ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 20:02:58
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thơm lừng lẩu mắm U Minh

Báo Cà Mau (CMO) Người dân Cà Mau nói chung, U Minh nói riêng, ăn cơm thường có các món ăn kèm, trong đó, lẩu mắm (mắm kho cho vào lẩu ăn kèm với nhiều loại rau đồng) là một trong những món ăn dân dã không thể thiếu của người dân U Minh Hạ.

Theo lời ông Trần Văn Nhì (63 tuổi, ở rạch Bà Thầy, Ấp 1, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh), người sống tại xứ rừng U Minh từ nhỏ, thì món mắm kho có từ thời khai khẩn vùng đất U Minh. Qua bao thăng trầm của thời gian, món mắm đồng quê vẫn hiện diện trong bữa cơm thường nhật và trở thành món ăn khoái khẩu của người dân U Minh nói riêng, miền Tây nói chung.

“Thật đáng tự hào, món ăn được ông cha ta chế biến từ thời mở đất, nay được nâng cấp, từ mắm người Việt kho theo cách của người Khmer và cho vào lẩu ăn theo kiểu người Hoa, trở thành món ăn mà ngay cả khách du lịch cũng thích”, ông Nhì chia sẻ.

Có dịp đến rừng U Minh, “vương quốc” của cá đồng, du khách đừng quên ghé qua Khu du lịch sinh thái Hương Tràm của anh Giang Hoàng Hon (thuộc xã Khánh An, huyện U Minh) để thưởng thức món lẩu mắm với rất nhiều loại cá và rau đồng chỉ có ở vùng đất U Minh Hạ. Theo anh Hon, để có lẩu mắm ngon phải nấu bằng mắm cá sặt. Con mắm sặt có mùi thơm đặc trưng so với các loại cá khác. Cách nấu lẩu mắm rất đơn giản: dùng nước mưa hoặc nước dừa tươi đun sôi, cho mắm vào nồi đất nấu cho tan thịt, sau đó dùng rổ bằng tre hoặc vải mùng lược bỏ xương mắm. Nước lẩu mắm thơm ngon không thể thiếu sả, ngải bún, ngò om, nêm chút đường, hạt nêm tuỳ theo khẩu vị.

Ðể có được nguyên liệu mắm đồng, thường đến mùa hạn, người dân U Minh tát đìa, giăng lưới bắt cá sặt bướm về làm sạch vảy, ruột, sau đó đem phơi cho cá ráo nước; muối cá bằng muối hột đâm nhuyễn, rồi cho cá vào một cái lu hoặc khạp bằng sành và dùng mo cau, bẹ chuối khô, sóng dừa cài thật chặt, sau đó nấu nước muối đổ lên bề mặt, giữ cho con mắm không thấm nước.

Bí quyết làm nên hương vị mắm đồng nổi tiếng xứ U Minh nằm ở khâu thính mắm. Theo kinh nghiệm của gia đình anh Hon cũng như nhiều gia đình khác, cá muối khoảng 2 tháng đem ra thính một lần bằng gạo rang và cháo nếp, đường mía (1 năm 2 lần), để đến mùa sau mới đem ra chế biến. Ngoài món lẩu mắm, có thể chế biến nhiều món khác như: mắm chiên, mắm chưng với hột vịt, mắm sống ăn kèm chuối chát...

Công đoạn làm thính để ướp cá.

Vùng đất U Minh rau đồng cỏ nội chẳng thiếu thứ gì, nên ăn lẩu mắm phải có rổ rau to với các loại: bông súng, đọt nhãn lồng, bông điên điển, so đũa, rau muống, đậu rồng, kèo nèo, càng cua, bắp chuối, ớt hiểm..., đặc biệt là đọt choại, loại rau rừng chỉ có ở rừng tràm U Minh Hạ. Kèm theo là cà phổi, nấm rơm bỏ vào khi lẩu vừa sôi với lươn rừng, cá rô, cá bổi, cá dầy, cá lóc…

Ðể có lẩu mắm ngon phải nấu bằng mắm cá sặt.

Mắm sặt còn là món quà tặng du khách phương xa.

Lần đầu tiên đặt chân đến rừng U Minh, chị Bùi Kiều Hương, du khách đến từ huyện Hà Ðông (Hà Nội) chia sẻ: “Tôi rất thích con người và vùng đất nơi đây. Người dân địa phương chất phác, thật thà, mến khách; cảnh quan thiên nhiên còn rất hoang sơ. Thảm thực vật rừng U Minh vô cùng phong phú và đặc biệt có rất nhiều đặc sản cá đồng, rau rừng ăn với lẩu mắm. Lần đầu tôi được thưởng thức món lẩu mắm U Minh, món ngon dân dã nhưng chứa đựng cả hồn quê trong đó”.

