ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 12-2-25 10:55:32
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thay đổi cách ứng xử với động vật hoang dã

Báo Cà Mau Với diện tích có rừng trên 94.000 ha, 2 hệ sinh thái đặc thù, là rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm ngập úng phèn, tỉnh Cà Mau là một trong những địa phương bảo tồn được nhiều loài động vật hoang dã (ÐVHD) như: nai, heo rừng, khỉ, chồn, trăn, rắn, rùa, tê tê... Tuy nhiên, tình trạng săn bắt và buôn bán trái pháp luật các loài ÐVHD liên tục diễn ra, đang làm gia tăng nguy cơ tuyệt chủng nhiều giống, loài quý hiếm, gây mất cân bằng sinh thái và môi trường sống.

Một trong những nguyên nhân khiến tình trạng ÐVHD đứng trước nguy cơ tuyệt chủng là do việc săn bắt, buôn bán, giết mổ các loài ÐVHD. Các nhà hàng, quán ăn vẫn còn buôn bán ÐVHD trái phép, với sự tiếp tay của các đầu nậu trong các hoạt động săn bắt ÐVHD và thu mua các sản phẩm săn bắt được. Bên cạnh đó, ý thức của một số người dân về bảo vệ các loài ÐVHD còn hạn chế.

Ông Nguyễn Văn Thái, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam, chia sẻ: “Cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6 đang diễn ra và đẩy nhanh tốc độ tuyệt chủng của các loài ÐVHD trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này là do nhu cầu tiêu thụ của con người, khi con người cho rằng một số động vật quý hiếm có thể làm thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nuôi làm cảnh hay đồ trang trí, từ đó dẫn tới các hoạt động săn bắt ÐVHD để buôn bán, vận chuyển, nuôi nhốt và tiêu thụ”.

Chủ các nhà hàng, quán ăn ký cam kết "Nói không với sử dụng động vật hoang dã trái phép".

Chủ các nhà hàng, quán ăn ký cam kết "Nói không với sử dụng động vật hoang dã trái phép".

Trước nguy cơ các loài ÐVHD tuyệt chủng, chính quyền và người dân tỉnh Cà Mau đã khởi động Chương trình "Nói không với sử dụng ÐVHD trái phép". “Chương trình này có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, là một thông điệp truyền thông mạnh mẽ, khẳng định sự quyết tâm, sự đồng hành của chính quyền địa phương, các ngành để bảo vệ hệ động vật rừng quý giá dựa trên những lợi ích thiết thực của việc bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn ÐVHD và tính cấp bách của việc triển khai thực hiện. Ðồng hành trong chỉ đạo, điều hành; đồng hành trong hỗ trợ phát triển kinh tế người dân những khu vực sâu, xa giáp rừng; đồng hành trong ngăn chặn xử lý vi phạm, đưa công tác truyền thông đến đông đảo các tầng lớp xã hội, để thay đổi ứng xử của chúng ta đối với các loài ÐVHD”, ông Lê Văn Hải, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, chia sẻ.

Theo ông Hải, Chương trình "Nói không với sử dụng ÐVHD trái phép" mong muốn nhận được sự đồng tình ủng hộ và nâng cao trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh và cán bộ, công chức, viên chức, toàn thể Nhân dân về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của bảo vệ tính đa dạng sinh học, bảo vệ các loài ÐVHD nhằm chung tay góp sức bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường.

Một cá thể tê tê Java quý hiếm được thả về Vườn Quốc gia U Minh Hạ. (Ảnh tư liệu)

Một cá thể tê tê Java quý hiếm được thả về Vườn Quốc gia U Minh Hạ. (Ảnh tư liệu)

Liên quan vấn đề bảo vệ ÐVHD, ông Bùi Công Quyền, Phó trưởng phòng Quản lý bảo vệ rừng, Chi cục Kiểm lâm, cho biết, sau 3 năm thực hiện quy chế phối hợp giữa Chi cục Kiểm lâm với các ngành liên quan, đã phát hiện, bắt giữ và xử lý hành chính 9 vụ vi phạm, với 113 cá thể ÐVHD được thả về môi trường tự nhiên. Qua đó, từ năm 2021 đến nay, trên địa bàn tỉnh không xảy ra các vụ vi phạm liên quan đến ÐVHD phải xử lý hình sự, không có điểm nóng về mua bán, vận chuyển ÐVHD trái pháp luật.

Nhiều cá thể rùa được Chi cục Kiểm lâm Cà Mau thả về môi trường tự nhiên, tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ.

Nhiều cá thể rùa được Chi cục Kiểm lâm Cà Mau thả về môi trường tự nhiên, tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ.

Ông Quách Văn Tường, Phó trưởng phòng Quản lý bảo vệ rừng, Vườn Quốc gia U Minh Hạ, chia sẻ, trong những năm qua, đơn vị thường xuyên tuyên truyền trong dân cư vùng đệm và người dân thực hiện cam kết bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và bảo vệ ÐVHD. Phối hợp với Trung tâm Bảo vệ ÐVHD tại Việt Nam tổ chức các buổi hội thảo, sinh hoạt cộng đồng về chủ đề bảo vệ rừng, bảo vệ ÐVHD. Ngoài ra, đơn vị còn thành lập Câu lạc bộ Xanh, với sự tham gia của các em học sinh tại các điểm trường vùng đệm, nhằm nâng cao nhận thức của thế hệ trẻ trong việc bảo vệ ÐVHD và bảo vệ đa dạng sinh học.

