ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 2-1-25 21:41:54
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tạo bứt phá mạnh mẽ, tạo gia tốc cực đại cho mục tiêu phát triển nhanh, bền vững, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới

Báo Cà Mau Ngày 30/12, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học. Chủ trì buổi gặp mặt cùng Tổng Bí thư có các đồng chí: Trần Cẩm Tú, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trương ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao; Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi gặp mặt.

Cùng dự có các đồng chí: Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương; Nguyễn Duy Ngọc, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và hơn 200 đại biểu trí thức, các nhà khoa học tiêu biểu.

Tại cuộc gặp, với tình cảm chân thành, sâu sắc, tinh thần trách nhiệm cao, các đại biểu là các trí thức, nhà khoa học đã dành thời gian trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm, kết quả nổi bật và quyết tâm cống hiến, khát vọng của bản thân với sự nghiệp phát triển khoa học của đất nước.

Các đại biểu khẳng định tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Nhà nước, đã đưa đất nước ta ngày càng phát triển. Nhiều ý kiến tâm huyết, trăn trở mong muốn Đảng, Nhà nước tiếp tục quan tâm, động viên, xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ trí thức, nhà khoa học, không ngừng lớn mạnh, đóng góp nhiều hơn nữa, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới.

Các đại biểu trao đổi, thảo luận tại buổi gặp mặt.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao và chúc mừng những thành tựu, kết quả mà đội ngũ trí thức, nhà khoa học nước ta đã đạt được trong các giai đoạn cách mạng của Đảng, đặc biệt trong giai đoạn đổi mới đất nước.

Tổng Bí thư khẳng định, thành quả cách mạng, đặc biệt là thành tựu vĩ đại đạt được của đất nước sau 40 năm đổi mới có đóng góp đặc biệt quan trọng của đội ngũ trí thức, nhà khoa học. Từ việc tham mưu mở đường cho đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế đã đưa Việt Nam thoát khỏi khủng khoảng kinh tế-xã hội, từng bước hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, cung cấp cơ sở khoa học, đề xuất ý tưởng, phản biện xã hội, tổ chức thực thi, sáng tạo, tạo ra các ý tưởng, sáng chế, sản phẩm góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đã để lại dấu ấn đậm nét về cống hiến, đóng góp của đội ngũ trí thức, nhà khoa học nước ta…

Tuy nhiên, bên cạnh thành tựu, kết quả, Tổng Bí thư cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo nhằm phát huy sức sáng tạo mạnh mẽ của đội ngũ trí thức, các nhà khoa học. Việc cụ thể hoá các chủ trương, đường lối của Đảng về trí thức và huy động, sử dụng, trọng dụng trí thức chưa đạt kết quả như kỳ vọng. Phương thức lãnh đạo, chỉ đạo đối với đội ngũ trí thức chậm đổi mới, chưa theo kịp sự phát triển. Công tác xây dựng đội ngũ trí thức chưa gắn với mục tiêu, nhiệm vụ của từng ngành, địa phương, còn để xảy ra tình trạng “lãng phí chất xám”, “bạc màu chất xám”, “chảy máu chất xám”.

Thẳng thắn nhìn nhận việc thực hiện trách nhiệm, sứ mệnh của đội ngũ trí thức, nhà khoa học với Tổ quốc, Tổng Bí thư cho rằng cũng còn nhiều hạn chế so với kỳ vọng và đầu tư của Đảng, Nhà nước, nhân dân. Đội ngũ trí thức, các nhà khoa học chưa có nhiều sáng tạo, phát kiến mang tính bứt phá; chưa nhiều các công trình sáng tạo lớn; chưa có nhiều tập thể khoa học mạnh, có uy tín ngang tầm khu vực và thế giới. Đội ngũ kế cận chưa thực sự được quan tâm vun đắp, bồi dưỡng. Vẫn còn một số trí thức nhà khoa học đặt lợi ích cá nhân cao hơn lợi ích quốc gia, dân tộc, vị kỷ, né tránh trách nhiệm, chưa dám dấn thân đến những nơi khó khăn, gian khổ…

Để phát huy kết quả đạt được, khắc phục hạn chế, khuyết điểm giúp khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo bứt phá, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới, Tổng Bí thư đề nghị thực hiện tốt 4 nội dung.

