điểm nghẽn về cơ chế, chính sách nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới. Tuy nhiên, đại biểu bày tỏ băn khoăn để tổ chức triển khai thực hiện thuận lợi và thông suốt các nội dung phân quyền này là hết sức khó khăn.

Do vậy, đại biểu đề xuất cần bổ sung nội dung vào Điều 18 của Dự thảo Luật về Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với tư cách là thành viên Chính phủ, trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định việc phân quyền cho địa phương khi có đủ điều kiện, năng lực cần thiết, đồng thời phải bổ sung quy định giám sát chặt chẽ nội dung này. "Có như vậy, việc phân quyền mới thực sự hiệu quả và các điểm nghẽn mới được tháo gỡ, các nguồn lực …. mới có thể được giải phóng tốt nhất, nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước.", đại biểu nêu quan điểm.

Cũng tại phiên thảo luận, các đại biểu còn cho ý kiến về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Trong đó, liên quan tới nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ, có ý kiến đề xuất bổ sung quy định về cơ chế trách nhiệm giải trình là bổ sung khoản 7 vào Điều 6 nội dung “Chính phủ có trách nhiệm giải trình công khai trước Nhân dân và Quốc hội về các chính sách lớn, thông qua các báo cáo định kỳ, phiên chất vấn công khai, và cơ chế phản biện xã hội do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức.”

Ngoài ra, có ý kiến đại biểu đề nghị, Chính phủ cần khẩn trương chỉ đạo các Bộ ngành Trung ương sớm ban hành các Văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn thi hành các Luật được thông qua tại kỳ họp này. Đặc biệt là rất cần ban hành một Nghị định quy định về “Phân cấp, phân quyền” theo hướng rõ ràng, minh bạch và chặt chẽ để các chủ thể phân cấp, phân quyền và chủ thể được phân cấp, phân quyền dễ dàng triển khai thực hiện một cách thông suốt, hiệu quả.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà

Thay mặt Ban soạn thảo, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã phát biểu tiếp thu, giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu liên quan tới quy định về nguyên tắc phân định thẩm quyền; về phân quyền, phân cấp, ủy quyền; về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ;..

Cho biết sẽ nghiên cứu tiếp thu, giải trình đầy đủ các ý kiến đóng góp của các vị đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ phân tích về sự cần thiết, ý nghĩa, quan điểm sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ trong bối cảnh hiện nay. Trong đó, tập trung làm rõ và nhấn mạnh vấn đề mang tính cốt lõi, căn cơ trong lần sửa đổi này là hoàn thiện nguyên tắc phân cấp, phân quyền, ủy quyền theo Hiến định và chủ trương của Đảng nhằm tạo sự chủ động, sáng tạo, thúc đẩy tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm, năng động sáng tạo của các cơ quan hành chính nhà nước nhất là chính quyền địa phương; tạo hành lang pháp lý để xử lý những vấn đề thực tiễn, tháo gỡ các “điểm nghẽn” về thể chế và khơi thông nguồn lực...

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu kết luận nội dung thảo luận

Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, qua thảo luận, các đại biểu tán thành sự cần thiết và nhiều nội dung cơ bản của dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi). Ý kiến phát biểu tâm huyết, trách nhiệm, toàn diện, trên tinh thần xây dựng, góp ý nhiều nội dung, đề xuất nhiều phương án cụ thể nhằm hoàn thiện dự thảo luật. Sau phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo Ban soạn thảo và các cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu tiếp thu nghiêm túc, giải trình đầy đủ, thấu đáo các ý kiến của đại biểu Quốc hội tại tổ và hội trường để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật đảm bảo chất lượng cao nhất, trước khi trình Quốc hội xem xét, thông qua./.

 

Nguồn: quochoi.vn

3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm

Chiều 16/4, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh P4G lần thứ tư, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên thảo luận cấp cao với chủ đề "Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm".

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 768/QĐ-TTg ngày 15/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII).

Giải Báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực lần thứ Năm, năm 2024 - 2025

Ngày 01 tháng 4 năm 2025, Ban Tổ chức Giải Báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực lần thứ Năm có Công văn số 671/MTTW-BTC về việc tham gia hưởng ứng Giải Báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực lần thứ Năm, năm 2024 - 2025 (viết tắt là Giải Báo chí).

Thủ tướng: Chúng ta đang nắm trong tay trách nhiệm và sứ mệnh vẻ vang trước mối đe dọa lớn nhất với hành tinh

Chiều 16/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự lễ khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) Việt Nam năm 2025 với chủ đề "Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm".

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, nhìn về tương lai, Việt Nam đang nhanh chóng thúc đẩy các đột phá chiến lược, nỗ lực chuẩn bị tốt nhất cho quá trình phát triển vừa nhanh, vừa xanh, bao trùm và bền vững.

Chuyển 100% biên chế cấp huyện để bố trí ở cấp xã, có thể tăng cường cán bộ cấp tỉnh về xã

Chuyển 100% biên chế cấp huyện hiện có để bố trí biên chế cấp xã, trong đó đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp huyện hiện nay được bố trí làm nòng cốt tại các đơn vị cấp xã mới; có thể tăng cường cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh về cấp xã.

Tỉnh Cà Mau sẽ có 39 xã, phường sau sắp xếp đơn vị hành chính

Để hoàn thiện phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Cà Mau để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt, chiều nay (16/4), Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải, Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Nguyễn Đức Hiển, Phó bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại chủ trì Hội nghị Tỉnh uỷ cho ý kiến về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.

Chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2025 - 2030

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng vừa ký Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 15/4/2025 phê duyệt Đề án "Chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2025 - 2030" (Đề án).

Triển khai thực hiện ngay Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Ngày 16/4, Bộ Chính trị, Ban Bí thư chủ trì tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII (Nghị quyết) theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến toàn quốc (hơn 21.000 điểm cầu, hơn 1,5 triệu đại biểu tham dự) và được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1.

Việt Nam và Ethiopia ký kết nhiều văn kiện hợp tác quan trọng

Chiều 15/4, sau khi tiến hành hội đàm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali đã chứng kiến đại diện các bộ ngành, cơ quan của hai nước ký kết, trao nhiều văn kiện hợp tác quan trọng.