“Công tác bảo vệ rừng, bảo vệ ÐVHD không thể dựa vào lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng hay lực lượng kiểm lâm, mà cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền, các ngành chức năng, tổ chức xã hội và cộng đồng. Chính vì vậy, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng trong công tác tuyên truyền, tuần tra, kiểm soát và cung cấp thông tin từ người dân. Ðối với các vụ việc vi phạm, phải được thực hiện kiên quyết và nghiêm minh; các vụ vi phạm có tính chất nghiêm trọng cần được đưa ra xét xử lưu động nhằm răn đe các hành vi vi phạm tương tự xảy ra”, ông Tường nhấn mạnh.

Trong bối cảnh tình trạng vi phạm bảo vệ ÐVHD còn phức tạp, việc các địa phương triển khai Chương trình "Nói không với sử dụng ÐVHD trái phép"  là một trong những hành động thể hiện cam kết mạnh mẽ trong bảo tồn đa dạng sinh học và ÐVHD tại Việt Nam, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về mua bán và tiêu thụ ÐVHD trái quy định của pháp luật./.

 

Trung Ðỉnh

 

Nghị định 168 - Từng bước xây dựng văn hoá giao thông

Nghị định 168/2024/NÐ-CP (Nghị định 168) từ khi ra đời và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 từng bước đi vào cuộc sống, tạo hành lang pháp lý vững chắc để mọi người tuân thủ pháp luật; qua đó, góp phần xây dựng văn hoá trong tham gia giao thông, tiến tới giảm thiểu tai nạn giao thông.

Không để ùn ứ khách sau tết

Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025, người dân đã bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành để chuẩn bị công việc và học tập. Lưu lượng người dân có tăng đột biến so với ngày thường, song tại các bến xe, tình trạng ùn ứ cục bộ không xảy ra, lượng xe ra vào bến vẫn được điều tiết thông suốt.

Vi phạm về nồng độ cồn giảm so với cùng kỳ năm trước

Theo báo cáo nhanh của ngành chức năng, từ ngày 25/1-1/2/2025 (nhằm ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến mùng 4 tháng Giêng năm Ất Tỵ), với tinh thần và quyết tâm cao trong cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, tình hình an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội ổn định. Công tác tấn công trấn áp tội phạm; phòng, chống cháy nổ... được các ngành, đơn vị chức năng triển khai thực hiện nghiêm túc; qua đó, kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm.

Tai tạn giao thông làm 1 người chết

Tin từ Văn phòng UBND tỉnh cho biết, trong 3 ngày Tết Nguyên đán, trên địa bàn tỉnh xảy ra 1 vụ tai nạn giao thông, làm 1 người chết. Vụ việc xảy ra tại thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển.

Vì mùa xuân bình yên

Mỗi độ Tết đến, xuân về, nhiệm vụ của những người chiến sĩ công an lại nặng nề hơn gấp bội.

Thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu nhiệm vụ trợ giúp pháp lý

Triển khai thực hiện hoàn thành ở mức đạt và vượt chỉ tiêu 100% nhiệm vụ công tác trợ giúp pháp lý (TGPL) được giao; chủ động phối hợp triển khai các hoạt động TGPL đáp ứng 100% yêu cầu được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí của người được TGPL trên địa bàn tỉnh... Thông tin này được đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác trợ giúp pháp lý năm 2024 do Trung tâm Trợ giúp pháp lý (Sở Tư pháp) tổ chức chiều 21/1.

Vi phạm trật tự, an toàn xã hội được kiểm soát

Theo đánh giá của Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh, năm 2024, tình hình vi phạm trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh được kiểm soát. Lực lượng cảnh sát hình sự trong tỉnh đã bám sát sự chỉ đạo của cấp trên, thực hiện có hiệu quả các giải pháp phòng, chống tội phạm về trật tự xã hội (TTXH). Qua đó, góp phần kéo giảm tội phạm TTXH, không để hình thành các băng nhóm tội phạm hình sự, tệ nạn xã hội, tín dụng đen hoạt động phức tạp kéo dài.

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát hàng hoá

Ðể kiểm soát tốt thị trường dịp trước, trong và sau tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Ban Chỉ đạo 389 TP Cà Mau thực hiện đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Tăng mức xử phạt giao thông: Răn đe, điều chỉnh hành vi

"Tai nạn giao thông (TNGT) gây ra những hậu quả rất nặng nề. Trong nhiều nguyên nhân gây ra tai nạn thì lỗi chủ quan vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Chính vì thế, việc tăng mức xử phạt được xem là sự răn đe, để người điều khiển giao thông điều chỉnh hành vi khi tham gia giao thông”, ông Nguyễn Thanh Bằng, Chánh Văn phòng Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh, nêu quan điểm.

Ủy ban nhân dân cấp xã được chứng thực các văn bản do nước ngoài cấp

Chính phủ ban hành Nghị định số 07/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực.