ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 19-4-25 08:36:17
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tiếp nối những ước mơ

Báo Cà Mau Cuộc sống vốn dĩ có nhiều hoàn cảnh bất hạnh, đối với những đứa trẻ thì càng đáng thương hơn cả. Song, các em không đơn độc chống chọi khó khăn trong cuộc sống, bởi xung quanh có rất nhiều tấm lòng nhân ái, mở rộng sẻ chia.

Với các phương châm, triết lý về công tác thiện nguyện “Của cho không bằng cách cho”, “Cho cần câu chứ không cho con cá”, “Chỉ an cư mới lạc nghiệp”... các hội, đoàn thể, các nhóm, tổ chức thiện nguyện trong tỉnh đã thực hiện nhiều chương trình an sinh xã hội nhằm trợ lực để hộ nghèo vươn lên trong cuộc sống, tiếp sức ước mơ đến trường của trẻ thơ.

Qua 11 năm, CLB Nữ doanh nghiệp tỉnh đã có nhiều chương trình an sinh xã hội, giúp các em chị em phụ nữ thoát nghèo. Từ những năm 2020, đã hỗ trợ 10 chị em buôn bán nhỏ ở các phường của TP Cà Mau vốn mồi, sau khi có hiệu quả thu hồi 30 triệu đồng giúp 2 chị em ở xã Tân Thành khởi nghiệp và sản xuất các sản phẩm OCOP.

Lan toả sự tử tế

Hè về, trong khi đa phần bạn bè cùng trang lứa được hoà cùng các hoạt động vui chơi, giải trí thì trẻ em nghèo lại tăng tần suất lao động. Có em tăng thời gian trông em, có em tất bật với công việc mưu sinh để tiếp tục nuôi dưỡng mơ ước đến trường.

Như em Nguyễn Huỳnh Nga, học sinh Lớp 5, Trường Tiểu học Trịnh Minh Hưởng, Ấp 11, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh. Nhà nghèo, lại đông anh em, nên tuổi thơ của Huỳnh Nga và các em cũng nhọc nhằn theo những ngày vắng mẹ. Mấy chị em Nga chỉ ước được bữa ăn cơm với thịt, nhưng ước mơ cũng chỉ là mơ ước khi đã gần 3 năm qua mẹ em bỏ đi biệt tăm. Những em thơ này đang sống cùng cha trong căn nhà được mạnh thường quân hỗ trợ... Cha của các em, ông Nguyễn Văn Ðảm, có 7 đứa con. Ðứa con lớn đã bỏ đi không rõ tung tích, đứa thứ hai (14 tuổi) đi làm thuê. Hằng ngày, cha đi làm hồ từ sáng sớm, em Nga đảm nhận nhiệm vụ trông giữ 4 đứa em nhỏ, bé nhỏ nhất mới lên 3, cũng như làm tất cả công việc nhà trong mùa hè này.

Biết được hoàn cảnh vô cùng khó khăn của gia đình, Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nghiệp tỉnh không ai bảo ai, người thì mua gạo, người thì nấu nồi thịt kho trứng, người thì mua bánh kẹo... mang đến, những thứ tưởng chừng đơn giản nhưng rất xa xỉ với chị em của Nga. Thực hiện chương trình “Sống yêu thương” lần thứ 56 của CLB, các chị đã đến thăm, khảo sát và vận động hỗ trợ gia đình. Số tiền vận động sơ bộ cũng vài chục triệu đồng, góp phần sửa chữa ngôi nhà và mở sổ tiết kiệm, góp sức nối dài con đường học tập của các em.

CLB Nữ doanh nghiệp tỉnh đến tận nơi trao quà cho gia đình em Nguyễn Huỳnh Nga, Ấp 11, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh.

Bà Nguyễn Thị Mỹ Diệp, Chủ nhiệm CLB Nữ doanh nghiệp tỉnh, chia sẻ: “Ðây là một trong nhiều hoàn cảnh mà CLB đã trợ lực trong thời gian qua. Qua 11 năm hoạt động, CLB đã tổ chức 55 chương trình “Sống yêu thương”, với tổng số tiền hơn 10 tỷ đồng. Theo đó, 55 trường hợp phụ nữ yếu thế đã được hỗ trợ sinh kế; nhiều hoạt động an sinh xã hội như: trao cầu, học bổng cho học sinh nghèo, xe đạp, quà Tết, quà Trung thu cho trẻ em... được thực hiện”.

