ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 26-4-25 08:21:25
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thực hiện quy chế tổ chức và hoạt động của ấp, khóm

Báo Cà Mau Âp được tổ chức ở xã, dưới xã là ấp. Khóm được tổ chức ở phường, thị trấn, dưới phường, thị trấn là khóm. Ấp, khóm không phải là một cấp hành chính mà là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư có chung địa bàn cư trú trong một khu vực ở một xã, phường, thị trấn (xã, phường, thị trấn sau đây gọi chung là cấp xã). Ðây là nơi thực hiện dân chủ trực tiếp và rộng rãi để phát huy các hình thức hoạt động tự quản, tổ chức Nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ cấp trên giao (Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ).

Âp được tổ chức ở xã, dưới xã là ấp. Khóm được tổ chức ở phường, thị trấn, dưới phường, thị trấn là khóm. Ấp, khóm không phải là một cấp hành chính mà là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư có chung địa bàn cư trú trong một khu vực ở một xã, phường, thị trấn (xã, phường, thị trấn sau đây gọi chung là cấp xã). Ðây là nơi thực hiện dân chủ trực tiếp và rộng rãi để phát huy các hình thức hoạt động tự quản, tổ chức Nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ cấp trên giao (Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ).

Theo quy định của Quyết định 29/2012/QÐ-UBND ngày 28/12/2012 của UBND tỉnh Cà Mau: ấp, khóm chịu sự quản lý Nhà nước trực tiếp của chính quyền cấp xã. Hoạt động của ấp, khóm phải tuân thủ pháp luật, dân chủ, công khai, minh bạch; bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Ðảng, chính quyền cấp xã và sự hướng dẫn, triển khai công tác của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã. Ðến nay, trên địa bàn tỉnh có 101 xã, phường, thị trấn thành lập ấp, khóm và bầu trưởng ấp, khóm theo quy định.

Khóm 2, thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình tổ chức bầu phó khóm.

Việc tổ chức, hoạt động của ấp, khóm trên địa bàn đã qua được phát huy hiệu quả khá tốt trên nhiều lĩnh vực kinh tế, đời sống văn hoá - xã hội, an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội… Cụ thể như: bàn và biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định những nội dung theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; bàn và quyết định trực tiếp việc thực hiện các công việc tự quản không trái với quy định của pháp luật trong việc xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, hiện đại, phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng, giảm nghèo; thực hiện các chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Bên cạnh là những công việc do cấp uỷ Ðảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp trên triển khai đối với ấp, khóm; thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước; bảo đảm đoàn kết, dân chủ, công khai, minh bạch, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội và vệ sinh môi trường; giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp ở địa phương; xây dựng, giữ vững và phát huy danh hiệu “Ấp văn hoá”, “Khóm văn hoá”; phòng, chống các tệ nạn xã hội và xoá bỏ hủ tục lạc hậu; xây dựng và thực hiện quy ước của ấp, khóm; tích cực tham gia phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” và các phong trào, các cuộc vận động do các tổ chức chính trị - xã hội phát động.

Nổi bật như các phong trào “Cổng an ninh trật tự”; câu lạc bộ phòng chống tội phạm, hoặc mô hình “Ánh sáng an ninh”, “Gậy, mõ an ninh”, câu lạc bộ “Phụ nữ không có người thân trong gia đình mắc các tệ nạn xã hội”. Ngoài ra, các tổ chức hội, đoàn thể trên địa bàn còn hỗ trợ vốn vay, tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hộ gia đình hội viên có người thân lầm lỡ để phát triển kinh tế gia đình và ổn định cuộc sống... như ở ấp Tân Long A, xã Tân Tiến, huyện Ðầm Dơi; câu lạc bộ góp vốn phát triển kinh tế gia đình của Hội Cựu chiến binh Khóm 4, thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình…

Tuy nhiên, qua nghiên cứu, theo dõi thi hành Quyết định 29/2012/QÐ-UBND ngày 28/12/2012 của UBND tỉnh Cà Mau về việc bầu trưởng ấp, khóm và phó trưởng ấp, khóm phải tiến hành 2 cuộc bầu cử. Quy trình bầu phó trưởng ấp, khóm thực hiện như đối với trưởng ấp, khóm (Khoản 2, Ðiều 19), chỉ thêm phần trưởng ấp, khóm giới thiệu phó trưởng ấp, khóm giúp việc sau khi có sự thống nhất với Ban Công tác Mặt trận ấp, khóm (Khoản 1, Ðiều 19). Nguồn kinh phí tổ chức bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm trưởng ấp, khóm và phó trưởng ấp, khóm do ngân sách cấp xã đảm bảo (Ðiều 20). Vấn đề này được thực hiện trong đợt bầu trưởng, phó ấp, khóm năm 2015 có nhiều ý kiến người dân chưa đồng tình cao.

