ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 17:43:59
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tình đồng hương

Báo Cà Mau (CMO) Ngày 20/7, đọc báo cáo nhanh của Ban Cứu trợ Ban Liên lạc đồng hương Bạc Liêu - Cà Mau mà rưng rưng hạnh phúc, bởi chỉ sau hơn 3 ngày (từ ngày 16 đến sáng 20/7), “Chương trình vận động cứu trợ cho đồng hương tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau gặp khó khăn, cơ nhỡ trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4” đã tiếp nhận được 116,7 triệu đồng, cùng rất nhiều hàng hoá thiết yếu: gạo, mì, tôm, cá, rau củ các loại, có cả gia vị…

Xúc động quà quê hương

Sau hành trình dài mang nặng tình quê hương, nghĩa đồng bào, nhất là trong lúc gian khó vì đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tối 19/7, những hộp tôm được sơ chế đông nguyên con từ Cà Mau gửi lên TP Hồ Chí Minh đã tới tay người dân tại các khu cách ly tập trung. Ðây là số tôm đông lạnh (12 tấn) mà tỉnh Cà Mau quyết định chi viện cho TP Hồ Chí Minh, trong đó có 2 tấn tôm chuyển đến Hội Ðồng hương Cà Mau - Bạc Liêu.

Chị Nguyễn Thị Thu Hiền, người dân sống trong khu vực phong toả tại hẻm 219/30, Phường 11, Quận 3, TP Hồ Chí Minh, cho biết, lúc 21 giờ 30 phút ngày 19/7, chị và những hộ trong khu vực phong toả này được chính quyền địa phương cấp cho một phần thực phẩm để sinh hoạt trong những ngày chống dịch.

“Cán bộ đến trao quà nói hôm nay có quà quý từ Cà Mau gửi lên, đến khi vào nhà mở ra mới biết là tôm, trông rất tươi ngon. Mỗi hộ được 1 hộp tôm sơ chế đông nguyên con. Ðến giờ vẫn còn để dành trong ngăn đá tủ lạnh. Quà quý và nghĩa tình từ nơi xa xôi, chưa nỡ dùng đến dù rất muốn, vì biết tôm xứ Cà Mau rất ngon”, chị Hiền chia sẻ tình cảm.

Những người dân sống trong hẻm 219/30 xuất thân phần lớn từ miền Tây: Hậu Giang, Sóc Trăng, Cà Mau và Bạc Liêu. Có người sống tại đây lâu năm, mua nhà, rồi trở thành dân Sài Gòn. Trong thời gian dài giãn cách xã hội, cuộc sống của người dân tại đây cũng như những nơi khác ở TP Hồ Chí Minh gặp rất nhiều khó khăn, nhất là các mặt hàng nhu yếu phẩm phục vụ bữa ăn hàng ngày. Những phần quà quê với họ lúc này vô cùng ý nghĩa.

Cùng nhận được quà từ Cà Mau trong đợt này còn có hộ gia đình các chị: Phùng Thị Quyên, Lê Thị Trang, Nguyễn Thị Mỹ Phượng, anh Nguyễn Minh Ðức… Các gia đình đều rất xúc động, trân trọng cảm ơn tấm lòng của chính quyền và Nhân dân Cà Mau.

Ban Cứu trợ Ban Liên lạc đồng hương bàn phương án cứu trợ người dân theo khu vực nhằm giãn cách an toàn. Ảnh do Ban Liên lạc đồng hương cung cấp

Những chuyến xe nghĩa tình

Cùng với cả nước, nhiều ngày qua, dù cũng đang thực hiện giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị 16 của Chính phủ trong phòng, chống dịch Covid-19, tuy nhiên, các tỉnh trong khu vực ÐBSCL, trong đó có Cà Mau đã tổ chức nhiều chuyến xe nghĩa tình, chở hàng hoá tiếp sức thành phố mang tên Bác.

Những mặt hàng đặc sản của nơi cuối cùng bản đồ Việt Nam: ba khía muối, cá khô, tôm rang… đã được nhiều tổ chức, cá nhân, địa phương trong tỉnh chế biến, đóng gói cẩn thận, gửi gắm tình cảm, chia sẻ những lúc khó khăn với chính quyền, Nhân dân TP Hồ Chí Minh và đang tiếp tục thực hiện nghĩa cử cao đẹp này, góp phần cùng cả nước chiến thắng dịch bệnh.