Còn nhớ, chương trình “Sống yêu thương" lần thứ 53 của CLB đã chung sức hỗ trợ hoàn cảnh 2 mẹ con đơn thân (chị Nguyễn Thị Loan, sinh năm 1985, ngụ Khóm 6, Phường 6, TP Cà Mau và con gái là cháu Nguyễn Vân Thanh, học sinh lớp 4). Không chỉ nghèo, chị Loan còn mắc bệnh nặng, lại mù loà; 2 mẹ con sống trong căn nhà xập xệ, cũ nát. Gần 10 năm nay, con là ánh sáng cho đôi mắt của mẹ, dẫn mẹ rong ruổi bán vé số quanh các tuyến đường trung tâm thành phố. Vì mẹ mù, cháu Thanh quá nhỏ nên thường xuyên bị giật vé số. Không còn tiền để làm vốn, chị Loan đành đi xin, kiếm ít đồng lẻ để 2 mẹ con sinh sống qua ngày. CLB Nữ doanh nghiệp tỉnh đã đến, hỗ trợ gần 90 triệu đồng giúp sửa nhà và mua tủ buôn bán vé số tại nhà cho mẹ con chị Loan, cuộc sống mới từ đó đã mở ra.

Từ trợ lực của CLB Nữ doanh nghiệp tỉnh, nhiều hoàn cảnh bất hạnh đã có điều kiện vươn lên trong cuộc sống. Chị Nguyễn Thị Loan (sinh năm 1985, ngụ Khóm 6, Phường 6, TP. Cà Mau) và con gái là cháu Nguyễn Vân Thanh ( học sinh lớp 4) ổn định cuộc sống từ sự giúp đỡ nghĩa tình.

Trực thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, năm 2013, CLB Nữ doanh nghiệp tỉnh được thành lập và bắt đầu hành trình lan toả sự tử tế. Từ 9 thành viên ban đầu, nay CLB có khoảng 30 thành viên. Từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng cho mỗi nhân vật của chương trình, đến nay con số ấy đã tăng lên gấp 20 lần. Chương trình ngày càng nhận được sự ủng hộ, trong đó có cả kiều bào ở nước ngoài. Thương những phận đời bị cái nghèo đeo bám, bất kể đường bộ hay đường thuỷ, dù nắng hay mưa, các chị vẫn tìm đến giúp đỡ. Tình yêu thương đã lan toả những giá trị tích cực trong cộng đồng doanh nghiệp.

Nối dài công tác an sinh

Cũng là một cánh tay nối dài trong công tác an sinh xã hội, mô hình Nhà “Khăn quàng đỏ” do Liên đội, Hội đồng Ðội các trường học trong tỉnh vận động đã góp phần tích cực trong công tác giảm nghèo của các địa phương. Tại huyện U Minh, mô hình này nhận được sự ủng hộ tích cực của các em học sinh, thầy cô các trường; Huyện đoàn, Hội đồng Ðội huyện U Minh là một điểm sáng trong hoạt động nhân văn này.

Chị Quách Cẩm Tú, Phó bí thư Huyện đoàn U Minh, cho biết: "Triển khai từ năm 2012 đến nay, từ các nguồn hỗ trợ nghĩa tình, đã xây dựng 22 căn nhà, tổng trị giá gần 500 triệu đồng, kinh phí từ sự đóng góp của đội viên, thầy tổng phụ trách Ðội, cán bộ Hội đồng Ðội... giúp gia đình các em học sinh an cư, các em có điều kiện học tập tốt hơn, không phải sống và học tập trong hoàn cảnh nhà dột nát, trống trước trống sau, mất an toàn như trước".

Vừa qua, căn nhà "Khăn quàng đỏ" đã được trao cho em Thạch Kim Ngân, học sinh Lớp 5A1, Trường Tiểu học Ðào Duy Từ, xã Khánh Thuận. Mẹ bỏ đi, hiện tại em Ngân đang sống cùng cha và em trai 5 tuổi trong căn nhà đã hư hỏng nặng, bản thân em lại mắc bệnh ung thư tuyến giáp giai đoạn 2. Thấu hiểu hoàn cảnh, Hội đồng Ðội huyện U Minh đã hỗ trợ một phần kinh phí, vận động ngày công, cùng với nguồn kinh phí 10 triệu đồng từ nhóm Thiện nguyện Tâm Minh, đã xây dựng căn nhà hơn 60 triệu đồng cho em Ngân. Ngoài hỗ trợ kinh phí xây dựng căn nhà, Hội đồng Ðội huyện còn vận động hỗ trợ 10 triệu đồng để cha em Ngân có vốn làm ăn.

Chị Quách Cẩm Tú, Phó bí thư Huyện đoàn, Chủ tịch Hội đồng Ðội huyện U Minh, trao quyết định bàn giao Nhà “ Khăn quàng đỏ” cho em Thạch Kim Ngân, học sinh Lớp 5A1, Trường Tiểu học Ðào Duy Từ, xã Khánh Thuận.

"Thời gian tới, chúng tôi mong muốn nhận được sự chung tay của cộng đồng doanh nghiệp đối với hoạt động này. Bên cạnh đó, tiếp tục công tác vận động đội viên, đoàn viên tham gia đóng góp xây dựng Nhà “Khăn quàng đỏ”, góp phần tô thắm thêm tương lai cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh", chị Cẩm Tú chia sẻ.

Thấm nhuần chủ trương “Vì người nghèo - không ai bị bỏ lại phía sau”, các chương trình, mô hình đồng hành trợ lực hộ có hoàn cảnh khó khăn đã thực sự đi vào cuộc sống, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân. Những nguồn hỗ trợ kịp thời, đúng hoàn cảnh, đúng đối tượng đã giúp hàng ngàn gia đình vượt qua khốn khó, vươn lên, qua đó thể hiện được nghĩa đồng bào, tinh thần “tương thân tương ái” - truyền thống tốt đẹp của dân tộc./.

 

Phú Hữu

 

Thầm lặng nghề công tác xã hội

Công việc nhiều hơn, đối tượng yếu thế tăng lên, nhưng nguồn lực làm công tác xã hội (CTXH) vẫn chưa đảm bảo, nhất là nhân lực kế thừa.

Trao tình thương, tiếp thêm nghị lực

Ðược triển khai từ năm 2024, mô hình “Tổ phụ nữ tiết kiệm mua thẻ bảo hiểm y tế tặng hội viên nghèo” của Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Phường 6, TP Cà Mau, không chỉ giúp chị em có điều kiện khám chữa bệnh, mà qua đó còn góp phần làm thay đổi nhận thức, hành vi của hội viên phụ nữ và người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của bảo hiểm y tế (BHYT).

Ðổi thay rõ nét diện mạo vùng đồng bào dân tộc

Bà Nguyễn Thu Tư, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo, cho biết: "Giai đoạn từ năm 2021 đến nay, hầu hết các nội dung chính sách dân tộc đều đã được tích hợp vào Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Với 10 dự án, 14 tiểu dự án và 36 nội dung thành phần, chương trình này được xem là chính sách tổng thể, tác động toàn diện đến mọi mặt đời sống, xã hội của đồng bào DTTS, trong đó có đồng bào dân tộc Khmer".

Hạnh phúc là sự sẻ chia

Phát huy truyền thống “lá lành đùm lá rách”, hoạt động an sinh xã hội, từ thiện được các tổ chức, cá nhân và mạnh thường quân trên địa bàn huyện Ðầm Dơi quan tâm thực hiện bằng nhiều hình thức.

Lan toả nghĩa cử đẹp

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tấm lòng nhân ái của mỗi người đối với cộng đồng khi một phần máu tốt của mình có thể cứu sống người bệnh. Thời gian qua, phong trào HMTN trên địa bàn TP Cà Mau luôn nhận được sự hưởng ứng tích cực không chỉ của lực lượng cán bộ, công chức, viên chức, các lực lượng vũ trang, đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên, mà còn nhận được sự tham gia của đông đảo người dân.

Ấm áp gian hàng 0 đồng của áo xanh tình nguyện

Với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, các đoàn viên, thanh niên đã và đang chung tay tạo nên những gian hàng 0 đồng hoạt động liên tục để trợ giúp cuộc sống của người lao động chân tay, người nghèo bớt nỗi nhọc nhằn.

Đoàn doanh nghiệp và đại diện Khu Di tích lịch sử địa đạo Củ Chi hỗ trợ Cà Mau hơn 2 tỷ đồng xây nhà cho người nghèo

Chiều 2/4, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cà Mau tổ chức tiếp đoàn các doanh nghiệp và đại diện Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, TP Hồ Chí Minh đến thăm, thực hiện các hoạt động an sinh xã hội tại tỉnh.

Cộng đồng chung tay chăm lo cho gia đình 2 người mất do tai nạn giao thông

Liên quan đến vụ việc chồng chở vợ đi khám thai bị tai nạn giao thông dẫn đến tử vong cả 2 trên tuyến Quốc lộ 1, những ngày qua, cùng với sự quan tâm của chính quyền địa phương, thông qua vận động của xã hội đã giúp gia đình lo hậu sự, yên lòng người ra đi.

Chàng trai trẻ thích làm việc thiện

Với tâm niệm góp sức nhỏ xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, suốt 7 năm qua, chàng trai trẻ Võ Trọng Hữu, 29 tuổi, ở Ấp 7, xã Nguyễn Phích, tích cực thực hiện các hoạt động thiện nguyện, kêu gọi hỗ trợ giúp đỡ bà con nghèo, khó khăn, bệnh tật như: xây dựng nhà ở, hỗ trợ tiền, nhu yếu phẩm; chia sẻ với các gia đình khó khăn không may có người thân qua đời; hỗ trợ địa phương xây dựng cầu, lộ giao thông nông thôn.

Trao 55 xe lăn cho nạn nhân da cam và người khuyết tật

Qua rà soát nhu cầu và nguyện vọng của bà con có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Thới Bình, có 55 đối tượng là thương bệnh binh, nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC) và người khuyết tật cần xe lăn để thuận tiện hơn trong sinh hoạt hằng ngày.