Ông Trần Phi Hùng, Khóm 3, thị trấn Thới Bình, cho biết: "Ðã qua có nhiều ý kiến cho rằng, việc tổ chức 2 cuộc bầu cử trưởng, phó ấp, khóm ở 2 khoảng thời gian cách nhau hơn 30 ngày để làm các bước bầu phó trưởng ấp, khóm đã làm tốn kém thời gian, nhân lực, giấy mực in ấn, tuyên truyền… kinh phí mỗi ấp, khóm chi phục vụ bầu cử các khoản trung bình tương đương 3 triệu đồng/cuộc, vì tất cả quy trình đều giống nhau từ tuyên truyền, hiệp thương, giới thiệu, họp dân, in ấn phiếu bầu, bỏ phiếu, kiểm phiếu… đến trình tự công nhận chuẩn y kết quả đều giống nhau. Tính trung bình mỗi đơn vị xã, phường, thị trấn có 9 ấp, khóm cũng phải tốn 54 triệu đồng, nếu tính toàn tỉnh 101 xã, phường, thị trấn phải chi phí tương đương 5 tỷ 450 triệu đồng".

"Nếu áp dụng hình thức tổ chức bầu trưởng, phó ấp, khóm cùng một lượt theo cách giới thiệu 3 người có số dư, lấy kết quả tín nhiệm theo phiếu bầu từ cao xuống thấp, ai phiếu cao thì đắc cử trưởng ấp, khóm và kế tiếp là phó ấp, khóm. Nếu được, có thể lấy kết quả của người còn lại công nhận tổ trưởng tổ hoà giải... Nếu làm cách này sẽ giảm thời gian, nhân lực, kinh phí, chi phí chỉ bằng 1/2 của số tiền 5 tỷ 450 triệu đồng từ ngân sách cấp xã", ông Hùng cho biết thêm..

Một vấn đề khác.

Mặc dù Quyết định 29/2012/QÐ-UBND quy định ấp, khóm phải có 6 loại sổ sách ghi chép sau:

1. Sổ ghi biên bản cuộc họp.

2. Sổ theo dõi tạm trú, tạm vắng.

3. Sổ ghi danh sách nhân khẩu trong ấp, khóm.

4. Sổ ghi tài sản của ấp, khóm và những công trình văn hoá, kinh tế do ấp, khóm quản lý.

5. Sổ theo dõi các hộ trong ấp, khóm thực hiện các nghĩa vụ Nhà nước quy định.

6. Sổ theo dõi tình hình đời sống của Nhân dân, có phân loại hộ giàu, khá, nghèo và các đối tượng đặc biệt khác cần phải quan tâm giúp đỡ (Ðiều 9).

Nhưng thực tế kiểm tra, hầu như các khóm, ấp không có các loại sổ sách nói trên. Ông Quách Văn Thọ, nguyên Trưởng Ấp 3, xã Thới Bình, huyện Thới Bình, người có thâm niên làm trưởng ấp, cho biết, đã qua chưa được cấp các loại sổ sách nói trên. Chỉ có năm 2014, Sở Tư pháp Cà Mau cấp sổ theo dõi công tác hoà giải ở cơ sở. Hiện nay, đa phần trưởng, phó khóm ghi sổ tay công tác, có nơi thì lưu giữ danh sách cử tri, rồi nhớ chừng chừng ấp có bao nhiêu hộ nghèo, cận nghèo, chưa có loại sổ in ấn theo hệ thống; hiện nay ấp, khóm cũng không tạo được mẫu sổ theo quy định.

Chính điều này cho thấy, nhiều cuộc điều tra tổng hợp số liệu không khớp, gây khó khăn cho thực thi pháp luật cũng như hoạch định chính sách của Ðảng, Nhà nước. Ví dụ: điều tra hộ mua bảo hiểm y tế; số hộ do công an xã, thị trấn khác với số hộ do trưởng khóm, ấp nắm; hoặc điều tra hộ thiệt hại lúa do thiên tai; số hộ được hưởng tiền bơm nước; hộ thiệt hại về thuỷ sản... hầu như số liệu điều tra chưa thật khớp nhau…

Sắp tới, cơ quan chức năng cần nghiên cứu tạo Mẫu 06, loại sổ theo Quyết định 29/2012/QÐ-UBND, thống nhất trên toàn tỉnh để giúp ấp, khóm có điều kiện hoạt động tốt hơn, thuận lợi hơn. Ðồng thời, để đảm bảo Quyết định 29/2012/QÐ-UBND ngày 28/12/2016 được thực thi trọn vẹn và hiệu quả, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu điều tra lấy ý kiến cán bộ và Nhân dân về bầu trưởng, phó khóm, ấp, sao cho vừa đơn giản trình tự thủ tục, khoa học, vừa phù hợp thực tế khách quan, vừa tiết kiệm và đúng pháp luật./.

Bài và ảnh: Nguyễn Hùng Cường

Liên kết hữu ích

Về nơi con tàu đầu tiên cập bến

Những ngày tháng Tư lịch sử này, giữa niềm vui chung hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, lòng người dân Rạch Gốc - Tân Ân lại rộn ràng hơn, bởi cái tin bến Vàm Lũng chuẩn bị đón nhận bằng Di tích Quốc gia đặc biệt. Với họ, những con người của vùng đất đã góp phần cùng Phan Ngọc Hiển làm nên Khởi nghĩa Hòn Khoai lịch sử năm 1940 này, ký ức một thời từng gắn bó ruột rà, máu thịt với Ðoàn 962 như sống dậy, đằm thắm yêu thương, chen lẫn tự hào.

Chuyện sau ngày đất nước thống nhất ở tỉnh Minh Hải

Khoảng tháng 5/1975, sau ngày thống nhất đất nước, ba tôi nắm tay dắt tôi đi xuống huyện Vĩnh Châu, thuộc tỉnh Sóc Trăng, để gửi tôi cho anh Tám Dử, anh cô cậu ruột của tôi đang làm Phó chủ nhiệm Hậu cần Huyện đội, để tôi thoát ly làm cách mạng. Năm đó tôi mới 15 tuổi.

Ðời người chỉ sống một lần

Ông Ba Lành (Trần Ngọc Lành, sinh năm 1942, ngụ ấp Rạch Lăng, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời), thương binh 4/4, tâm tình rằng: “Tôi may mắn còn sống, đó là hạnh phúc lớn lao vì còn được tận hưởng thành quả hoà bình, thống nhất, những điều mà nhiều đồng chí, đồng đội khác không có được”...

Tri ân miền Ðất thép

Mỗi “địa chỉ đỏ” trên mảnh đất hình chữ S đều gắn liền với sự kiện, mốc son lịch sử trong quá trình đấu tranh của quân và dân cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đây không chỉ là nơi giáo dục truyền thống cách mạng dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước cho lớp lớp thế hệ mai sau, mà còn thể hiện trách nhiệm, lòng biết ơn của thế hệ hôm nay với những hy sinh to lớn của cha ông cho nền độc lập, tự do của dân tộc.

Tuổi trẻ Cà Mau đoàn kết, xung kích tình nguyện, lao động sáng tạo

Tiếp nối truyền thống vẻ vang của lớp thanh niên đi trước, tuổi trẻ và Ðoàn bộ tỉnh Cà Mau không ngừng nỗ lực học tập và làm theo Bác, cố gắng thực hiện tốt sứ mệnh, dẫn dắt đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) đoàn kết, xung kích tình nguyện, lao động sáng tạo, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển quê hương, đất nước.

Rà soát công trình, tài sản công đảm bảo sử dụng hiệu quả, tránh lãng phí sau sắp xếp tinh gọn bộ máy 

“Rà soát, xử lý công trình, nhà đất là tài sản công khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy, đơn vị hành chính đảm bảo sử dụng, khai thác có hiệu quả, tránh lãng phí; rà soát các dự án, công trình, trụ sở đang xây dựng hoặc đã phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng chịu tác động bởi việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, đơn vị hành chính theo chủ trương của Bộ Chính trị để tiếp tục thực hiện hoặc điều chỉnh dự án phù hợp với mục đích sử dụng, đảm bảo tiết kiệm, tránh thất thoát, lãng phí”, đây là những nhiệm vụ trọng tâm Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh đề ra trong phiên họp thường kỳ quý I vào chiều 15/4/2025.

Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị mới về đại hội đảng bộ các cấp

Ngày 14/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Chỉ thị số 45-CT/TW (Chỉ thị số 45) của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Trang sử Cà Mau thời kháng chiến năm 1973

Sau Hiệp định Paris năm 1973, về mặt đấu tranh công khai, Ban Liên hợp quân sự 4 bên khu vực 4 (Quân khu 9), do đồng chí Hoàng Hà làm Trưởng ban, đồng chí Phạm Văn Liêm làm Phó ban, Tổ liên hợp Cà Mau do đồng chí Tống Kỳ Hiệp và đồng chí Trịnh Thành Kế phụ trách đã đấu tranh chống lại sự vi phạm Hiệp định của địch trong khu vực. Ta buộc địch công nhận vùng tự do của ta ở Cà Mau và đã thực hiện việc trao trả tù binh ở Kinh Ba, xã Quách Phẩm, huyện Ngọc Hiển (Tư Kháng), Ðầm Dơi ngày nay.

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Chiều 12/4, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII đã bế mạc. Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị. Báo Cà Mau trân trọng giới thiệu phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 11 khóa XIII

Sáng 11/4, Trung ương làm việc tại hội trường. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Bộ Chính trị điều hành phiên họp.