Thứ nhất, về phía Đảng, Nhà nước, cấp uỷ, chính quyền các cấp, cần đổi mới mạnh mẽ đào tạo, tuyển chọn, sử dụng, trọng dụng trí thức, nhà khoa học, với 03 vấn đề cụ thể:

(i) Bảo đảm việc thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24-11-2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới, đặc biệt trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc mà chặng đường đầu là từ nay tới năm 2045.

(ii) Ngay trong nửa đầu năm 2025 sẽ rà soát, đánh giá, ban hành Chiến lược quốc gia về phát triển đội ngũ trí thức trong trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo nội dung NQ45 của BCHTW khóa XIII nêu trên; cụ thể hoá các quan điểm, chủ trương, làm cơ sở ban hành, điều chỉnh, hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, khắc phục triệt để những tồn tại, bất cập cũng như xác định các cơ chế, chính sách đột phá nhằm thu hút, sử dụng, trọng dụng, tôn vinh trí thức, nhất là những tài năng hàng đầu, chuyên gia đầu ngành và nhân tài xuất sắc, đào tạo và bồi dưỡng lớp trí thức trẻ, kế cận.

Chiến lược quốc gia về phát triển đội ngũ trí thức phải phù hợp và hỗ trợ đắc lực chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và từng địa phương trong giai đoạn phát triển mới, trên yêu cầu của từng ngành, từng lĩnh vực, địa phương, chú trọng những ngành mũi nhọn, những lĩnh vực, địa phương đang thiếu, mất cân đối, bất hợp lý về cơ cấu nguồn nhân lực trí thức; bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, ưu tiên phát triển đội ngũ trí thức là người dân tộc thiểu số, trí thức nữ. Đặc biệt coi trọng và chú trọng việc tôn vinh trí thức, sớm có quy định cụ thể, lấy kết quả và sản phẩm đầu ra trên tinh thần “vì nhân dân phục vụ” là cơ sở để tôn vinh, tặng thưởng, bảo đảm thể hiện sâu sắc văn hóa coi trọng hiền tài, tránh hình thức, cào bằng, không dân chủ.

(iii) Có các giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao, thống nhất nhận thức trong các cấp ủy, tổ chức đảng, hệ thống chính trị và toàn xã hội về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ trí thức trong tình hình mới, trước hết là người đứng đầu các ban, bộ, ngành, cấp uỷ, chính quyền các cấp. Bảo đảm “thượng tôn pháp luật”, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng đội ngũ trí thức. Ban Bí thư chỉ đạo các Ban Đảng và các cơ quan liên quan tham mưu, điều phối bảo đảm thực hiện hiệu quả các nội dung này.

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm với Tổng Bí thư và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Thứ hai, về phía đội ngũ trí thức, nhà khoa học, Tổng Bí thư cũng đề nghị tập trung làm tốt 3 vấn đề:

(i) Nỗ lực thực hiện cho được trách nhiệm, sứ mệnh của đội ngũ trí thức, nhà khoa học trong giai đoạn cách mạng mới, gia tăng mạnh mẽ đóng góp cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược, đưa nước ta đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao, sánh vai với các cường quốc năm châu. Trong đó, sớm phấn đấu đến năm 2030 phải có 100 phát minh, sáng chế, công trình khoa học trong bảng xếp hạng của khoa học thế giới; sản phẩm khoa học, công nghệ, tác phẩm văn học, nghệ thuật chiếm lĩnh đỉnh cao; ít nhất 3 tạp chí khoa học của Việt Nam đạt trình độ khu vực và trên thế giới; đến năm 2045, đội ngũ trí thức Việt Nam đứng đầu khu vực, thuộc tốp đầu thế giới; có hàng trăm nhà khoa học có ảnh hưởng trên thế giới, đạt các giải thưởng quốc tế trên các lĩnh vực. Những mục tiêu này, Nghị quyết 45 của Đảng bước đầu đã đề ra, đội ngũ trí thức, nhà khoa học cần có chiến lược cụ thể bứt phá, tăng tốc để thực hiện cho được.

(ii) Nghiên cứu, tập trung sớm triển khai Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị “Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia” như một nguồn cảm hứng, một động năng mới, một miền đất mới, bầu trời mới cho sáng tạo của giới trí thức, nhà khoa học. Các trí thức, nhà khoa học phải là lực lượng nòng cốt, là những người có “phép thuật” để đưa Việt Nam đứng vào nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo; nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử; tối thiểu có 5 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các cường quốc công nghệ vào năm 2030. Đến năm 2045 Việt Nam là một trong những trung tâm công nghiệp công nghệ số của khu vực và thế giới; thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu thế giới về đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; có hạ tầng công nghệ số tiên tiến, hiện đại, dung lượng siêu lớn, băng thông siêu rộng ngang tầm các “đế chế công nghệ số”.

(iii) Cần ý thức sâu sắc trách nhiệm của trí thức, nhà khoa học trong giai đoạn cách mạng mới, trách nhiệm trong nâng tầm trí tuệ và sức mạnh dân tộc; trách nhiệm tự đào tạo, bồi dưỡng, giúp đỡ thế hệ trí thức ngày nay tiến bộ, đào tạo thêm trí thức mới, đội ngũ kế cận, tiên phong tạo ra sản phẩm tinh thần, vật chất chất lượng cao cho xã hội, tham gia phát triển kinh tế tri thức, công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước, tạo động lực mạnh mẽ cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần định hình tương lai nhân loại và văn minh toàn cầu. Từ đó, phải trung thực với nhân dân, với Nhà nước, trung thực với chính bản thân mình, nỗ lực phấn đấu, trung thực trong khoa học và sáng tạo bằng khả năng và vượt khả năng của mình, thậm chí “vượt lên trên chính mình” nhằm phục vụ nhân dân và vì sự phồn vinh của đất nước; biết phản biện và dám phản biện một cách khoa học, có căn cứ và có lý lẽ vững vàng mang tính xây dựng.

Thứ ba, không ngừng củng cố liên minh công nhân-nông dân-trí thức trong điều kiện mới và thu hút trí thức người Việt Nam sinh sống, làm việc ở nước ngoài, trí thức nước ngoài góp phần phát triển đất nước.Tăng cường mạnh mẽ đóng góp của trí thức để nâng cao hiệu suất lao động, khuyến khích sáng tạo và đổi mới, tạo ra giá trị gia tăng trên lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp, đưa công nhân, nông dân thành công nhân trí thức, nông dân trí thức; thúc đẩy chia sẻ thông tin và kiến thức, tạo ra các mô hình cộng tác mới thiết thực, hiệu quả hơn giữa trí thức với cộng đồng công nhân và nông dân. Tăng cường hợp tác với trí thức người Việt Nam sinh sống, làm việc ở nước ngoài, trí thức nước ngoài trong chuyển giao, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là những lĩnh vực mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Trong mối quan hệ với công nông ở giai đoạn cách mạng mới, mong rằng đội ngũ trí thức nhà khoa học luôn thấm nhuần và thực hiện hiệu quả lời dạy của Bác Hồ kính yêu “Trí thức ta nên tự động đi bước trước tìm đến công nông, và tôi chắc rằng công nông sẽ nhiệt liệt hoan nghênh trí thức”.

Thứ tư, quan tâm giáo dục đào tạo, xây dựng đội ngũ trí thức, nguồn nhân lực chất lượng cao. Các nhà giáo trước hết phải là các nhà khoa học, nhà trí thức; có kế hoạch đào tạo các nhà khoa học hàng đầu ở các lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực trọng yếu hiện nay như: trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế số, lượng tử, y sinh học... khuyến khích các nhà khoa học tự do khám phá, nhất là ở những khoảng trống, hoang vu của khoa học. Gắn kết chặt chẽ giữa các trung tâm khoa học, các viện nghiên cứu, nhà trường với các doanh nghiệp và ngược lại. Hoàn thiện luật và qui định về sở hữu trí tuệ, thành tựu đổi mới sáng tạo, những thành tựu đột phá trong lĩnh vực khoa học, công nghệ hiện đại. Hoàn thiện thể chế, ứng xử nhất quán về phát triển khoa học công nghệ phù hợp cơ chế thị trường, thông lệ quốc tế, đặc thù của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; chấp nhận rủi ro và có độ trễ trong hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo...