Tuyệt vời lẩu mắm U Minh Hạ.

Thật tuyệt vời khi lẩu mắm U Minh được vào top 100 món ăn đặc sản Việt Nam (năm 2020-2021) do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Hội Kỷ lục gia Việt Nam) công nhận./.

 

Huỳnh Lâm thực hiện

 

Ðền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Bạc Liêu

Toạ lạc tại ấp Bà Chăng A, xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, Ðền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh cách trung tâm TP Bạc Liêu 18 km, là địa chỉ đỏ giáo dục cách mạng cho các thế hệ và trở thành điểm du lịch của địa phương và tỉnh Bạc Liêu.

Hà Giang - Mùa hoa tam giác mạch

Hà Giang, vùng đất địa đầu Tổ quốc, không chỉ nổi tiếng bởi cảnh núi non hùng vĩ mà còn được biết đến bởi sắc hồng thơ mộng, dịu dàng của loài hoa tam giác mạch.

Khu lưu niệm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng

Đất Vĩnh Long đã sinh ra những nhân tài ưu tú nước Việt: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng (1912-1988), Giáo sư - Viện sĩ Trần Ðại Nghĩa (1913-1997), Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt (1922-2008)... Những ai có dịp về với vùng đất địa linh nhân kiệt này không quên dừng chân tại Khu lưu niệm đồng chí Phạm Hùng để tham quan, thành kính thắp hương tri ân, tưởng nhớ người con ưu tú của dân tộc.

Nhà Công tử Bạc Liêu - Dấu ấn một thời vàng son

Nhắc đến miền Tây Nam Bộ, ai cũng từng nghe qua “Công tử Bạc Liêu” - Trần Trinh Huy (hay cậu Ba Huy, con ông Hội đồng Trần Trinh Trạch) người nổi tiếng vì sự giàu có và phong cách sống hào hoa, phóng khoáng trong những năm nửa đầu thế kỷ 20. Ngôi nhà của ông toạ lạc tại trung tâm TP Bạc Liêu, đây là nơi lưu giữ những kỷ niệm về ông và gắn liền nhiều giai thoại truyền đời về cuộc sống của vị thiếu gia giàu bậc nhất Nam kỳ lục tỉnh.

“Sừng Trâu” của Tây Bắc

Theo tiếng người Hà Nhì, “Nhìu Cồ San” có nghĩa là “Núi Sừng Trâu”, vì dáng hình ngọn núi gồ ghề như cặp sừng trâu vươn lên trời xanh. Nhìu Cồ San như viên ngọc thô được bao phủ bởi những tầng mây trắng xốp, cánh rừng rậm rạp và những dòng suối róc rách đầy sức sống.

Thú vị chèo SUP

Hoạt động chèo SUP thời gian gần đây được du khách trải nghiệm khi du lịch trên biển. Tại các đảo của tỉnh Kiên Giang, chèo SUP là một trong những điểm nhấn của các tour du lịch.

Băng rừng Laan

Khi nhắc đến du lịch Lâm Ðồng, người ta thường nghĩ ngay đến Ðà Lạt thơ mộng, nhưng Laan lại mang đến một trải nghiệm hoàn toàn khác. Cách trung tâm TP Ðà Lạt khoảng 20-30 km về phía Tây Bắc, gần khu vực xã Lát, huyện Lạc Dương, rừng Laan là điểm đến hoàn hảo cho những tâm hồn yêu thích trekking (du lịch dã ngoại bằng đi bộ) và tìm kiếm một chuyến phiêu lưu thực sự giữa thiên nhiên hoang dã.

Ðộc đáo chùa cổ Vĩnh Tràng

Toạ lạc tại đường Nguyễn Trung Trực, phường Mỹ Phong, TP Mỹ Tho, chùa Vĩnh Tràng là ngôi chùa cổ lớn nhất tỉnh Tiền Giang, được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử văn hoá Quốc gia ngày 30/8/1984.

Gành Ðá Ðĩa điểm check-in thú vị

Gành Ðá Ðĩa là một trong những điểm du lịch nổi tiếng tại tỉnh Phú Yên. Ðây là địa danh không thể bỏ qua với những người yêu thích thiên nhiên và đam mê khám phá vẻ đẹp kỳ vĩ của các hiện tượng địa chất.

Di tích quốc gia đặc biệt tháp Vĩnh Hưng

Toạ lạc tại ấp Trung Hưng 1B, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu (cách Quốc lộ 1 từ cầu Dần Xây khoảng 15 km), tháp Vĩnh Hưng là một tháp cổ có kiến trúc tháp thuộc nền văn hoá Óc Eo còn sót lại duy nhất ở Tây Nam Bộ, khung niên đại từ thế kỷ IV đến thế kỷ XIII sau Công nguyên.