ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 9-1-25 18:27:10
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Đổi mới tư duy về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh đáp ứng yêu cầu phát triển”

Báo Cà Mau (CMO) Tiếp tục chuyến làm việc tại Cà Mau, sáng nay, ngày 21/2, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng đoàn công tác có chuyến làm việc với cán bộ chủ chốt tỉnh Cà Mau.

Thay mặt Đảng bộ tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Dương Thanh Bình báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2016 và nhiệm vụ phát triển năm 2017. Theo đó, nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế, an sinh xã hội và hạ tầng nông thôn đạt và vượt chỉ tiêu nghị quyết đề ra. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người ở Cà Mau đạt 36,5 triệu đồng/người/năm. Tỉnh đã công nhận 21/82 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với cán bộ chủ chốt tỉnh Cà Mau.

Hệ thống chính trị không ngừng được củng cố, kiện toàn và phát huy hiệu quả hoạt động, đặc biệt là việc thực hiện các chương trình hành động của Trung ương, Bộ Chính trị trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở được sắp xếp theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Toàn tỉnh có 629 tổ chức cơ sở Đảng với 43.675 đảng viên.

Về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội sau 20 năm tái lập tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải thông tin: 20 năm phát triển, từ nền kinh tế kém phát triển, nay Cà Mau đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững. Hiện tổng sản phẩm của tỉnh năm 2016 tăng gấp 4,93 lần so với năm 1997; tốc độ tăng trưởng bình quân 8,3%/năm.

Kim ngạch xuất khẩu năm 2016 đạt trên 1 tỷ USD, năng lực sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh có sự phát triển vượt bậc, nhiều dự án công nghiệp lớn đã và đang được đầu tư, đặc biệt là cụm công nghiệp khí - điện - đạm Cà Mau. Từ một địa phương có nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, tỉnh Cà Mau đã vươn lên trở thành một trong những tỉnh có giá trị sản xuất công nghiệp cao.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tập trung đầu tư, có bước tiến rất quan trọng, nhất là hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, trường học, y tế, hạ tầng đô thị... Các chính sách về an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, chăm lo người có công, người nghèo... được thực hiện kịp thời, hiệu quả. Giảm nghèo hằng năm đạt 1,5%, hiện Cà Mau còn 7.94% hộ nghèo theo chuẩn đa chiều.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng lãnh đạo các bộ, ngành và tỉnh Cà Mau  dâng hương Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đền thờ Bác Hồ, Phường 1, TP Cà Mau.

Trước đó, chiều 20/2, ngay sau khi đến Cà Mau, Tổng bí thư cùng đoàn công tác đã có chuyến khảo sát một số công trình tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển.

Hệ thống đê biển tỉnh Cà Mau được quy hoạch theo 2 tuyến gồm đê biển Đông và đê biển Tây. Tuy nhiên, đê biển Đông hiện chưa hình thành do đến nay vẫn chưa được đầu tư. Trước đây, Bộ NN&PTNT dự kiến quy hoạch tuyến đê này với chiều dài 76 km, có khoảng 102.125 ha nằm ngoài đê, bao gồm toàn bộ huyện Ngọc Hiển và một phần huyện Năm Căn, Đầm Dơi.

Hiện Bộ NN&PTNT đã điều chỉnh lại theo hướng bao trùm hết diện tích nằm ngoài đê vào bên trong nhằm đảm bảo tốt nhất điều kiện sản xuất, tính mạng, tài sản Nhân dân trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng đang tác động ngày càng mạnh mẽ. Sau điều chỉnh, tuyến đê có chiều dài 131 km.

Đê biển Tây chiều dài 108 km, đã đầu tư xây dựng bằng đất đen khá lâu, nhiều đoạn xuống cấp nghiêm trọng, hiện đang được triển khai đầu tư xây dựng nâng cấp. Dự án phê duyệt với tổng mức đầu tư 1.697 tỷ đồng; đã và đang thực hiện 48,3km, kinh phí 452 tỷ đồng (phần đê kết hợp lộ giao thông và cầu).