Tổng Bí thư tin tưởng, với sự quyết tâm đổi mới về phương thức lãnh đạo của Đảng, sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, đội ngũ trí thức, nhà khoa học - những người tiên phong nòng cốt tạo ra sự đổi mới sẽ tạo bứt phá mạnh mẽ, tạo gia tốc cực đại cho mục tiêu phát triển nhanh, bền vững, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, kỷ nguyên phát triển, giàu mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu, thực hiện thành công tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh và ước vọng của toàn dân tộc./.

 

Theo nhandan.vn

Quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan nhà nước

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

VASCO đón những hành khách đầu tiên năm 2025

Trưa 1/1/2025, tại Cảng Hàng không Cà Mau, Công ty Bay dịch vụ Hàng không (VASCO) Chi nhánh Cà Mau tổ chức đón những hành khách đầu tiên năm 2025 của chuyến bay TP Hồ Chí Minh - Cà Mau.

Thủ tướng Chính phủ biểu dương tỉnh Cà Mau về triển khai nhanh dự án nhà ở xã hội

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương Tỉnh uỷ Cà Mau đã nhanh chóng, trực tiếp và quyết liệt khẩn trương trong chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện Công điện số 130/CĐ-TTg về việc đôn đốc tập trung chỉ đạo, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy triển khai các dự án nhà ở xã hội.

Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc

Nhân dịp đón Năm mới 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có bài viết "Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc". Báo Cà Mau trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Thủ tướng.

8 chính sách lớn về chế độ với cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện sắp xếp bộ máy

Tại họp báo của Bộ Nội vụ chiều 31/12, ông Nguyễn Quang Dũng, Chánh Văn phòng Ban cán sự Đảng Bộ Nội vụ cho biết, ngày 31/12, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 178 về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị với 8 nhóm chính sách lớn.

Năm 2025 tập trung xoá nhà tạm, nhà dột nát trong vùng DTTS

Tại Hội nghị tổng kết công tác dân tộc, thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) năm 2024, chiều 31/12, ông Trần Hoàng Nhỏ, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, đánh giá, các chương trình, chính sách dân tộc, các chính sách an sinh xã hội, công tác chăm lo cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh được tổ chức triển khai thực hiện và mang lại một số kết quả tích cực; góp phần quan trọng vào việc thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ Kế hoạch công tác giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS. Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS của toàn tỉnh giảm 2,06%.

Triển khai Quyết định công tác cán bộ tại Sở Tài chính

Chiều 31/12, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định về công tác cán bộ tại Sở Tài chính. Đến dự có Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Tiến Hải; Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Nguyễn Đức Hiển; Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại; Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi.

Tổng Bí thư: “Phải có người chịu trách nhiệm khi để xảy ra lãng phí”

Tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác ngành Nội chính Đảng và hoạt động của Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực cấp tỉnh năm 2024, vào chiều 31/12, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, tình trạng lãng phí hiện đang còn “kinh khủng”, cần cấp bách, ưu tiên, phải hành động ngay để từng bước hạn chế lãng phí.

Hơn 86 ngàn hộ đạt Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi

Năm 2024, các cấp Hội nông dân trong tỉnh đoàn kết, chủ động, sáng tạo, thực hiện đạt và vượt 18/18 chỉ tiêu Trung ương Hội giao, hoàn thành 13/13 nội dung phong trào được Tỉnh uỷ cho chủ trương, đạt hiệu quả cao.

Đoàn kết, thống nhất, huy động nguồn lực tài chính để phát triển

“Toàn ngành Tài chính cần nỗ lực hơn nữa, đoàn kết, thống nhất, huy động nguồn lực tài chính để phát triển; cần tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược; tăng cường phân cấp phân quyền, đi đôi phân bổ nguồn lực, kiên quyết chống tiêu cực trong ngành tài chính; cần đổi mới sáng tạo, khai thác tốt nguồn lực cho phát triển đất nước”, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến “Tổng kết đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách Nhà nước năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025”, vào chiều 31/12.