Phó trưởng ban Liên lạc Hội Ðồng hương Bạc Liêu - Cà Mau Trần Quốc Cường chia sẻ: Những món quà từ quê hương Cà Mau, Bạc Liêu, cùng sự chia sẻ của rất nhiều mạnh thường quân trong và ngoài nước (hỗ trợ tài chính) sẽ giúp nhiều người con Bạc Liêu - Cà Mau lên thành phố lập nghiệp (kể cả người lao động tại các khu công nghiệp ở Bình Dương bị mất việc) vượt qua khó khăn. Ðây còn là sự động viên tinh thần quý báu giúp bà con đồng hương vững tâm vượt qua đại dịch.

Những phần quà của UBND xã Lợi An (huyện Trần Văn Thời) thấm đượm nghĩa tình tặng bà con Bạc Liêu - Cà Mau lên thành phố lập nghiệp đang gặp khó khăn vì Covid-19.

Ðể kịp thời hỗ trợ bà con đồng hương, Ban Cứu trợ đã sơ kết hoạt động, đồng thời lên phương án, kế hoạch, rà soát danh sách cứu trợ, nhận sự tình nguyện hỗ trợ phát quà… với phương châm đảm bảo an toàn, an ninh trật tự và việc cứu trợ phải đúng đối tượng, kịp thời (ưu tiên những hoàn cảnh cấp bách) để hơi ấm đồng hương lan toả khắp nơi.

Theo đó, dự kiến cứu trợ đợt 1 (từ ngày 21-22/7) sẽ phát 1.200 phần quà, trong đó 200 phần bằng tiền mặt, 500.000 đồng/người; 1.000 phần quà trị giá tương đương 500.000 đồng, gồm: gạo, tôm, mì gói, rau củ… Ðợt 2 dự kiến sẽ có khoảng 5.000 đồng hương được cứu trợ, thời gian tuỳ thuộc vào hàng hoá ứng cứu.

Theo dõi xuyên suốt các hoạt động của Ban Cứu trợ (thông qua group Zalo), tôi thực sự cảm phục sự nhiệt thành của các cô chú, anh chị. Họ đau đáu vì có rất nhiều đồng hương đang gặp khó khăn cần cứu trợ; trong đó, số lượng người mong muốn trở về quê hơn 3.000 người (là những người thất nghiệp, khó khăn, không có việc làm, hoặc mong muốn về quê sinh con, lên thành phố điều trị bệnh bị kẹt lại…).

“Những ngày qua là những ngày trăn trở, có nhiều người gọi, họ nói khổ lắm rồi chú ơi, con thất nghiệp mấy tháng nay. Người thì không có tiền mua sữa cho con; người gánh nặng trên đôi vai 4-5 người mà nay thất nghiệp... Khó khăn đầy khó khăn… Nhiều người làm nghề giao hàng phải cầm luôn bằng lái và thậm chí chiếc xe của mình. Rồi có hoàn cảnh chia sẻ rằng: “Nếu mai hết tiền em sẽ cầm luôn cái điện thoại này sống chắc được 2 tuần nữa nên anh hãy dành suất của em cho người khác đang cần hơn em”... Họ nói thật và nghĩa cử của họ quá cao đẹp”, một thành viên Ban Cứu trợ chia sẻ.

Còn có rất nhiều dòng chia sẻ đầy xúc động, thể hiện sự “nhường cơm sẻ áo” cho những người khốn khó hơn: “Hôm nay ông chủ cô cho nhân viên mỗi người một tháng lương. Cô đã có tiền mua thuốc uống rồi, khỏi giúp cô con nhé. Nghe nói Hội Ðồng hương hỗ trợ, cô nhớ quê vô cùng!”. “Dạ con thấy dòng chú thích: Hiện tại thực sự khó khăn hẳn đăng ký, nếu mình ổn thì nhường suất cho đồng hương khác… Gia đình con tuy không ổn lắm, nhưng con nghĩ dịch bệnh diễn biến phức tạp quá, vậy nên con xin nhường lại cho người khó khăn hơn, cấp bách hơn con. Khi nào cảm thấy cố gắng hết sức, lúc đó con sẽ nhờ cô giúp con ạ!”.

Chính những dòng tin ấy đã khiến những thành viên Ban Cứu trợ ấm lòng hơn và như có thêm động lực vận động để có thể giúp được nhiều hơn những đồng hương đang gặp khó khăn mà vẫn cố gắng cầm cự.