Theo thống kê của UBND tỉnh Cà Mau, mỗi năm tình trạng sạt lở đê biển đã làm mất khoảng 450 ha rừng phòng hộ ven biển. Mùa mưa bão, bờ biển Tây luôn chịu tác động trực tiếp của sóng biển, gây thiệt hại đáng kể đến vành đai rừng phòng hộ ven biển. Nguy cơ vỡ đê rất cao, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản và đời sống của hàng ngàn hộ dân.

Tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp khắc phục. Đến nay đã xây dựng được hơn 22,6 km kè đê biển bằng công nghệ kè cứng và công nghệ kè mềm với tổng kinh phí khoảng 640 tỷ đồng. Theo đó, một số tuyến đê đã dần khôi phục đai rừng phòng hộ. Đến nay có khoảng 117 ha đang khôi phục tốt.

Tuy nhiên, hiện có khoảng 57 km bờ biển Tây đang bị sạt lở rất nặng, đoạn từ vàm Tiểu Dừa, xã Khánh Tiến, huyện U Minh đến cửa Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân. Nếu không sớm khắc phục, xử lý thì nguy cơ vỡ đê xảy ra bất cứ lúc nào.

Tại buổi làm việc, nhiều bộ, ngành Trung ương kiến nghị đến Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và phân tích tình hình khả thi, đánh giá mức độ tác động đến các dự án đê, kè ven biển tỉnh Cà Mau trong thời gian tới cũng như việc thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Những vấn đề này tỉnh đang triển khai thực hiện và gặp khó. Đại diện các bộ: Tài chính, NN&PTNT cũng đã có ý kiến cấp thiết về vấn đề đê, kè đến Chính phủ trước đó.

Thay mặt Đảng bộ tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Dương Thanh Bình kiến nghị với Tổng bí thư và đoàn công tác một số vấn đề cấp bách để Cà Mau có điều kiện thuận lợi phát triển thời gian tới: tập trung vốn ưu tiên hoàn thiện các dự án xây dựng kè tạo bãi trồng rừng ngập mặn đê biển Tây; dự án đê mềm giảm sóng, tạo bãi chống xói lở biển Đông; đầu tư đê chắn sóng, san lắp tạo mặt bằng, đường, cầu giao thông kết nối để mời gọi đầu tư xây dựng cảng biển tổng hợp Hòn Khoai và những khó khăn vướng mắc khi thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Để khắc phục và nâng cấp các công trình đê, thủy lợi và giao thông trên các tuyến quốc lộ, tỉnh Cà Mau cần hơn 1.000 tỷ đồng.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ niềm vui trước những thông tin đổi thay diện mạo của tỉnh Cà Mau sau 20 năm tái lập. Đồng thời bày tỏ mong muốn Đảng bộ tỉnh cần tập trung quán triệt sâu sắc hơn nữa các cơ chế, chính sách ở địa phương nhằm thu hút, tập trung mọi nguồn lực, tạo thế phát triển cân xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh.

Đồng thời, Tổng bí thư cũng yêu cầu Đảng bộ tỉnh cần phải có định hướng phát triển rõ rệt từng ngành mũi nhọn và có sự liên kết vùng, tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của các bộ, ban, ngành Trung ương trong triển khai, thực hiện; tập trung nâng cao công tác tổ chức xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế thừa phải đảm bảo các quy định cần thiết để tạo bước đột phá mới cả về nhân lực, vật lực.

Đối với các kiến nghị của tỉnh, Tổng bí thư yêu cầu các bộ, ban, ngành Trung ương cần nghiên cứu cụ thể để có những hướng dẫn thực hiện và đạt hiệu quả cao trong thời gian tới.

Ngay sau buổi làm việc với cán bộ chủ chốt tỉnh Cà Mau, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng đoàn công tác đến dâng hương Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh và trồng cây lưu niệm tại đây.

Phong Phú

Hàm Rồng sẵn sàng cho đại hội điểm

Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ xã Hàm Rồng lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2025-2030, được huyện Năm Căn chọn làm điểm chỉ đạo. Ðến thời điểm này, Ðảng bộ xã đã sẵn sàng cho sự kiện chính trị quan trọng này.

Khẩn trương xây dựng dự thảo báo cáo chính trị trình đại hội khoá mới 

Đây là chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Đức Hiển, Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ tại Hội nghị cho ý kiến đề cương chi tiết Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, ngày 4/1/2025.

Ðại tá từ du kích

Trong các bạn bè, đồng đội cùng hàm, trên dưới tuổi tám mươi, Ðại tá Trần Công Bình (Út Bình) có lẽ là người đậm chất từ du kích, tên ông gắn liền với du kích Thạnh Phú một thời lẫy lừng chốt chặn phía Nam tỉnh lỵ An Xuyên, bảo vệ vùng giải phóng Nhà Phấn, Rạch Mũi trong tầm đại bác của địch.

Ðoàn kết đấu tranh phòng, chống tham nhũng

Hiện nay, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Ðảng được chỉ đạo quyết liệt từ Trung ương đến địa phương, cơ quan, đơn vị. Các trường đều đưa nội dung giáo dục đạo đức, lối sống về chủ đề phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vào các buổi họp chi bộ cũng như họp hội đồng sư phạm tại trường.

Dân vận khéo từ việc nhỏ

Thời gian qua, Chi hội Cựu chiến binh (CCB) ấp Cái Bát, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời triển khai thực hiện hiệu quả mô hình xây hố đốt rác, tạo sức lan toả rộng rãi, góp phần bảo vệ môi trường và hướng đến xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Niềm tin vào khí thế mới

Năm 2024 đã khép lại, ở thời khắc chuyển giao sang năm mới, chắc hẳn mỗi người đều có cho riêng mình những dự định, quyết tâm và niềm hy vọng về những điều tốt đẹp trong năm mới cho gia đình, cho sự phát triển của quê hương, đất nước.

Lan toả điều tích cực để an dân, tạo sức đề kháng, thành trì vững chắc trong lòng dân

Năm 2024, các hoạt động của ngành Tuyên giáo luôn bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng của Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh uỷ, góp phần ổn định tình hình tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Đó là một trong những nội dung được đề cập tại Hội nghị tổng kết công tác Tuyên giáo năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, vào sáng 31/12. Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành, Trường Chính trị tỉnh, các cơ quan báo chí, Ban Tuyên giáo các huyện, thành phố tham dự hội nghị.

Cuộc “cách mạng” của báo chí

Tại Hội nghị Báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Ðảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, đã nhấn mạnh một công việc hệ trọng của báo chí cách mạng trong giai đoạn mới: “Báo chí phải thực hiện tốt sứ mệnh trong kỷ nguyên mới”.

Nửa đời tìm nhau

Ở các địa phương miền Tây Nam Bộ, chúng tôi tìm gặp một số cán bộ lão thành, học sinh miền Nam (HSMN) tập kết ra Bắc năm 1954. Trong câu chuyện kể của họ, ngoài ký ức đẹp về tấm lòng Nhân dân miền Bắc dành cho HSMN tham gia học tập, từ nơi ở, chén cơm, manh áo... còn là những mối tình “cơ duyên trời định”. Người còn sống giờ tuổi đã ngoài 80, nhưng khi nhắc nhớ về kỷ niệm ở miền Bắc, họ lại ngời lên những ký ức năm xưa.

Hệ trọng công tác dân tộc, tôn giáo

Công tác dân tộc, tôn giáo là vấn đề hệ trọng, được Ðảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm chăm lo từ thể chế đến chủ trương, chính sách. Theo đó, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc ngày càng được nâng cao; hoạt động tôn giáo ngày càng bình đẳng, ổn định, tự do trong khuôn khổ pháp luật. Những giá trị tốt đẹp của tôn giáo đã hoà quyện vào nền văn hoá truyền thống của dân tộc.