Cứ thế, Ban Cứu trợ tiếp tục “sứ mệnh” của mình, mỗi bận thành viên chia sẻ hình ảnh tiếp nhận tiền, hay đơn giản chỉ là thùng xốp bên trong là cá, rau, gia vị… với những dòng nhắn gửi đong đầy yêu thương của quê hương gửi đến, là biểu tượng trái tim được thả liên hồi.

Tin chắc rằng những ngày sắp tới đây, những chuyến xe nghĩa tình chở đầy yêu thương, mang tình đồng hương, nghĩa đồng bào sẽ liên tục lăn bánh hướng về TP Hồ Chí Minh và những vùng đang là tâm dịch, lan toả thông điệp tích cực rằng, dịch bệnh có thể khiến chúng ta bị giãn cách, cách ly xã hội, nhưng tấm lòng chúng ta luôn hướng về nhau, để tình thân, tình đồng hương, nghĩa đồng bào lan toả mạnh mẽ hơn bao giờ hết, để chung tay đẩy lùi dịch bệnh./.

 

Băng Thanh - Trần Nguyên

 

Cập nhật các vấn đề thiết yếu trong bệnh lý tim mạch và siêu âm

Chiều 14/9, Phòng khám Đa khoa Thành Lợi phối hợp với Viện Tim mạch TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo cập nhật các vấn đề thiết yếu trong bệnh lý tim mạch và siêu âm.

Dinh dưỡng hợp lý để phát triển bền vững

Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ của mỗi con người, đặc biệt là trẻ em.

Ðiểm sáng công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình

Với sự quan tâm của các cấp uỷ, chính quyền, thời gian qua, Phòng khám Ða khoa khu vực xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGÐ), tạo chuyển biến tích cực, nâng cao chất lượng dân số ở địa phương.

Kiểm tra các cơ sở kinh doanh, sản xuất bánh trung thu tại TP Cà Mau

Sáng nay (5/9), theo kế hoạch đã đề ra, Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024 có buổi kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh trung thu trên toàn địa bàn TP Cà Mau.

Nhóm đối tượng dễ mắc bệnh tim mạch

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, số người tử vong do tim mạch hơn cả tử vong do ung thư, COPD và đái tháo đường cộng lại. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong và xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Chọn lựa và bảo quản thực phẩm đúng cách

Thực phẩm luôn được xem là một trong những thứ thiết yếu đối với đời sống hằng ngày của mọi gia đình. Khi mức sống người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về thực phẩm sạch, nhất là đối với những loại thực phẩm tươi sống càng cấp thiết hơn. Tuy nhiên, cách chọn lựa và bảo quản thực phẩm như thế nào vừa để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng, vừa an toàn vệ sinh trong quá trình chế biến và sử dụng, đòi hỏi người tiêu dùng cần có những kỹ năng cơ bản.   

Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm dịp Tết trung thu 2024

Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ cho mọi người, Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Cà Mau đã xây dựng kế hoạch triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết trung thu 2024. Nội dung chính của kế hoạch gồm công tác tuyên truyền và công tác kiểm tra.

Bệnh ung thư và gánh nặng tài chính

Ung thư không những là nỗi ám ảnh từ sự đau đớn về thể xác, tinh thần, tuổi thọ của người bệnh mà còn là gánh nặng chi phí điều trị cho gia đình bệnh nhân. Bởi thực tế cho thấy, có rất nhiều loại thuốc đặc trị ung thư không nằm trong danh mục được thanh toán theo chế độ của bảo hiểm y tế hiện nay.

Không để lây lan dịch bệnh trong trường học

Hiện nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm đang diễn biến phức tạp, đặc biệt là các bệnh lây qua đường hô hấp, đường tiêu hoá và các bệnh dù có vắc xin phòng bệnh ở trẻ nhưng có thể quay trở lại. Ðể chủ động kiểm soát các loại dịch bệnh truyền nhiễm có thể lây lan trong trường học và bảo vệ sức khoẻ học sinh, trước khi bước vào năm học mới, Sở Y tế phối hợp với Sở Giáo dục và Ðào tạo tỉnh Cà Mau triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch.

Nơi ánh đèn không bao giờ tắt

Đó là Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Ða khoa tỉnh, nơi các y, bác sĩ, thiết bị y tế luôn trong trạng thái sẵn sàng, tất cả vì cuộc đua giành lấy sự sống cho bệnh nhân từ tay tử thần.